Tin tổng hợp
Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào Thủ đô được năm ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Lúc này, việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và trao đổi nhiều lần.
Đồng bào yêu mến tôi, chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, quyết cùng đồng bào tranh lại thống nhất và độc lập thật sự cho Tổ quốc, quyết cùng đồng bào ra sức làm thế nào cho con cháu chúng ta bây giờ và muôn đời về sau được sung sướng và tự do.
Tháng 5-1945, Bác Hồ về Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sáu mươi chín năm đã qua, nhưng trên từng bậc cầu thang của Lán Nà Nưa đơn sơ, mái đình Hồng Thái, bên gốc đa Tân Trào thiêng liêng và trong ký ức của đồng bào các dân tộc xã Tân Trào, Bác như vẫn còn đây. .. Những câu chuyện về Bác vẫn luôn được nhân dân nơi đây nhắc đến với lòng thành kính, sự tự hào lớn lao.
Quyết tâm sắt đá của Bác Hồ và Bộ Chính trị về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã được truyền đến các cấp ủy, từng đảng viên, tạo sự đồng tâm nhất trí từ Trung ương tới cơ sở, động viên toàn dân, toàn quân chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay cần phải đặt trong xu thế của thời đại. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến tận cuối đời, Hồ Chí Minh luôn trả lời được những câu hỏi của dân tộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại, nên di sản của Người vẫn giữ nguyên giá trị thời đại. Thông điệp của Người về giáo dục là một ví dụ điển hình.
Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người và qua đó muốn khẳng định triết lý giáo dục Hồ Chí Minh không phải chỉ thể hiện ở lời nói mà là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn giáo dục và xây dựng con người.
Cuối tháng 2-2014, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp đã có chuyến trở về thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Ở tuổi 91 và từng nhiều lần đến vùng đất lịch sử, nhưng chuyến đi năm nay mang lại trong ông nhiều cảm xúc, bởi cách đây 60 năm, khi đang là phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông đã có mặt ở sân Đền Giếng để chứng kiến sự kiện lịch sử: Ngày 19-9-1954, Bác Hồ tới gặp gỡ và căn dặn Đại đoàn Quân Tiên Phong trước khi đơn vị trở về tiếp quản Thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Wilfred Burchett là người bạn lớn, người hết mình ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Triển lãm sẽ không thể thực hiện được nếu không có họa sĩ George Burchett, con trai nhà báo. Sinh ra tại Hà Nội, giờ đây Burchett con đang trở về với Hà Nội.