Tin tổng hợp
Chiến thắng Điện Biên Phủ là trang sử vàng của dân tộc. Trong trận đọ sức lịch sử ấy, các đơn vị chủ lực của quân đội ta được huy động tối đa lên vùng Tây Bắc với khí thế hừng hực, quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ. Trong chiến công lẫy lừng ấy có sự đóng góp không nhỏ của những con người bình dị nhưng rất đỗi phi thường…
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ (Bài 2) Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954
Kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 bao gồm một loạt các cuộc tiến công chiến lược lớn của quân đội ta nhằm đánh bại Kế hoạch Navarre của thực dân Pháp, đẩy quân địch vào thế phải chấp nhận Điện Biên Phủ là nơi quyết định cuộc chiến. Thắng lợi của kế hoạch này thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết sách của Bộ Tổng Tham mưu dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Xuân Giáp Ngọ) - Thế kỷ XX ở Việt Nam có 3 sự kiện vĩ đại. Đó là Cách mạng Tháng Tám - 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954 và Đại thắng mùa xuân 1975. Cả 3 sự kiện đều bắt nguồn từ hành trình tìm đường cứu nước và sự lãnh đạo anh minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 nói chung, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của cả nước ra trận.
Sách “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” ghi lại câu chuyện về Bác: Một ngày tháng 8-1949, thị xã Bắc Cạn mới được giải phóng (ngày 9-8-1949), trên đường đi Ngân Sơn, Bác Hồ đã nghỉ tại Nà Phạc. Lúc này, dân ở đây đi sơ tán chưa dọn về. Cán bộ huyện dựng tạm lán cho Bác ở qua đêm. Chỉ tay vào căn lán mới dựng, Bác hỏi: Nhà này nhà ai? Cán bộ địa phương thưa: Cách đây năm, ba cây số mới có lán ở của dân, chúng cháu dựng tạm lán này cho Bác nghỉ chân.
Các kiểu mẫu nhân cách tiêu biểu của một số quốc gia, dân tộc thường gắn rất chặt và trực tiếp với một hệ tư tưởng, thông thường là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Tất nhiên, hệ tư tưởng đó có sức mạnh chi phối sâu sắc đối với một thời kỳ lịch sử và đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của thời kỳ lịch sử đó.
Sinh năm 1916 ở xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, người con gái ấy được cha mẹ đặt tên cúng cơm là Nguyễn Thị Tích. Ông Nguyễn Trọng Quyến – thân sinh chị là một trong những người sớm được giác ngộ cách mạng, đứng trong hàng ngũ Cộng sản từ những năm 1929-1930. Mẹ đẻ của chị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời khi chị mới 3 tháng tuổi.
Vượt hơn 170 km từ trung tâm thành phố Ðà Lạt, tôi kịp đến Ðạ Lây (Ðạ Tẻh, Lâm Ðồng) trong một chiều chưa tắt nắng. Ðứng trên chiếc cầu bắc qua sông Ðạ Lây chở nặng mầu đất đỏ ba-dan về tắm mát cánh đồng lúa đương thì con gái, vùng đất "kinh tế mới" giờ đã khác xưa rồi. Và ở đó, có những người con đến từ mọi miền Tổ quốc luôn mang theo hình ảnh Bác ở trong tim mình.