Tin tổng hợp
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới biết đến là một lãnh tụ đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống trong thế kỷ XX, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn. Vậy, điều gì đã làm nên sự vĩ đại ở Hồ Chí Minh?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người thường tặng Huy hiệu Bác Hồ cho các cá nhân làm việc tốt và phần thưởng này có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, động viên mọi người dân Việt Nam.
Càng nghèo khổ thì số người thất học càng nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp lại cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta có thể tưởng rằng bỏ Hán học đi để đẩy lùi ảnh hưởng nước ngoài, người Pháp sẽ thay thế vào đó bằng nền giáo dục của họ. Không phải thế đâu. Thâm ý của họ chỉ là đẩy người An Nam vào vòng ngu tối. Tôi xin nêu ra sau đây một vài bằng chứng của người Pháp.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017).
Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Xuân Thử được đảm nhiệm trọng trách chủ trì thiết kế toàn bộ cảnh quan khu vực Quảng trường Ba Đình và vườn hoa tiếp giáp Lăng…
Trong cảnh nước mất nhà tan, Hồ Chí Minh từ rất sớm đã hình thành hoài bão “giúp dân - cứu nước”. Trả lời nhà văn Mỹ Anna Louise Strong, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp, người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Trong làng báo Việt Nam thời hiện đại, nhất là những người hành nghề “viết lách” từng đi qua cuộc trường chinh đầy gian khó chống ngoại xâm, cứu nước, cứu dân dài 3 thập kỷ (1946 - 1975) gần như có chung nhận xét, Lưu Quý Kỳ là một trong số ít nhà báo ngồi “chiếu giữa” của làng báo nước nhà về nhiều phương diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm”, cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Ở Hồ Chí Minh lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức cách mạng của bản thân.