Tin tổng hợp
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 như: Bổ sung 3 đối tượng được miễn học phí, Chính sách trợ cấp đột xuất gia đình hạ sĩ quan Công an nhân dân, Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế, 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập, Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, Dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải cách trường học từ 200m, Phạt tới 200 triệu đồng vi phạm về đo lường, Phổ biến thông tin thống kê sai - Phạt đến 30 triệu đồng...
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là câu nói tiêu biểu của Hồ Chủ tịch được ghi ngay trong Lăng của Người ở Thủ đô Hà Nội, thật sự giản dị, dễ hiểu vì không có chữ nào khó đoán; dễ hiểu vì nó là ước vọng của các dân tộc, quốc gia và của mỗi người dân yêu nước nhưng lại là vấn đề lý luận chính trị sâu sắc, là chân lý của thời đại.
“Đồng bào nghe tôi nói rõ không?…”. Câu hỏi như một lời tâm tình ấm áp thiết tha của Bác trong buổi sáng Ba Đình 68 mùa Thu trước, vẫn văng vẳng bên tai mỗi người con đất Việt hôm nay và mai sau, nhất là mỗi độ Thu về. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), hai tiếng “đồng bào” được Bác nhắc đến với tất cả tình cảm thiêng liêng cao quý.
Lãnh đạo bằng sự nêu gương của đảng viên là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm chỉ dẫn chúng ta thực hiện. Bản thân Người là hình ảnh mẫu mực về sự nêu gương đó.
Bài học quý giá đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho công tác xây dựng Nhà nước là khả năng thu phục nhân tâm.
Trong ký ức người họa sĩ 91 tuổi, những ngày tháng ấy vẫn rõ nét đến từng chi tiết. Ông có thể ngồi kể lại hàng giờ, nếu không vì tuổi tác đã cao, sức khỏe không còn cho phép nữa.
Những ngày đầu tháng 9-1969, tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gây xúc động sâu sắc đến tình cảm của mọi người con dân nước Việt. Từ đô thành còn chịu sự kìm kẹp của địch đến bưng biền Đồng Tháp, đất Mũi Cà Mau, từ Nhà tù Chí Hòa, Côn Đảo đến chiến khu giải phóng, những người chiến sĩ cách mạng và nhân dân miền Nam, bằng nhiều hình thức, đã tổ chức truy điệu Người với lòng kính yêu vô hạn.
“Tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần khiến tù nhân 6 trại giam trong nhà lao Non Nước bàng hoàng, đau xót. Chúng tôi bàn bạc, thống nhất tổ chức đấu tranh, biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết tâm để tang Bác Hồ suốt 4 ngày liền” - cựu chiến binh (CCB) Lê Tấn Nhật tâm sự. Bất chấp đòn roi tra tấn, đàn áp dã man của quân thù, những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong nhà lao Non Nước vẫn bất khuất, kiên trung, tổ chức Lễ tang Bác Hồ bằng tình cảm tôn kính nhất, cho dù có phải hy sinh tính mạng.