Tin tổng hợp
Người Việt Nam có đặc trưng tâm lý duy tình, trọng nghĩa. Tính cách dĩ hòa vi quý có ưu điểm là góp phần xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử thân thiện. Tuy nhiên, mặt trái của tâm lý này cũng làm cho con người dễ rơi vào trạng thái tự chấp nhận hoàn cảnh, bằng lòng với số phận, từ đó thiếu ý thức phản tỉnh, dũng khí phê phán những biểu hiện, hành vi sai trái, tiêu cực.
Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật Đầu tư năm 2014.
Điện gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương nêu rõ: Hiện nay, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vaccine phòng bệnh chưa được sử dụng rộng rãi, đã xuất hiện các chủng mới của virus có khả năng lây lan nhanh, mạnh hơn trước.
Suốt chiều dài lịch sử 75 năm qua, Quốc hội luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gắn bó chặt chẽ và trách nhiệm với cử tri, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhân tài, trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc gần đây, công tác cán bộ nói chung và vấn đề nhân tài nói riêng luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, chương trình hành động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất” là một trong số ít nhân vật trong lịch sử “trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống”
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc chuyển giao nhiệm vụ cách mạng giữa các thế hệ theo hướng đảm bảo sự kế thừa và phát triển trong công tác cán bộ của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chuyển giao nhiệm vụ cách mạng giữa các thế hệ để luôn có đội ngũ cán bộ kế tiếp đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử được Nhân dân giao phó.
Trong cuộc đời mình, Bác Hồ là ứng cử viên đồng thời cũng là cử tri đi bầu cử 3 nhiệm kỳ Quốc hội, gồm: Quốc hội khóa I (1946 - 1960), Quốc hội khóa II (1960 - 1964) và Quốc hội khóa III (1964 - 1971). Ở cương vị ứng cử viên hay cử tri, Bác đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc về tinh thần, trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước.