Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các nhà nghiên cứu về Bác cho rằng, đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận lớn trong triết lý sống và làm việc của Người. Theo Người, muốn đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi mà chỉ giác ngộ chính trị, chú trọng vấn đề tổ chức thì chưa đủ. Điều cần thiết là phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo đức cách mạng. Chính điều này sẽ làm cho sức mạnh của cách mạng tăng lên gấp bội.
Trên thế giới ngày nay, không có đảng chính trị nào không dựa trên một tư tưởng chính trị để tập hợp lực lượng, đoàn kết trong đảng trong các cuộc tranh cử hoặc để lãnh đạo cầm quyền nhà nước, xã hội. Những tư tưởng đó gắn với tên của đảng.
Để đi tới xác lập một hệ thống quan điểm về nền lập hiến Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình hoạt động cách mạng khoảng 35 năm trong và ngoài nước hết sức sôi nổi, phong phú.
Với bản Di chúc lịch sử, dẫu Người viết đó chỉ là “mấy lời... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột...”(1), nhưng Người gửi gắm trong đó là tất thảy ham muốn và tâm nguyện trọn cuộc đời của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”(1), và “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(2).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khỏe của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, “dân cường thì quốc thịnh”.
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Qua những bức thư Bác gửi giáo viên, học sinh, chúng ta thấy tư tưởng của Bác về giáo dục vẫn mang tính thời sự, là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.