Tin tổng hợp
Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng ký ức được gặp Bác Hồ dường như vẫn còn khắc sâu trong tâm trí cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Văn Kỷ (thị trấn Rừng Thông, Đông Sơn, Thanh Hóa). Nhớ về Bác, ông Kỷ nhắc đi nhắc lại câu nói: “Bác của chúng ta giản dị, gần gũi, tâm tình lắm!”.
Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước. Người chẳng có gì cho riêng mình. Từ lúc sinh thời đến khi về cõi vĩnh hằng, Người “chỉ biết quên mình cho hết thảy”, nhưng trên ngực không một tấm Huân chương.
“Bác Hồ muôn năm”, đó là phát ngôn của ông Shin nhân viên Đội “Con Nai” thuộc tổ chức OSS của Mỹ. Năm 1945, ông được Bác Hồ đưa về làm việc với Việt Minh tại Việt Bắc và hai người trở nên thân tình với nhau.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện lịch sử có một không hai trên thế giới, gắn liền với di sản vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh, không dễ lặp lại và chứa đựng trong đó nhiều điểm nổi bật, đặc sắc, đó là: Diễn ra trong một thời gian ngắn nhất; trên phạm vi cả nước, trong một không gian rộng lớn nhất; thu hút, lôi kéo đông đảo nhất quần chúng nhân dân tham gia; ít tốn kém và hy sinh xương máu nhất; cách mạng triệt để và mang bản chất nhân văn sâu sắc nhất.
Những ngày gần đây, khi cả nước thực hiện các hoạt động kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 thì trên một số mạng xã hội, các phần tử cơ hội về chính trị lại tiếp tục tán phát những bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu chế độ, phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Trong đời, nếu ai được một lần gặp Bác Hồ thì đó là một niềm tự hào, hạnh phúc lớn lao. Với thương binh Ngô Nết (61 tuổi), dũng sĩ diệt Mỹ, quê ở xã Bình Đông (Bình Sơn), càng tự hào hơn khi ông có đến ba lần được gặp Bác Hồ, được Bác động viên, khen ngợi về tinh thần mưu trí, dũng cảm của một thiếu niên nhỏ tuổi. Đối với ông, kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ, vẫn hằn sâu trong tâm trí và vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời mình…
Hồ Chí Minh, theo ý kiến cá nhân tôi, là một trong những chính khách có tính đại diện cao nhất của dân tộc mình trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Người đã có một ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam.
Ngày 31-5-1946, trong bối cảnh tình hình đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) lên đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp.