Tin tổng hợp
Sáng tháng 8 trải nắng vàng, tôi đến thăm ông Nguyễn Dung ở 18 Nam Ngư để hưởng cái thú ngắm lại bức ảnh lịch sử “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên Lễ đài Ba Đình” được phóng thành khổ lớn, lồng khung kính, treo trên tường.
Tuy năm nay đã bước sang cái tuổi “bát thập cổ lai hi”, “xưa nay hiếm”, đôi tay đã run, đôi mắt nhìn không còn rõ nhưng đến những ngày lễ như Quốc khánh mùng 2/9, ngày 30 tháng 4, Ngày sinh Bác Hồ (19 tháng 5) và ngày Bác mất, ông nội tôi vẫn không quên việc lau chùi bức di ảnh Bác Hồ và thành kính thắp nén nhang dâng lên Người...
Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam năm 1945 là cuộc cách mạng hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn tác động lớn trên thế giới, nhất là đối với các nước thuộc địa khi đó. Đây cũng là động lực để các chuyên gia, nhà sử học quốc tế tìm tòi, nghiên cứu về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Thượng Luyến (tên thật là Nguyễn Đình Luyến, ở thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình) là tác giả của 4 vở kịch ngắn đã phát trong chuyên đề “Chuyện kể về Người” trên sóng VTV1 vào lúc 21 giờ 15 phút các ngày thứ 7 đầu tiên mỗi tháng năm 2010 và là “cha đẻ” của một số kịch bản cùng đề tài đang trong thời kỳ hoàn thiện bản thảo. Thượng Luyến tâm sự “Viết về Bác là ước mơ, hạnh phúc của người cầm bút”.
Gần 10 năm trước, khi lần đầu tiên đặt chân đến làng A Xây, xã Khánh Nam (Khánh Vĩnh - Khánh Hòa), ấn tượng trong tôi là cái nghèo như kéo dài từ đầu đến cuối làng, với những quả đồi cằn cỗi, trơ trọi. Quãng đường hơn 40km từ Quốc lộ 1A vào làng lởm chởm đất đá, nhiều chỗ phải xắn quần cuốc bộ.
Có một thời, phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam được coi là Đồng minh và là bạn của nhân dân Việt Nam. Sự kiện này mở đầu cho mối quan hệ bang giao Việt - Mỹ, khi cách mạng Việt Nam đang còn non trẻ trong trứng nước, với muôn vàn khó khăn… Nhờ thế, mà chúng ta đã tập hợp và tranh thủ được sự giúp đỡ của những người bạn Đồng minh chống phát - xít, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tình cảm đặc biệt.
Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).