Tin tổng hợp
Ngày 2/9/1945, nhân dân Nam Bộ kéo về Quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập từ Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Cũng trong buổi ngày hôm đó, vị bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt Chính phủ tuyên thệ trước quốc dân: “Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam”. Hình ảnh của vị Bộ trưởng Y tế khi đó vẫn luôn được nhân dân ta trân trọng, nhớ mãi!
Với tấm lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ, ông Lê Văn Đồng, 86 tuổi, ngụ tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã vẽ hơn 400 bức tranh về Bác. Để mọi người cùng học tập tấm gương bình dị của Người, ông thực hiện hành trình tặng tranh cho các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh… Điều đặc biệt ở người họa sỹ này là chưa từng qua trường lớp đào tạo hội họa nào và bắt đầu cầm bút vẽ ở tuổi… 77.
Từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp bắt đầu tấn công đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định, rồi đánh lan ra các tỉnh cực Nam Trung bộ. Giữa năm 1946, đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Pháp, để hòa đàm với Chính phủ Pháp tại Phôngtennơblô. Cùng trong thời gian ấy, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thượng khách thăm chính thức nước Pháp.
Họa sĩ Đỗ Năm - người được đào tạo đa ngành ở trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã thành công với các loại tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, màu nước, bột màu, khắc nhôm, khắc gỗ, tranh ghép bằng nhiều vật liệu. Tranh của ông đã được trưng bày ở một số bảo tàng trong và ngoài nước, như: Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển… Nhưng điều làm nên tên tuổi của ông ở miền Tây Nam Bộ này là những bức tranh được ghép bởi chất liệu dơn giản mà thiên nhiên vốn có, như: hạt gạo, hạt lúa, hạt đậu, hạt mè, trái điệp... Độc đáo hơn là những tranh, tượng, phù điêu về Bác Hồ được ông tạo bằng tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và kính yêu Bác hết sức sâu sắc.
Chiếc áo Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc khi đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 làm rất nhiều người ấn tượng bởi nó vẫn thể hiện phong cách giản dị của Người nhưng không kém phần trang trọng.
Trong những ngày này, du khách trong và ngoài tỉnh nườm nượp đổ về địa danh Tân Trào lịch sử - “trái tim” của Việt Bắc, của cả nước trong những năm tháng chống thực dân Pháp xâm lược. Giờ đi trên con đường “tự do” về chiến khu cách mạng, lòng ai cũng có cảm giác lâng lâng nghẹn ngào nhớ Bác Hồ...
Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, cả nước đang nô nức chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mỗi người dân Việt Nam không khỏi bồi hồi nhớ tới Bác, nhớ tới Thủ đô kháng chiến - Thủ đô Khu giải phóng khi xưa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Ở Trường Sa, trên bàn tiệc đãi khách, trên mâm cơm của mỗi gia đình, đơn vị , các món ăn thơm ngon, được chế biến công phu, tinh tế, trình bày đẹp mắt, mang nhiều màu sắc văn hóa ẩm thực của nhiều miền quê khác nhau. Chính các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và người dân đến Trường Sa góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực truyền thống nơi đảo xa.