Tin tổng hợp
Lâu nay, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên trong Đảng đã coi tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z như là “cẩm nang gối đầu giường”. Bởi nội dung trong cuốn sách hướng tới bồi đắp cho cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị, niềm tin; rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; nâng cao tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, những căn bệnh có hệ lụy từ chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện phương pháp lãnh đạo gần dân, trọng dân, thương dân, hết lòng, hết sức vì hạnh phúc của nhân dân, phấn đấu trở thành người chiến sĩ cách mạng chân chính.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao tên tuổi vĩ đại, vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là nhà tư tưởng lớn, nhưng không ai có được sự nghiệp lừng lẫy như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, không ai có được tầm vóc thời đại, được loài người tiến bộ ca ngợi và thừa nhận như Hồ Chí Minh.
Lợi dụng thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức “xã hội dân sự” và nhiều nhà “hoạt động xã hội” xuyên tạc: Một số dự án kinh tế lớn do nước này, nước kia đầu tư là phụ thuộc, “nối giáo cho giặc”, câu kết lợi ích nhóm để “bán nước”?
Ngày 01-9-1941, trên báo Việt Nam Độc Lập đăng bài ca “phụ nữ” của Nguyễn Ái Quốc, nhắc lại những tấm gương trong lịch sử của phụ nữ Việt Nam kể từ Hai Bà Trưng cho tới Nguyễn Thị Minh Khai để kêu gọi
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng lực lượng cách mạng trong mọi thời kỳ của tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kể từ ngày bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố đến nay, đất nước ta đã thêm 50 năm phát triển. Chừng ấy thời gian để nhìn lại những giá trị của một bản Di chúc đặc biệt có thể cũng chưa đầy đủ, song đã có đủ cứ liệu để khẳng định rằng, Di chúc chứa đựng những giá trị lâu bền về nhiều phương diện, thể hiện tầm vóc to lớn về trí tuệ, nhân cách cao đẹp của một vĩ nhân, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Trong bối cảnh lực lượng công an nhân dân (CAND) đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh với nền tảng là nguyên tắc dân chủ, quần chúng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới.
Khởi đầu của phong trào là việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị ngày 21/10/1978 về phát triển phong trào xây dựng Ao cá Bác Hồ nhằm chuẩn bị vào năm sau (1979) kỷ niệm 10 năm Bác đi xa và 10 năm thực hiện di chúc của Bác. Văn bản đó được triển khai bởi Quyết định số 9201 HS-NN-BT ngày 10/11/1978 của liên bộ Hải sản, Nông nghiệp và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Kế hoạch thực hiện các văn bản này đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị phát triển phong trào thi đua xây dựng Ao cá Bác Hồ tổ chức tại Hà Nội ngày 15/11/1978. Rồi từ đó phát động thi đua rộng khắp cả nước để thực hiện.