Tin tổng hợp
Cách đây 68 năm, ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã diễn ra trong một tình thế hết sức khó khăn, nguy hiểm, “thù trong giặc ngoài”; tài chính đất nước thì kiệt quệ, dân trí thì lạc hậu (90% mù chữ), nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài đang nhăm nhe lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ… Có thể nói vận mệnh của Tổ quốc như “Ngàn cân treo sợi tóc”. Chính phủ mới được thành lập còn non trẻ phải đương đầu với ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, quyết tâm phải giữ lấy chính quyền của nhân dân vừa mới giành được. Vì mất chính quyền là mất tất cả, dân tộc ta sẽ phải trở lại kiếp đời nô lệ.
Chỉ 4 tháng sau ngày đất nước giành được độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủCộng hòa – năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng đã quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước. Người đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam, tận tay tham gia bỏ phiếu bầu cử tại các kỳ Tổng tuyển cử trong cả nước.
Cuối tháng 12 năm 1944, Bác Hồ đi Côn Minh (Trung Quốc) dự Hội nghị Đồng minh chống Phát xít. Do sức yếu, lại đi bộ ròng rã 15 ngày, ăn uống kham khổ, thất thường, nên đến Côn Minh Bác bị ốm nặng (sốt cao). Bác nghỉ tại nhà anh Tống Minh Phương, cơ sở cách mạng của ta. Anh chị Phương đã tận tình chăm sóc Bác, giúp đỡ thuốc thang. Sau một tháng Bác đã dần dần khỏi bệnh, khỏe lại và tiếp tục hoạt động. Một ngày cuối năm, anh chị Phương thưa với Bác:
Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã chứng tỏ việc Bác Hồ quyết định tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Khóa I trong tình thế đất nước Ngàn cân treo sợi tóc, rồi sau đó lại nhanh chóng cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là những quyết định cực kỳ sáng suốt và dũng cảm. Những quyết định đó không thể nào sớm hơn được, nhưng để chậm hơn thì tình thế sẽ vô cùng khó khăn phức tạp.
Hơn 65 năm trôi qua, ký ức về "một con người đã làm thay đổi vận mệnh đất nước và xã hội ta" trong nữ cựu chiến binh năm xưa vẫn vẹn nguyên và tràn ngập niềm tin yêu, kính phục.
Năm nào cũng vậy, cứ trước những ngày trọng đại của dân tộc như 30-4 này, Phủ thờ Bác ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau lại xuất hiện những vị khách đặc biệt. Lần này về thăm nơi đây, chúng tôi chứng kiến một vị khách đến viếng Bác mà nghe lòng ấm lạ, thêm tin lòng dân ta với Bác là vĩnh hằng.
Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội ta. Đồng chí là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, với các phẩm chất tiêu biểu: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; một con người khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, đoàn kết, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1-1-1914 - 1-1-2014), Báo Quân khu 9 trân trọng gửi tới bạn đọc đôi nét về tiểu sử cùng những đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.