Tin tổng hợp

nhan dien tu duy“Tư duy nhiệm kỳ” thường do người đứng đầu chi phối, phụ thuộc khá rõ vào đạo đức, tầm trí tuệ, bản lĩnh, cá tính, văn hóa và động cơ, mục đích của họ. Hiện nay, nhiều ý kiến quan niệm “tư duy nhiệm kỳ” là tranh thủ nhiệm kỳ công tác của mình để xoay xở, trục lợi. Quan niệm này chủ yếu nói đến hành vi của người cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tranh thủ vơ vét lúc đương chức.

Cụ Nguyễn Văn Bỉnh xem lại những tư liệu về Bác HồDọc hành trình theo dấu chân Bác, chúng tôi đến với những mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và gặp gỡ những con người đặc biệt. Họ không chỉ là nhân chứng sống của “ngày xưa năm ấy” mà còn là người chứng kiến sự đổi thay của quê hương trong chặng đường phát triển. Họ đã gìn giữ những tư liệu lịch sử quý giá, trao truyền niềm tin và tình yêu Tổ quốc cho lớp trẻ chúng tôi. Những cảm xúc sâu lắng đó là dấu ấn không bao giời phai mờ và trở thành hành trang quý giá theo chúng tôi trong suốt những năm tháng cầm bút sau này.

bo-chinh-triNgày 19/12/2016, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định.

dan tri 1Sau tiếng đại bác mở màn ở Thủ đô đêm 19/12/1946 với tinh thần hiến dâng tất cả vì độc lập dân tộc, Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vang lên trên sóng phát thanh, cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp.

toan quoc khang chien 3Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” vào ngày 19-12-1946, thể hiện ý chí quyết tâm và hiệu triệu sức mạnh toàn dân giữ gìn nền độc lập dân tộc; là bước tiếp nối truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

toan quoc khang chien va bai hocĐêm 19-12-1946, đáp lại Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(1), cả dân tộc Việt Nam triệu người như một đã nhất tề đứng lên, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đây là cuộc tổng giao chiến đầu tiên của chiến tranh cách mạng Việt Nam, diễn ra đồng loạt trên các đô thị, với sự tham gia phối hợp, hưởng ứng của quân và dân cả nước.

dai hoi dang bDường như đã thành quy luật, cứ đến những ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, như: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám, Đại hội Đảng, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, bầu cử Quốc hội…, các thế lực thù địch, những kẻ tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam” hoặc là “người yêu nước”, lại đưa lên các trang mạng, blog... những nội dung mang quan điểm sai trái, độc hại.

dai hoi dang aTừ năm 1930 đến năm 1969, Đảng ta với các tên gọi khác nhau, đã tổ chức ba kỳ Đại hội. Bác tham dự và chỉ đạo hai Đại hội của Đảng là Đại hội II (tháng 2-1951) và Đại hội III (tháng 9-1960). Trong tất cả các Đại hội, Hồ Chí Minh đã định hình một phong cách thật sự chuẩn mực rõ nét: Tổ chức chuẩn bị và tiến hành theo một nền nếp khoa học và dân chủ.