Tin tổng hợp
Mọi người thường nghe nói đến những địa danh Bác Hồ hay qua lại trên con đường hoạt động cách mạng như Phan Thiết, Sài Gòn, Niu York, Pari, Hà Nội... Đọc câu chuyện còn ít người biết tới này mới hay còn có những địa danh quê hương khác đối với Bác cũng rất thân thương...
Đến đảo Trường Sa Đông, tôi tìm gặp Nguyễn Văn Dần, em mừng rỡ khi gặp người cùng thôn giữa Trường Sa. Dần bảo, ngày xưa mỗi lần thấy anh về quê mặc bộ quân phục em rất thích, thế là sau khi tốt nghiệp THPT đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ra trường được điều về công tác tại Lữ đoàn 147 Hải quân, sau hơn một năm em tình nguyện ra công tác tại Trường Sa.
Bác sĩ y khoa Vũ Đình Tụng sinh năm 1895 tại vùng Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thời trẻ, ông học tại Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương. Khi tốt nghiệp ông làm Giám đốc Dưỡng đường và Trưởng khoa Giải phẫu thuộc phân khoa hỗn hợp Y Dược, chuyên gia phẫu thuật tại Bệnh viện Thuộc địa (Hà Nội). Ông từng là hội viên Viện nghiên cứu nhân trắc học, cộng tác viên Học viện phẫu thuật và các tạp chí khoa học Pháp - Việt, tạp chí Thanh Nghị (Hà Nội).
Chuyện về Bác Hồ với những tấm gương đạo đức sáng ngời là những câu chuyện phổ biến trên báo đài, tuy nhiên, những câu chuyện về kinh nghiệm hoạt động bí mật của Người và công tác bảo vệ an toàn cho Người thì vẫn còn ít được biết tới.
Tháng 3-1961, Bác Hồ đến thăm bộ đội Hải quân lần thứ hai. Lần này đến, vấn đề Bác quan tâm nhiều là kết quả xây dựng lực lượng của Hải quân, tình hình bảo vệ bờ biển và các hải đảo, nhất là các đảo xa. Sau khi nghe lãnh đạo đơn vị báo cáo, Bác căn dặn: Các chú phải tìm ra cách bảo vệ đảo sao cho phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển, hải đảo của ta, và vũ khí trang bị mình có.
Bác Hồ không chỉ là người sáng lập ra báo chí cách mạng Việt Nam mà bản thân Bác là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Bác tự viết nhiều bài báo, đồng thời nhiều lần trực tiếp trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước. Những bài trả lời phỏng vấn của Bác chính là bài học cho thế hệ sau về cách trả lời, tiếp xúc với báo chí.
“Những hàng kè chắn sóng có thể bị sóng và cát mặn đại dương làm mòn, nhưng bản lĩnh và ý chí của những người giữ biển thì luôn vững vàng không thể nào lay chuyển, kể cả phải hy sinh thân mình vì vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Đó là lời khẳng định của Chuẩn Đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Lớn...
Vào cuối năm 1945, cụ Huỳnh Thúc Kháng nhận được điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hôm đó, trời xứ Huế mưa và lạnh, cụ Huỳnh bèn điện trả lời Bác Hồ: "Thời tiết xấu, tôi chưa đi được và không thể nhận chức Bộ trưởng nhưng trước sau gì tôi cũng ra gặp Cụ". Vài ngày sau đó, Bác Hồ lại đánh cho cụ Huỳnh một bức điện thứ hai với nội dung: "Chúng tôi khẩn khoản mời cụ ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ!". Bức điện này, đích thân Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp ký tên. Sau khi bàn bạc với vài nhân vật ở Huế, cụ Huỳnh quyết định đi và điện trả lời: "Tôi vừa nhận được điện thứ hai, tôi chuẩn bị trời tốt sẽ lên đường".