Tin tổng hợp
1. Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được, nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.
Năm Bính Tuất - 1946 toàn dân tộc ta hồ hởi, phấn khởi, vui mừng đón Tết độc lập đầu tiên sau bao nhiêu năm đất nước chìm đắm trong đêm trường nô lệ.
Ngày 28 Tết, cấp trên cho người về cùng lãnh đạo xã vận động cán bộ và nhân dân sáng mồng Một Tết tập trung, mít tinh chào mừng phái đoàn Trung ương về chúc Tết. Riêng tôi, là Bí thư Chi bộ xã Tân Phong cũng chỉ được phổ biến như thế.
Ngày cuối năm, xe chúng tôi bon bon trên con đường bê tông lên với người Mông ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình để đón chung cái Tết cổ truyền của dân tộc sau khi có quyết định lùi thời gian mừng năm mới theo truyền thống để cùng vui chung cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Sau 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28-1-1941 (mùng 2 Tết Nguyên đán năm Tân Tỵ), Bác Hồ qua cột mốc 108 biên giới Việt - Trung về Việt Nam. Nơi đây thuộc dãy núi cao được Bác đặt tên là núi Các Mác.
Hôm ấy vào 30 tháng Chạp năm Quý Mão 1963, Bác Hồ đã đến thăm chợ Tết Đồng Xuân - Hà Nội. Bác định mua một đóa hoa huệ - loài hoa trinh bạch mà Người rất yêu thích, nhưng không mua được, Người rất buồn. Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ đội Cảnh vệ hồi niệm lại câu chuyện tình cảm xúc động này của Bác từ hơn 45 năm trước.
Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Thơ Xuân, thiệp Xuân của Bác Hồ là truyền thống của dân tộc, là tình cảm, là tấm lòng, là món quà đầu năm mới Bác Hồ gửi tặng đồng bào và chiến sĩ cả nước, là những định hướng chiến lược, những lời đúc kết, đánh giá những thắng lợi trong năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ của năm tới, là những lời động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước... Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để dựng xây quê hương, đất nước... Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa Xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm, noi theo. Nhân dịp Tết đến, Xuân về chúng ta hãy cùng nhau xem lại những tấm thiệp Xuân của Người gửi tặng đồng bào và chiến sỹ trên cả nước trong hơn 20 năm giữ cương vị Chủ tịch nước (Từ 1948-1969):
Năm 1947 là năm đầu tiên Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. 22 giờ ngày 21/1/1947 (tức 30 tháng Chạp năm Bính Tuất) Hồ Chủ tịch từ nơi họp Hội đồng Chính phủ ở Phủ Quốc Oai (Sơn Tây) lên xe tới trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam đặt tại Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ - Hà Đông) để đọc thư chúc Tết đồng bào, chiến sỹ.