Tin tổng hợp
Đã 48 năm đi qua, cây đa cuối cùng Bác Hồ trồng trên đồi Đồng Váng (thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì) vẫn ngày càng xanh tươi, vươn cao, xòe tán che chắn mưa nắng. Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở về Yên Bồ để được ngồi dưới cây đa Bác Hồ, dù chỉ là một khoảnh khắc trong không gian thiêng liêng đầy nắng gió ở “Đồi cây đón Bác”...
Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư (FIR), hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), đã được giới nghiên cứu quốc tế đưa ra các định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn cả. Đó là: “Một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”. Tức là, sự dung hợp của các công nghệ và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.
60 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ vào thăm Quảng Bình nhưng ký ức trong những ngày may mắn bên Bác làm cho Thiếu tá An ninh nhân dân Lê Nam Diên không thể nào quên. Tôi tìm đến đội 1, thôn Lộc Hạ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy để gặp người cựu binh năm xưa giữa những ngày tháng 6 này và lòng bỗng trào dâng khôn nguôi một tình cảm mãnh liệt với Bác - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Hợp tác cùng có lợi là nhu cầu khách quan của tất cả các quốc gia, dân tộc vì sự phát triển và tiến bộ. Kế thừa truyền thống yêu chuộng hòa bình, hữu nghị của dân tộc, xuất phát từ yêu cầu thực tế của cách mạng Việt Nam và lợi ích của nhân dân các quốc gia trên thế giới, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra sự cần thiết phải hợp tác, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
Sau khi báo cáo với Bác và anh Trường Chinh biết về tình hình Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến, tôi rời Hà Nội về Vĩnh Yên để gặp Bảy. Đến Vĩnh Yên, được các đồng chí trong Tỉnh uỷ báo cho biết đồng chí Bảy đang công tác ở phủ Vĩnh Tường. Về Vĩnh Tường, tôi hỏi thăm mãi, nhưng các đồng chí ở địa phương nói rằng, dạo này chị ấy bận lắm, suốt ngày lăn lộn với công việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở, củng cố chính quyền địa phương, cho nên không biết đâu mà tìm.
Là người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, và hơn 24 năm giữ chức vụ Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động chính trị đại tài, mực thước và cao quý, thể hiện trong tư tưởng, tư duy và hành động. Trong đó, phong cách diễn đạt của Người là một trong những yếu tố góp phần biểu đạt thành công những điều đó. Chỉ thị 05/ CT-TƯ của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (15-5-2016) nêu rõ, phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm: “Phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm”. Bài viết tiếp cận phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh dưới góc độ ngôn ngữ nói, viết và “ngôn ngữ hành động”.
Kế thừa truyền thống khoan dung tôn giáo của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát triển, nâng tầm thành tư tưởng khoan dung tôn giáo mang bản chất nhân văn của người cộng sản. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần hình thành triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh. Và chính triết lý nhân sinh ấy đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người về khoan dung tôn giáo; từ đó góp phần tập hợp, đoàn kết đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Từ Hà Nội, Bác và Trung ương nhận thấy việc củng cố chính quyền cách mạng Nam Bộ lúc này là tối cần thiết. Điện báo nói rõ chủ trương này sẽ góp phần củng cố thêm một bước tổ chức chính quyền ở Nam Bộ, Tháng 11-1945 chúng tôi nhận được Chỉ thị của Trung ương giải thể Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, lập ra Uỷ ban kháng chiến miền Nam bao gồm cả cực Nam Trung Bộ, chia ra các quân khu 6, 7, 8, 9. Trung ương tạm thời chỉ định các anh tham gia Uỷ ban kháng chiến miền Nam: Hồng Lĩnh, Huỳnh Văn Trung, Trần Ngọc Danh, và Tôn Đức Thắng.