Năm 1955
- Ngày 1: Bài viết1-5,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 425. Trong bài, Người nêu rõ ý nghĩa to lớn của Ngày 1-5, ngày hội của những người lao động trên toàn thế giới, nhắc nhở đồng bào ta phải ra sức thi đua xây dựng lại đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Người viết:
"Muốn ăn quả thì phải chịu khó trồng cây.
Muốn uống nước thì phải ra sức đào giếng".
- Ngày 5: Bài viếtThương hại những người di cư,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 428. Người xúc động nêu lên tình cảnh khổ cực của đồng bào trong các trại di cư tại miền Nam, ngoài sự thiếu thốn về đời sống, họ còn bị bọn côn đồ, lưu manh hành hung, cướp bóc.
- Ngày 6: Bài viết "Chinh phụ ngâm" mới,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 429. Đây là bài thơ song thất lục bát, phỏng theo âm điệu tác phẩmChinh phụ ngâm,tố cáo chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã xô đẩy đồng bào miền Nam vào những thảm cảnh đau thương. Người kêu gọi đồng bào hãy đoàn kết chặt chẽ, kiên trì đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước.
- Ngày 7: Bài viếtĐiện Biên Phủ,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 430. Người nêu lên ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nền chính trị Pháp. Người nhận xét:Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ cũng giống như Pháp đã thất bại ở Mátxcơva năm 1812 và ở Oatéclô năm 1815.
- Ngày 8: Bài viếtHội nghị Baghiô là hành động khiêu khích nữa đối với nhân dân châu Á, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 431. Trong bài, Người lên án đế quốc Mỹ và chư hầu họp Hội nghị SEATO ở Baghiô (từ ngày 25-4 đến ngày 4-5- 1955) âm mưu gây chiến, phá hoại hoà bình trong khu vực. Người nhấn mạnh:Những quyết định của Mỹ và phe lũ ở Baghiô là sự can thiệp sâu hơn nữa vào tình hình Đông Dương, là một hành động táo tợn phá hoại hoà bình ở Đông Dương, cản trở việc thi hành Hiệp định Giơnevơ; là sự khiêu khích hết sức láo xược đối với nhân dân Á- Phi, cử chỉ đó cũng làm cho nhân dân Á - Phi thấy rõ chủ nghĩa đế quốc vẫn ngoan cố tìm mọi cách ngăn cản nhân dân châu Á và châu Phi phát triển.
- Ngày 9: Bài viết"Bình đẳng",bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân,số 432. Người lên án sự bất bình đẳng trong đời sống chính trị tại các nước tư bản Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức. Giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo, sản xuất ra nhiều của cải vật chất nhưng số đại biểu của họ trong quốc hội lại rất ít.
- Ngày 10: Bài viếtNguyên tử và nguyên tử,bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 433. Bài báo tố cáo Mỹ âm mưu dùng kỹ thuật nguyên tử để chạy đua vũ trang. Đến tháng 3-1955, Mỹ đã 36 lần thử bom nguyên tử. Tác giả cũng đề cao thiện chí hoà bình của Liên Xô mong muốn kỹ thuật nguyên tử chỉ để phục vụ hoà bình.
- Ngày 10, 11, 12: Chủ trì phiên họp của Hội đồng Chính phủ bàn về việc tiếp quản thành phố Hải Phòng, đấu tranh đòi lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc, kế hoạch phát triển sản xuất mùa hè, đề ra tám chính sách cho vùng mới hoàn thành cải cách ruộng đất, kiểm điểm lề lối làm việc của Chính phủ và kiện toàn một số cơ quan Chính phủ. Kết thúc phiên họp, Người nhắc lại những quyết nghị của phiên họp và căn dặn:"Pháp sắp rút khỏi Hải Phòng, như thế là miền Bắc sắp được hoàn toàn giải phóng, nhưng chúng ta không được chủ quan, phải cảnh giác, phải tăng cường bảo mật. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng còn một nửa nước chưa được giải phóng. Công việc còn nặng, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa".
- Ngày 11: Hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng báo Nhân Dân,số 434.
+ Trong bàiChống lãng phí lương thực, bút danh C.B., Người nhắc nhở các ngành, các cấp, các địa phương và toàn thể đồng bào phải triệt để chống lãng phí lương thực từ các khâu làm kho bãi, vận chuyển, xay giã đến việc phân phối và sử dụng. Người viết:"Đồng bào nông dân đổ mồ hôi sôi nước mắt, mới làm ra được lương thực. Cho nên chúng ta phải quý lương thực như quý ngọc vàng".
+ Trong bàiHội nghị Vácxôvi nhất định tăng thêm lực lượng bảo vệ hoà bình châu Âu và hoà bình thế giới,bút danh T.L., Người lên án các nước phương Tây trong Khối quân sự Bắc Đại Tây dương đang đẩy mạnh những hoạt động vũ trang, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt ở Cộng hoà liên bang Đức, tăng cường hoạt động do thám và chạy đua vũ trang. Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã họp ở Vácsava, lập mặt trận đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình ở Châu Âu và thế giới.
- Ngày 12: Hai bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng báo Nhân Dân,số 453.
+ Trong bàiLãnh đạo quần chúng tăng gia sản xuất,bút danh C.B., Người phê bình cán bộ cải cách ruộng đất ở một số nơi do trình độ yếu kém lại không biết dựa vào quần chúng nên gặp nhiều khó khăn và bế tắc trong công tác lãnh đạo quần chúng tăng gia sản xuất. Những nơi nào biết phát huy sức mạnh đoàn kết và kinh nghiệm của quần chúng thì mọi công việc đều trôi chảy. Người kết luận:
"Cán bộ máy móc thì u tì
Tin vào quần chúng thì việc gì cũng tươm".
+ BàiCái trò cải tổ của Ngô Đình Diệm làm cho tình hình miền Nam thêm căng thẳng và rối loạn liên miên,bút danh T.L., tác giả cho biết: Ngày 10-5-1955, bất chấp sự phản đối của Anh và Pháp, tập đoàn Mỹ - Diệm đã tổ chức cải tổ bộ máy chính quyền ở miền Nam, gạt ra ngoài những thế lực không ăn cánh với Diệm, tăng cường đàn áp, khủng bố những người kháng chiến cũ, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ. Người nêu lên quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Mỹ - Diệm, thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.
- Ngày 18: Bài viếtSau 83 năm,bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 441. Nhân ngày thực dân Pháp hạ cờ ở Hải Phòng (13-5-1955), Người viết bài ca ngợi cuộc đấu tranh bền bỉ lâu dài và anh dũng của nhân dân ta ở Hải Phòng qua các thời kì lịch sử. Nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ ở Hải Phòng cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó với những âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng và ra sức xây dựng lại quê hương đất nước.
- Ngày 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường xây dựng lại một số nhà nghỉ ở Tam Đảo.
15 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Người ân cần hỏi thăm tình hình đời sống và công việc của anh chị em công nhân nhà máy. Căn dặn cán bộ, công nhân nhà máy phải đoàn kết chặt chẽ và thi đua lao động sản xuất. Người nói:"Muốn thi đua cho có kết quả tốt thì phải đoàn kết, phổ biến kinh nghiệm cho nhau, bền gan và cố gắng học tập".
- Ngày 20: Bài viếtBáo Mỹ lo âu,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 443. Trong bài, Người viết về sự lo ngại của báo chí Mỹ trước sự phát triển ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân làm cho uy tín của nước Mỹ càng giảm sút trên trường quốc tế, nhất là ở châu Á và châu Phi.
- Ngày 21: Bài viếtCôlin cút rồi,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 444. Trong bài, Người vạch rõ những hoạt động tội ác của cố vấn Mỹ Côlin tại miền Nam khiến nơi đây thêm rối loạn và nhắc nhở đồng bào miền Nam phải đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh cho hoà bình, thống nhất đất nước.
- Ngày 22: 17 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu học sinh Hà Nội đến chúc mừng nhân ngày sinh của Người. Người ân cần hỏi thăm tình hình học tập của các em và cho các em xem những sản phẩm bà con nông dân gửi biếu, trong đó có quả bí ngô nặng 15 kg mà Người gọi đó làNhững bông hoa đẹp nhất.
- Ngày 27: Bài viếtGia đình gương mẫu, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 450. Người biểu dương những người cha, người mẹ Việt Nam đã động viên con cháu hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang, trong đó nhiều gia đình có bảy, tám người con phục vụ trong quân đội.
- Ngày 28: Bài viếtNgười Công giáo Anh bình luận Mỹ và Diệm, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 451. Trong bài, Người dẫn lời một nhà báo Anh theo đạo Thiên chúa lên án chế độ Ngô Đình Diệm lợi dụng tôn giáo để làm tay sai cho đế quốc Mỹ.
- Ngày 30: Hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng Báo Nhân Dân, số 453.
+ BàiVơ vét đến cả cái tăm, bút danh C.B., lên án lực lượng chiếm đóng Pháp trước khi buộc phải rút quân khỏi Hà Nội và Hải Phòng đã vơ vét tất cả những gì có thể mang theo được. Điều đó hoàn toàn trái với những quy định củaHiệp định Giơnevơ.
+ BàiHiệp ước quân sự Mỹ - Cao Miên uy hiếp hoà bình ở Đông Dương, bút danh T.L., lên án đế quốc Mỹ lôi kéo Chính phủ hoàng gia Cao Miên tham gia những hoạt động của Khối quân sự Đông Nam Á. Bài báo viết: “Ngày 16-5-1955,Hiệp ước Mỹ - Cao Miên về viện trợ quân sựđã được ký kết. Đây là một bằng chứng về âm mưu của đế quốc Mỹ muốn biến Cao Miên thành một căn cứ chống cộng ở Đông Dương và Đông Nam Á”.
- Ngày 31: Bài viếtGiáo dục phổ thông ở Liên Xô, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 454. Trong bài, Người nêu lên tính ưu việt của nền giáo dục phổ thông ở Liên Xô. Trong nhà trường, học sinh Liên Xô được trang bị những tri thức cần thiết để chuyển lên học các trường đại học và chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Trong tháng 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới các đơn vị bộ đội và cán bộ, công nhân viên các ngành quân, dân, chính, đảng phụ trách tiếp quản khu ngoại vi Hải Phòng. Trong điện, Người nhắc nhở cần phải luôn luôn:
+ Làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ.
+ Dựa vào lực lượng quần chúng.
+ Tỉnh táo đề phòng kẻ địch âm mưu phá hoại.
+ Quân, dân, chính, đảng thật thà đoàn kết, kịp thời kiểm điểm công tác, trao đổi kinh nghiệm, thật thà tự phê bình và phê bình để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, đặng tiến bộ mãi.
- BàiLực lượng của nhân dân lao động, trong đó, Người khẳng định:Lực lượng của nhân dân lao động là vô cùng vô tận. Cán bộ khéo đoàn kết, tổ chức, giáo dục và lãnh đạo quần chúng, biết gần gũi và học hỏi quần chúng thì quần chúng lao động sẽ vượt được mọi khó khăn và thu được những thành tích phi thường.
* Năm 1956
- Ngày 1: Đến thăm Tiểu đoàn 11 (Trung đoàn Ba Vì), sau khi khen ngợi đơn vị tích cực luyện tập, Người nói:"Xây dựng quân đội chính quy, hiện đại là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Cả nước chăm lo xây dựng quân đội. Bởi vậy, các cháu phải cố gắng học tập. Từ trước đến nay bộ đội ta còn nhiều thói quen du kích. Bây giờ xây dựng chính quy, có nhiều cái mới và khó khăn, các cấp uỷ phải quan tâm đến việc học tập và đời sống bộ đội".
- Ngày 5; Bài viếtChuyện con ruồi và Ngô Đình Diệm,bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 792. Bài báo viết theo thể thơ tự do về chuyện xưa giữa con ruồi và con ngựa, về sự xâm lược Việt Nam của Pháp, về Ngô Đình Diệm - bù nhìn của Mỹ và kết luận:
"Ruồi còn có công bay theo xe,
Diệm thì chỉ làm bù nhìn Mỹ...
Ruồi như ruồi Diệm thật ngô ngơ
Dân lên án nó cũng thành thơ".
- Ngày 7: Tại Câu lạc bộ Quân nhân, Hà Nội, dự lễ tuyên dương Anh hùng quân đội lần thứ ba do Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nói chuyện tại buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ:"Quân đội ta phải tiến đến chính quy và hiện đại hoá để bảo vệ công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh và làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập, dân chủ, bằng phương pháp hòa bình".Đó là nhiệm vụ to lớn, vẻ vang, nặng nề và khó khăn, gian khổ. Cho nên toàn quân ta phải ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, phải thi đua làm trọn nhiệm vụ"bảo vệ biên giới, bảo vệ bờ biển, bảo vệ thành thị và giữ gìn trật tự an ninh cho nhân dân".
- Ngày 9: Bài viết Chiến sĩ ta thật anh dũng, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân, số 796. Người ca ngợi quân đội ta "trong kháng chiến thì xung phong giết giặc giữ gìn non sông, trong hòa bình thì kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, giúp đỡ nhân dân xây dựng kinh tế", biểu dương một số gương tiêu biểu như Anh hùng Phạm Minh Đức; đồng chí Phùng Văn Chù, đồng chí Nguyễn Thị Ty là các Chiến sĩ thi đua. Người kết luận:"Chúng ta có thể tự hào mà nói rằng: "Bất kỳ lúc nào và phụ trách việc gì, chiến sĩ ta cũng anh dũng".
- Ngày 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu học sinh Trường Trưng Vương (Hà Nội) đến Phủ Chủ tịch chúc thọ Người.
- Ngày 21: Bài viếtGần mực thì đen, gần đèn thì sáng, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân,số 807. Người viết về việc giáo dục con người, nhất là việc giáo dục trẻ em. Người lớn cần làm gương tốt, cần phải làm "đèn" cho các em. Sách vở, tiểu thuyết, phim ảnh cho trẻ em xem phải lựa chọn cẩn thận. Giáo dục như vậy trẻ em sẽ ngoan, lớn lên sẽ trở thành người cán bộ tốt.
- Ngày 29: Thăm Hội nghị cán bộ làm công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở ngoại thành Hà Nội. Người căn dặn:"Vừa làm tốt việc sửa sai, ngoại thành Hà Nội cần đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, ra sức củng cố các tổ đổi công, kiện toàn các tổ chức quần chúng và thi đua làm nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước"; "Cán bộ sửa sai phải gương mẫu, tránh bao biện làm thay, cán bộ địa phương thì phải cố gắng học tập, không nên ỷ lại vào cán bộ sửa sai".
- Ngày 31: Bài viếtKính lão đắc thọ, bút danh C.B., đăng Báo Nhân Dân,số 818. Người nêu gương một số cụ cao tuổi ở Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc, tuy tuổi cao mà vẫn mạnh khoẻ, vẫn làm việc và rất vui vẻ; ca ngợi các cụ ông, cụ bà ở Việt Nam, tuổi cao nhưng vẫn làm gương cho con cháu trong đời sống và lao động sản xuất. Kết luận bài báo, Người chúc các cụ sống lâu, mạnh khoẻ, vui tươi.
* Năm 1957
- Ngày 1: Dự mít tinh diễu hành của quần chúng và đọc Lời kêu gọi đồng bào cả nước nhân Ngày Quốc tế Lao động, Người chỉ rõ:“Năm nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta là phải tập trung lực lượng, thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1957 nhằm căn bản khôi phục kinh tế, đặt nền tảng tốt để tiến lên. Hoàn thành tốt kế hoạch đó tức là tiến thêm một bước củng cố miền Bắc, làm cho miền Bắc trở nên cơ sở ngày càng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”.Để hoàn thành nhiệm vụ đó, “phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm” vì đó là“hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội”.Người phân tích: Mỗi người chúng ta phải nhận rõ lao động làmột nghĩa vụ thiêng liêngcủa mỗi người công dân đối với Tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nước nhà. Lao động - lao động chân tay và lao động trí óc -đều là vẻ vang, đáng quý.Chúng ta phải chống tư tưởng xem khinh lao động. Người chỉ rõ:Phải tăng cường kỷ luật lao động,nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống mọi hành động tự do chủ nghĩa và dân chủ quá trớn. Đi đôi với việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm phải coi chống đầu cơ tích trữ, chống tham ô lãng phí là một nhiệm vụ chung của cán bộ và nhân dân.
- Ngày 3: Dự Hội nghị Bộ Chính trị bàn về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng, Người đề nghị cử đồng chí Tôn Đức Thắng phụ trách Ban Thống nhất và cử thư ký vào mỗi ban chuyên trách như Tiểu ban tổng kết kinh nghiệm; Tiểu ban đường lối; Tiểu ban đấu tranh thống nhất; Ban sửa đổiĐiều lệ Đảng;Ban tổ chức đại hội. Người đề nghị Bộ Chính trị tăng cường trao đổi, hội ý để tránh họp nhiều, ảnh hưởng việc chuẩn bị chung.
- Ngày 16: Dự họp Ban Bí thư bàn kế hoạch củng cố nông trường, Người nêu lên một số ý kiến:
+ Cần nắm lại số lượng đảng viên trong các nông trường, vì đó là sức chính của ta;
+ Sở dĩ có tình trạng này là vì gốc còn quan liêu, số lượng người trong một nông trường quá lớn, cần phải giảm bớt;
+ Cần phải làm thí điểm một số nông trường, sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng ra;
+ Cần phải có kế hoạch giải quyết số nhân lực thừa ra. Phải chú trọng giáo dục và giải quyết tốt những quyền lợi cho họ. Hai việc đó phải đi đôi;
+ Cần giảm bớt số cán bộ ở trên bộ. Chỉ để lại những người làm được việc, còn lại đưa xuống nông trường. Cần chỉnh đốn lại các tổ chức: chi bộ, đoàn thanh niên, công đoàn để làm nòng cốt.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp quân đội nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II). Nói chuyện với hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:Từ ngày hòa bình lập lại, quân đội ta vẫn giữ vững truyền thống tốt đẹp và hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy, “trên con đường phát triển cách mạng của mình,... chỉ có không ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng, sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai, mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi”. Về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, Người nói:“Năm nay, một mặt phải tiếp tục thực hiện kế hoạch huấn luyện cho quân đội, một mặt phải chuẩn bị thực hiện các chế độ chính quy và phải nghiên cứu giải quyết dần các vấn đề củng cố hậu phương”. Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ, Người yêu cầu phải “tiến hành phê bình và tự phê bình, khắc phục những nhận thức, tư tưởng mơ hồ, lệch lạc; tiến tới một bước làm cho trình độ chính trị, tư tưởng của quân đội phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nói chung và nhiệm vụ xây dựng quân đội nói riêng”.
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Uỷ ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hoà bình Việt Nam do linh mục Vũ Xuân Kỷ dẫn đầu.
- Ngày 18: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp thứ tư của Ban sửa đổiHiến phápđể thông qua hai bản báo cáo mà Ban thư ký đã trình bày tại phiên họp thứ ba và quyết định từ tháng 6-1957 sẽ tiến hành việc thảo luận các vấn đề chủ yếu của bản Hiến phápsửa đổi.
- Ngày 19; Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chùa Thầy và chùa Trầm ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây; thăm xã Trầm Lộng, Chương Mỹ, Hà Đông (nay thuộc Hà Tây), nơi Người đọc thư chúc Tết đồng bào, cán bộ, bộ đội dịp Tết âm lịch năm 1947.
- Ngày 20: Trong lời chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô K.E.Vôrôsilốp dẫn đầu sang thăm Việt Nam, Người khẳng định:Nhân dân Việt Nam đã đi theo con đường cách mạng vô sản và nhờ vậy đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã kháng chiến thắng lợi. Người cảm ơn sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Ngày 23: 7 giờ, cùng Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp thăm Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Nói chuyện với 2.400 sinh viên, và 350 giáo sư, cán bộ, nhân viên của năm trường đại học: Y dược, Tổng hợp, Bách khoa, Nông lâm, Sư phạm và cơ quan Bộ Giáo dục, Người chỉ rõ:“Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết là phải tôn trọng lao động, liên hệ chặt chẽ lao động chân tay với lao động trí óc..., việc nghiên cứu lịch sử và thời sự nhất là lịch sử 40 năm gần đây để rút ra những bài học cần thiết cho việc xây dựng đất nước”.Người nhắc nhở thầy và trò các trường đại học phải cố gắng dạy và học để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trước lúc ra về, Người đã bắt nhịp hát bàiKết đoàntiễn chào Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp.
- Trước ngày 24: Nhân dịp kỷ niệm 2.500 năm ngày Phật đản, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Quốc vương Khme Nôrôđôm Xuramarít và Hoàng hậu. Cũng trong dịp này, Người gửi tặng Quốc vương Khme và Hoàng hậu một lư hương cổ.
- Ngày 24: 6 giờ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ra sân bay Gia Lâm tiễn Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Trong diễn văn tiễn đưa, Người có thơ rằng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Vì trong bốn biển đều là anhem”.
- Ngày 29: Thăm và nói chuyện với Hội nghị cán bộ sửa sai ngoại thành Hà Nội, Người khen ngợi khu vực ngoại thành Hà Nội đã khắc phục khó khăn, hoàn thành bước hai công tác sửa sai và căn dặn các địa phương ngoại thành phải cố gắng thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm; củng cố các tổ đổi công; kiện toàn các tổ chức quần chúng; hoàn thành nghĩa vụ thuế nông nghiệp đối với Nhà nước. Đối với cán bộ, Người nhắc nhở:Cán bộ sửa sai phải gương mẫu, tránh bao biện làm thay; cán bộ các địa phương phải cố gắng học tập, không ỷ lại vào cán bộ sửa sai; phải đoàn kết với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
- Ngày 30: Thăm Nhà máy ximăng Hải Phòng, Người căn dặn:“Người công nhân trước đây là người làm thuê cho tư bản. Bây giờ là người làm chủ đất nước. Phải xứng đáng với vai trò của mình”.Tiền đồ của mỗi một người phải gắn bó với tiền đồ của nhà máy, của đất nước. Vì vậy việc cải thiện đời sống phải gắn với lao động sản xuất. Công cuộc xây dựng lại đất nước ngày nay như đào một cái giếng uống nước, trồng cái cây ăn quả, “Người đào giếng phải chịu khát rồi mới có nước. Người trồng cây phải cố gắng vun trồng thì cây mới chóng có quả”.Người phê phán một số quan niệm không đúng giữa lao động chân tay và lao động trí óc; mong cán bộ, công nhân nhà máy thực hiện tốt việc thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm; có kỷ luật lao động nghiêm; học tập văn hóa và chính trị tốt. Phải luôn luôn đoàn kết, thật thà phê bình và tự phê bình.
Nói chuyện với gần một vạn đại biểu cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
Tất cả đảng viên, cán bộ, đoàn viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Từ khi hòa bình lập lại, chí khí phấn đấu có giảm sút, uể oải. Miền Bắc mới được giải phóng, đất nước còn chia cắt, kinh tế mới bước đầu xây dựng, vì vậy chí khí phấn đấu phải càng cao.
Phải có tính tổ chức, tính kỷ luật. Kỷ luật lao động, kỷ luật của Đảng, của Chính phủ và của các đoàn thể cũng phải giữ chặt chẽ.
Phải có lòng tin, tin vào Đảng, tin nhân dân và tự tin vào bản thân mình.
Người cũng nêu những yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt mà cán bộ và nhân dân Hải Phòng phải thực hiện.
Tháng 5
Thăm và nói chuyện với lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp trong quân đội do Bộ Quốc phòng tổ chức, Người biểu dương tinh thần nghiêm túc của các cán bộ quân đội trong việc nghiên cứu và học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 và chỉ rõ:Cần tiếp tục học tập nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Phải học để phát huy tư tưởng đúng, uốn nắn tư tưởng không đúng.Người phân tích:chủ nghĩa cá nhân là ''tư tưởng mẹ", nó đẻ ra những tư tưởng xấu như công thần, kiêu ngạo, kèn cựa, địa vị, đòi hỏi hưởng thụ, xa xỉ, lãng phí, v.v., đó là những biểu hiện trái với đạo đức cách mạng; phê phán những quan niệm không đúng về tiền đồ và khẳng định rằng tiền đồ của mỗi cá nhân nằm trong tiền đồ của tập thể, của dân tộc; đời sống chỉ có thể được cải thiện trên cơ sở phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm.Người nhấn mạnhvấn đề đoàn kết "cũng là điểm mẹ'', nó sẽ đẻ ra ''nhiều điểm con cháu" tốt. Vì vậy, cán bộ chiến sĩ phải đoàn kết; quân dân phải đoàn kết, phải đoàn kết quốc tế. Đoàn kết phải biểu hiện bằng tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, ''không phải chỉ đoàn kết ngoài miệng mà phải thực sự, đoàn kết trong công tác, trong học tập''. Thực hiện tốt việc đoàn kết sẽ khắc phục được nhiều khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhân dịp kỷ niệm 2.500 năm Ngày sinh Đức Phật, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Nhà vua Campuchia Nôrôđôm Xuramarít và Hoàng hậu. Cũng trong dịp này, Người gửi tặng Nhà Vua và Hoàng hậu một lư hương cổ.
* Năm 1958
- Ngày 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh raLời kêu gọi nhân Ngày Quốc tế Lao động 1-5(1958). Người kêu gọi toàn thể nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân hãy hăng háithi đua yêu nước, thực hiện khẩu hiệulàm nhiều, nhanh, tốt, rẻ,nhằmhoàn thành và hoàn thành vượt mức Kế hoạch Nhà nước năm 1958, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa, bước đầu cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội.Vừa rasức cải tiến quản lý kinh tế, tăng cường tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, chống lãng phí tham ô...,vừa nângcao cảnh giác, đồng thời luôn luôn giương cao ngọn cờhòa bình thống nhất,đoàn kết toàn dân, kiên quyết và bền bỉ đấu tranh chống lại trở lực chính đang ngăn cản sự nghiệp thống nhất nước nhà là đế quốc Mỹ.
- Ngày 2: Dự họp Bộ Chính trị bàn về bản thông cáo của Ngô Đình Diệm ngày 26-4. Sau khi nghe phát biểu, Người kết luận:...“Âm mưu của Diệm là tranh dư luận, tranh dân, tranh dư luận thế giới. Vì vậy, ta phải nói trắng, đen rõ ràng. Do đó, lời nói phải sắc bén, gọn, chặt chẽ như một văn kiện chính trị, nhưng thái độ mềm mỏng. Ta phải chủ động bác luận điệu của chúng, chứ không đỡ đòn. Phải nêu trước mắt là cái gì? Hai bên cứ ngồi lại để bàn bạc các vấn đề. Nói vắn tắt những điểm ta đã nêu ra, bác luận điệu của chúng, rồi đòi hiệp thương. Tranh thủ làm sớm. Hình thức có thể là Việt Nam thông tấn xã”.
- Ngày 5: Chủ tọa phiên họp Hội đồng Chính phủ, bàn việc tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Hội đồng Chính phủ, tổ chức tuyên thệ nhậm chức cho các thành viên mới của Chính phủ và quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất cho một số cán bộ cao cấp và trung cấp trong quân đội, truy tặng Huân chương chiến thắng hạng Nhất cho một số cán bộ quân đội đã hy sinh. Phát biểu kết thúc phiên họp, Người nói đại ý: Hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ quan trọng là tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Vì vậy, phải có bộ máy mới, thêm lực lượng mới nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
1. Tăng cường đoàn kết hơn nữa, đoàn kết trong nội bộ các Bộ, đoàn kết giữa Bộ với nhân dân, đoàn kết giữa Bộ này với Bộ khác, có thế lực lượng ta mới mạnh.
2. Phải đẩy mạnh thi đua. Ta đã khuyến khích nhân dân thi đua thì trước hết ta phải thi đua. Thi đua là làm nhanh, làm nhiều, làm tốt, làm rẻ...
3. Như các vị vừa mới tuyên thệ, chúng ta phải hết sức phục vụ nhân dân, chí công vô tư; làm gương về mặt đức - tài. Đó là đạo đức cách mạng. Ta có thêm lực lượng mới trong Chính phủ thì phải có tác phong mới và lề lối làm việc mới, tránh quan liêu để công việc không bị bê trễ, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhân dân giao phó. Nhân dân đã cố gắng, chúng ta cũng cố gắng, lại được các nước bạn giúp đỡ, nhất định chủ nghĩa xã hội sẽ được thực hiện và sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ thành công.
- Ngày 7: Dự Lễ bế mạc Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai. Người nêu rõ những yêu cầu đối với thanh niên hiện nay là phải phấn đấu tu dưỡng để trở thành những người đủ đức - tài, phải chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn, biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và kỹ thuật.
Cùng ngày, hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ BàiĐọc những lời Navaphân trần, ký bút danh Chiến Sĩ, đăng báoQuân đội nhân dân, số đặc biệt, chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến Nava “phải chịu chết cứng ở Điện Biên Phủ”, “có gan to thế sao lại thua”, ấy là vì “chiến tranh mà Nava chỉ huy là chiến tranh ăn cướp” chứ không phải như ông ta đã phân trần là bởi những cái “nhưng mà” như trong cuốnĐông Dương hấp hốicủa ông ta.
+ BàiĐiện Biên Phủ, ký bút danh L.T., đăng trên báo Nhân Dân, số 1516, nêu rõ ngoài việc đánh đuổi được bọn thực dân, “kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và Điện Biên Phủ nói riêng, có hai ý nghĩa to lớn:
Nó đã khuyến khích các nhân dân bị áp bức ở Á - Phi nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, giành giải phóng dân tộc.
Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta và nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công việc to lớn mấy cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến như vậy, công cuộc xây dựng nước nhà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội cũng như vậy”.
- Ngày 10; Sáng sớm, Chủ tịch đi Hà Đông thăm Khu điều dưỡng của cán bộ miền Nam và Khu an dưỡng của các cụ miền Nam tập kết. Người đến Khu điều dưỡng lúc nhiều người mới thức giấc, vào thăm chỗ ở, nhà ăn, nhà bếp, bệnh xá, nhà vệ sinh... sau đó gặp gỡ và nói chuyện với mọi người, Người bày tỏ sự thông cảm với nỗi nhớ quê hương của cán bộ, đồng bào tập kết và khuyên mọi người ra sức thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, cùng góp sức xây dựng miền Bắc vững mạnh làm nền tảng cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tại Khu an dưỡng của hơn 100 cụ miền Nam, Chủ tịch ân cần thăm hỏi về tình hình sức khỏe, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa của các cụ.
- Ngày 14: Bài viếtBốn anh hùng Mỹ, ký bút danh Trần Lực, đăng báo Nhân Dân, số 1523, khen ngợi hành động dũng cảm đấu tranh cho hòa bình của bốn công dân Mỹ đã dùng chiếc thuyền buồm nhỏ đi đến đảo Mácsan, là nơi Mỹ định thử bom nguyên tử, để phản đối việc làm nói trên của Chính phủ Mỹ.
- Tháng 5, giữa tháng
Dự họp Bộ Chính trị bàn về vấn đề tăng cường công tác chi bộ cơ quan và một số chính sách đối với học sinh miền Nam. Bàn về công tác tăng cường chi bộ ở cơ quan, Người cho rằng các cơ quan Đảng ủy ở Trung ương phải có người chuyên trách. Phải có kế hoạch chấn chỉnh từng nơi cho tốt và các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho các bí thư chi bộ về công tác chi bộ. Với học sinh miền Nam, Người nhắc nhở một mặt phải chiếu cố, một mặt phải giáo dục để các cháu hòa dần vào đời sống ở miền Bắc và lưu ý tránh xáo trộn việc học tập của các cháu cũng như phải tổ chức lao động cho hợp lý.
- Ngày 17: Bài viếtĐế quốc Mỹ xúi quẩy, ký bút danh L.T., đăng báo Nhân Dân, số 1526. Đưa ra những bằng chứng chứng tỏ nền kinh tế Mỹ ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng, thêm vào đó uy tín của nước Mỹ ngày càng sa sút thảm hại, đặc biệt biểu hiện trong chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn tại các nước Trung Mỹ hiện nay đúng như câu tục ngữ nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”.
- Ngày 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Chùa Hương Tích, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước. Ngồi thuyền theo Suối Yến vào chùa, Người ghé thăm Chùa Thiên Trù, lên Động Tiên Sơn, sau đó vào thăm Chùa Chính (Động Hương Tích) rồi nghỉ trưa ở Đền Cửa Võng. Ra về, Người ca ngợi cảnh đẹp của Chùa Hương và căn dặn cán bộ, nhân dân địa phương phải trồng nhiều cây dọc hai bờ Suối Yến, bảo vệ và xây dựng thắng cảnh đẹp hơn để càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm.
- Ngày 23: Dự họp Bộ Chính trị bàn về Đề cương đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà. Sau khi nghe các ý kiến trình bày về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ của mỗi miền và bàn về lực lượng của cách mạng ở miền Nam, Người nhắc nhở phải phân tích cơ sở quần chúng của Diệm là ai và cần phải nhận rõ lực lượng này, nếu không sẽ khinh địch.
Cùng ngày, Người tới thăm và nói chuyện với Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua nông nghiệp toàn quốc lần thứ III. Người nhắc nhở các đại biểu cần vận động bà con nông dântổ chức nhaulạiđể đẩy mạnhtăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Muốn sản xuất tốt phải chú ý các khâu liên hoàn “nhất nước, nhì phân, tam cần và tứ là cải tiếnkỹ thuật”, và giới thiệu một số kinh nghiệm tốt của các nước Trung Quốc, Liên Xô.
* Năm 1959
- Ngày 1: Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự mít tinh và đọcLời kêu gọi nhân Ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5(1959). Người thay mặt Đảng và Chính phủ thân ái chào mừng nhân dân lao động cả nước và thế giới.
Cùng ngày, bài viếtNgày 1-5-1959, ký bút danh Trần Lực, đăng báo Nhân Dân, số 1873. Qua số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế giữa hai phe, tác giả kết luận:
“Phe đế quốc tư bản:
Tình hình u ám tiêu điều,
Càng nhiều mâu thuẫn, càng nhiều chông gai”.
Còn phe xã hội chủ nghĩa đang ngày càng lớn mạnh, sẽ đưa lại cho nhân dân ta một đời sống ngày càng vui tươi”... Do đó, “Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, đoàn kết chặt chẽ với các nước anh em trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ta nhất định thắng lợi, đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thành công.
- Ngày 2: Gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu các dân tộc Tây Bắc về dự lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động ở Thủ đô, Người dặn dò các đại biểu cần động viên bà con tăng gia sản xuất để đời sống ngày càng no ấm hơn. Muốn sản xuất có kết quả, phải tổ chức tổ đổi công, nhưng phải làm thật tốt, phải hòa thuận đoàn kết, phải giúp đỡ nhau tận tình. Gia đình nào chưa vào thì cũng không được ép buộc, khinh rẻ, mỉa mai họ, phải để họ tự nguyện, khi nào thấy lợi, họ sẽ vào. Nơi nào có tổ đổi công rồi thì phải làm thật tốt để tiến dần lên hợp tác xã.
- Ngày 3: Bài viếtCần phải tiếp tục cố gắng chống hạn, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 1874, biểu dương tinh thần cố gắng chống hạn của nhân dân các địa phương và kêu gọi bà con nông dân tiếp tục cố gắng, khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ để hoàn thành vụ chiêm thắng lợi. Bài báo kết luận:
“Muốn cho đời sống vui tươi
Lúa đủ nước uống thì người thừa ăn”.
- Ngày 4: Dự họp Bộ Chính trị bàn về công tác tổ chức Đảng năm 1959, phát biểu tại Hội nghị, Người lưu ý phải đẩy mạnh sửa đổi về tổ chức, đẩy mạnh đào tạo cán bộ cho 5, 10, 15 năm sau này và phải chú ý giúp cho sự phát triển của thanh niên. Cùng ngày, Người dự họp Bộ Chính trị thảo luận việc giúp đỡ cách mạng Lào.
- Ngày 6: Tại Hội nghị lần thứ 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý hội nghị ngoài việc chú ý giáo dục công nhân, tiểu thương và trí thức phải chú ý đến vai trò của thanh niên, phụ nữ trong công tác này.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp bức thông điệp, dưới hình thức thư ngỏ, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 1877, phản đối những luận điệu xuyên tạc của ông ta vu cáo Việt Nam, uy hiếp Lào, nhưng lại che đậy hành động Pháp xâm lược Angiêri.
Trước ngày 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ châu Điện Biên nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bức thư có đoạn:“Tôi mong rằng toàn thể đồng bào các dân tộc, toàn thể bộ đội và cán bộ trong châu ta cùng đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, hăng hái thi đua hơn nữa đi vào con đường đổi công hợp tác, tăng gia sản xuất, phát triển văn hóa, chăm lo vệ sinh phòng bệnh, làm cho châu ta trở nên một địa phương gương mẫu trong khu”.
- Ngày 7: Lên thăm đồng bào, cán bộ các dân tộc Tây Bắc nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tại buổi mít tinh ở Thuận Châu (Sơn La), Người khen ngợi tinh thần đoàn kết kháng chiến cũng như tinh thần đoàn kết sản xuất của tất cả đồng bào, bộ đội, cán bộ trong toàn Khu Tây Bắc. Chủ tịch chúc:
“Người người mạnh khỏe,
Đoàn kết chặt chẽ,
Hăng hái thi đua,
Thành công vui vẻ.”
Tặng hoa cho các em thiếu nhi, Người căn dặn:
“Hoa thơm, nhiều ít cũng thơm
Tăng gia sản xuất thì cơm áo nhiều”.
- Ngày 8: Đến thăm và nói chuyện với nhân dân, bộ đội, cán bộ tại buổi mít tinh ở Yên Châu (Sơn La), Người hoan nghênh đồng bào, bộ đội, cán bộ Yên Châu đoàn kết tốt, giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất, học bình dân. Người khuyên bà con các dân tộc nên tích cực tham gia và xây dựng tổ đổi công thật tốt, chú ý làm thủy lợi để bảo đảm đủ nước cho sản xuất, phải bảo vệ rừng, “5 năm, 10 năm nữa rừng là vàng là bạc, là máy móc cả”. Người yêu cầu bộ đội và dân quân phải giữ gìn tốt trật tự an ninh, cán bộ phải đoàn kết, yên tâm công tác, các cháu thiếu nhi phải chăm chỉ học tập, lao động, giữ gìn vệ sinh và kỷ luật.
Cùng ngày, đi thăm Nông trường Mộc Châu, Người trao tặng Nông trường Huân chương Lao động hạng Ba và tự tay gắn Huân chương lên lá quân kỳQuyết thắngcủa đơn vị, Người còn đề tặng Nông trường bốn câu:
“Luôn luôn cố gắng
Khắc phục khó khăn
Tiến lên thật hăng
Làm tròn nhiệm vụ”.
- Ngày 13: Đến thăm Nhà máy in Tiến Bộ, Người đi xem phân xưởng xếp chữ, phân xưởng in. Đến thăm nhà trẻ, Người căn dặn các cô giáo“Cần trông nom đến nhà giữ trẻ, chăm sóc chu đáo các cháu, vì các cháu có ngoan, khỏe mạnh thì bố mẹ các cháu mới yên tâm sản xuất tốt”.
Người còn viết thư gửi các cụ phụ lão xã Hồng Vân, huyện ân Thi (Hưng Yên) cảm ơn “các cụ đã gửi thư cho tôi”. Người mong “các cụ sẽ tiếp tục đôn đốc và góp sức cùng đồng bào củng cố tốt tổ đổi công và hợp tác xã, làm nhiều tiểu thủy nông, cày sâu bừa kỹ, bón nhiều phân, thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, để nâng cao mức sống của nhân dân hơn nữa”.
- Ngày 14: Dự họp Bộ Chính trị thảo luận dự thảo Nghị quyết của Trung ương về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp. Phát biểu tại hội nghị, Người nhắc nhở: Người nào là tư sản phải đích đáng, không nên làm diện rộng và phải chú ý ảnh hưởng chính trị đối với miền Nam. Về vấn đề hợp tác hoá, Người nêu rõ Nghị quyết phải được phổ biến tới tận nơi nông dân vì vậy phải viết cho dễ hiểu.
Tối, Người dự họp Bộ Chính trị bàn việc giúp đỡ cách mạng Lào.
- Ngày 15: Thăm Nhà máy dệt kim Đông Xuân (Hà Nội, đến nhà trẻ của nhà máy, Người chia kẹo cho các cháu và căn dặn các cô giáo phải coi các cháu như con đẻ của mình.
- Ngày 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp Hội đồng Chính phủ để bàn công tác đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp và những nội dung sẽ đệ trình trước kỳ họp thứ 10 của Quốc hội (khoá I).
Cùng ngày, Người đến thăm lớp chỉnh huấn khoá II của ngành Công an. Nói chuyện với các học viên, Người nhấn mạnh việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và chỉ rõ:“Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ.
Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng”. “Nếu trong công tác, các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, cũng phải trau dồi đạo đức cách mạng, cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân”.
- Ngày 19: Thăm Nhà máy rượu Hà Nội. Người nói với cán bộ nhà máy:“Các chú phải cải tiến để tăng năng suất, giảm bớt sức lao động”.
Trong ngày, Người đi thăm núi Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai) và vãn cảnh chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
- Ngày 20: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong bài báo nhan đềNhững nơi nào nhận thi đua với xã Hiệp An, ký bút danh Trần Lực, đăng Báo Nhân Dân, số 1891, Người kêu gọi các hợp tác xã cả nước thi đua với xã Hiệp An là xã đạt năng suất lúa cao, quản lý lao động và tổ chức sản xuất tốt. Người còn tặng bà con Hiệp An và toàn thể đồng bào nông dân bài hát “Tám điều cần thiết”:
“1- Là nước phải đủ,
2- Là phân phải nhiều,
3- Bừa kỹ, cày sâu,
4- Phải chọn giống tốt,
5- Nên cấy dày cột,
6- Là phòng chuột, sâu,
7- Là nhắc nhủ nhau, việc cải tiến kỹ thuật,
8- Phải quản lý tốt từ đầu đến cuối mùa.
Tám điều cố gắng thi đua,
Thì ta nắm chắc vụ mùa thắng to”.
- Ngày 21: Đến thăm và nói chuyện với lớp học về đường lối cách mạng Việt Nam của cán bộ pháo binh, Người khen ngợi những tiến bộ bước đầu của lớp học và nhắc nhở học viên không được chủ quan tự mãn, cần thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức cộng sản và không ngừng đấu tranh chống tư tưởng cá nhân.
- Ngày 22: Dự họp Bộ Chính trị bàn về chỉnh huấn cho cán bộ, đảng viên và vấn đề Quốc hội, phát biểu tại Hội nghị, Người đề nghị cho cán bộ thanh niên tham gia chỉnh huấn, cán bộ ngành nào tham gia chỉnh huấn ở ngành đó và phải hướng dẫn cụ thể cho từng vùng nông thôn, thành thị. Người nhắc nhở việc học tập Nghị quyết 14, 15, 16 phải lấy Nghị quyết 16 làm trọng tâm và không được ảnh hưởng đến công việc chung. Người chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban lãnh đạo học tập, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm phó ban, đồng chí Tố Hữu phụ trách công việc hằng ngày.
- Ngày 24: Người tiếp tục dự họp Bộ Chính trị bàn việc giúp đỡ cách mạng Lào.
- Ngày 29: bài viếtMấy việc kỳ quái ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 1900, vạch rõ nguyên nhân vì sao Chính phủ Tây Đức và Chính phủ Pháp lại có thái độ “kỳ quái” trước đề nghị của Liên Xô về việc ký kết hòa ước rút hết quân đội nước ngoài ra khỏi Đức, biến Béclin thành một thành phố hòa bình.
- Ngày 30: Bài viếtNông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở, ký bút danh Trần Lực, đăng báo Nhân Dân, số 1901, nêu rõ sự cần thiết ngay từ bây giờ nông dân phải lo việc trồng cây và đề ra định mức cây trồng cho mỗi người và mỗi gia đình. Bài báo kết luận:
“Muốn làm nhà cửa tốt,
Phải ra sức trồng cây.
Chúng ta chuẩn bị từ rày
Dăm năm sau, sẽ bắt tay dựng nhà”.
* Năm 1960
- Ngày 2: Dự họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, phát biểu tại cuộc họp, Người chỉ rõ: cần phải dự đoán các tình huống có thể xảy ra đối với phong trào cách mạng miền Nam, về khẩu hiệu đấu tranh, lực lượng tham gia đấu tranh... và vai trò của miền Bắc.
- Ngày 3: Bài viếtTổng Lý và Tổng Ngô,ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 2236, vạch trần bộ mặt thật của hai tổng thống bù nhìn Lý Thừa Vãn (Nam Triều Tiên) và Ngô Đình Diệm (Nam Việt Nam) đều do Mỹ “nặn” ra, đều là những tên độc tài, phát xít, nhưng lại thường tâng bốc nhau là “nhà ái quốc”. Tác giả cho rằng:
“Lý đã nhào trước Ngô,
Ngô sẽ nhào sau Lý”.
- Ngày 9: Bài viếtChuyện giả mà có thật, ký bút danh Trần Lam, đăng Báo Nhân Dânsố 2242, kể về những hoạt động của Người trong thời gian ở Thái Lan, qua đó nói lên tình đoàn kết thân ái và sự giúp đỡ của kiều bào đối với phong trào cách mạng nước nhà.
- Ngày 13: Bài viếtĐế quốc Mỹ bị bắt quả tang, ký bút danh T.L, đăng báo Nhân Dân, số 2246, tố cáo những hành động khiêu khích của Mỹ như cho máy bay do thám lãnh thổ Liên Xô, tổ chức những hoạt động phá hoại... và nhắc nhở mọi người phải luôn luôn đề cao cảnh giác.
- Ngày 17: 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội đáp máy bay sang thăm không chính thức Nam Ninh (Trung Quốc). Cùng đi có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vỹ.
11 giờ 50, Chủ tịch Khu tự trị Choang Quảng Tây Vi Quốc Thanh ra tận chân cầu thang máy bay đón Người.
- Ngày 19: 9 giờ, các đồng chí lãnh đạo thành phố Nam Ninh tới chúc thọ lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
17 giờ, đồng chí Vi Quốc Thanh và một số cán bộ đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển thư chúc thọ của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Người1). Ông Vi Quốc Thanh còn tặng Người một chiếc gậy rất đẹp.
- Ngày 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Nam Ninh về Hà Nội.
- Ngày 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn chung tới các đoàn thể, các cơ quan, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào và ngoại kiều, các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ các nước trên thế giới đã gửi điện, viết thư chúc mừng nhân dịp sinh nhật của Người.
- Ngày 29: Bài viếtNhững bước tiến của các hợp tác xã thủ công nghiệp, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 2262, nêu lên những thành công bước đầu của phong trào hợp tác xã thủ công ở miền Bắc và chỉ rõ những điều kiện rất quan trọng để củng cố và phát triển tốt hợp tác xã là:
+ Cán bộ cần phải chí công vô tư,
+ Lãnh đạo phải dân chủ,
+ Quản lý phải chặt chẽ, toàn diện,
+ Phân phối phải công bằng,
+ Các hợp tác xã phải giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.
- Ngày 30: Dự họp Bộ Chính trị bàn về vấn đề lương thực, Người nêu rõ việc thu thuế không nên gò ép gây tình hình căng thẳng trong nhân dân (nhất là vụ chiêm này), phải căn cứ vào thực tế mà định ra chính sách cho phù hợp. Người cũng nêu một số ý kiến về chính sách với cán bộ, đảng viên và nhắc nhở phải giữ lời hứa với các bạn hàng quốc tế trong vấn đề xuất khẩu.
Trong tháng 5 -1960:
+ Tập thơNhật ký trong tùcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tại Trung Quốc, do Nhà xuất bản Nhân dân văn học (Trung Quốc) ấn hành.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn bác sĩ đông y Trung Quốc sang thăm khám bệnh cho Người.
* Năm 1961
- Đầu tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Bông Văn Dĩa từ miền Nam ra Bắc để nhận nhiệm vụ lái con tàu biển mở "Đường Hồ Chí Minh trên biển".
- Ngày 3: 7 giờ, tại Phủ Chủ tịch, tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vỹ sang báo cáo về việc chuẩn bị cho Người đi nghỉ ở Trung Quốc. Người đã "thoả thuận" với Đại sứ về việc đón tiếp Người ở Trung Quốc: Không tổ chức hoạt động chúc thọ Người dưới bất kỳ hình thức nào; Khi đến cũng như khi đi, không cần tổ chức đón tiếp, tiễn đưa (trừ các cháu thiếu nhi); Những hoạt động ở Trung Quốc, không cần giữ bí mật, cũng không công khai.
- Ngày 4: Dự Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) để kiểm điểm sự lãnh đạo của Trung ương trong ba năm qua. Người nêu nhận xét:"Cán bộ quản lý tốt thì tư tưởng tốt. Không phải tư tưởng bay ở trên trời".
- Ngày 6: Dự Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Người chỉ rõ: Chúng ta chậm không phải vì chúng ta không thấy khuyết điểm, mà là do chúng ta không chịu sửa.
- Ngày 9: Ra thăm đảo Cô Tô tỉnh Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh) giữa lúc đồng bào đang tích cực chuẩn bị cho vụ cá sắp tới và đang hăng hái làm thuỷ lợi chuẩn bị cho vụ mùa. Nói chuyện trước hơn 2.000 đồng bào, cán bộ, bộ đội trên khu đồi sim đang mùa hoa nở, Người dặn dò mọi người trên đảo những công việc cụ thể cần làm tốt để các đảo thiết thực góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Trên đường đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trà Cổ. Tại đây, Người gặp gỡ nhân dân và cán bộ của tỉnh, hỏi thăm công việc và đời sống của nhân dân.
Cùng ngày, bài viết nhan đềMột tháng tư lịch sửcủa Người,ký bút danh T.L, đăng Báo Nhân Dânsố 2605, nêu lên sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa và những thất bại của đế quốc Mỹ thông qua ba sự kiện lớn trong tháng 4.
- Ngày 10: Với bút danh T.Lan, tác phẩmVừa đi đường, vừa kể chuyệncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu được công bố trên báo Nhân Dân.Nội dung tác phẩm là những mẩu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Người trước năm 1945 được kể lại trên đường đi chiến dịch Biên Giới (1950) và trở về căn cứ kháng chiến ở Việt Bắc. Câu chuyện bắt đầu từ những ngày hoạt động bí mật ở Pháp những năm 1920, cho đến ngày Người được đặt chân lên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc sau 30 năm xa cách. Bằng lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa quá khứ với hiện tại và bằng những dẫn chứng cụ thể, tác giả muốn khẳng định với người đọc: Dù thế lực phản động có lớn mạnh, hung ác, quỷ quyệt, cuối cùng cũng sẽ bị lực lượng cách mạng đập tan. "Cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng tanhất định thắng lợi". "Ngày nay đế quốc Mỹ đang đi theo vết xe chống cộng của Hítle, chắc chắn rằng số phận của đế quốc Mỹ cũng sẽ kết thúc một cách thảm hại như số phận của Hítle". "Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: điều đó cũng rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông".
- Ngày 14: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên máy bay rời Hà Nội đi Quế Lâm(Quảng Tây, Trung Quốc), bắt đầu chuyến đi nghỉ 15 ngày. Ngồi trên máy bay, Chủ tịch kể cho đại sứ Hà Vỹ và các vị cùng đi tình hình sinh hoạt của Người ở Văn phòng Bát lộ quân (Quế Lâm) đầu những năm 40 của thế kỷ XX, giọng Người xúc động: "Vậy mà đã 20 năm rồi, Quế Lâm chắc càng đẹp lắm!".
Máy bay hạ cánh xuống sân bay Quế Lâm. Ra đón Chủ tịch Hồ Chí Minh có ông Chủ tịch tỉnh Quảng Tây Vi Quốc Thanh và Bí thư thị uỷ Quế Lâm Hoàng Vân.
Cùng ngày, Báo Nhân Dânsố 2610, đăngThư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thiếu niên, nhi đồng cả nước, nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (15-5). Người căn dặn các cháu cố gắng thực hiện tốt 5 điều:
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Giữ gìn vệ sinh.
- Thật thà, dũng cảm.
Bức thư có đoạn: "Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".
- Ngày 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh đi du thuyền trên Ly Giang - con sông đẹp nổi tiếng của Quế Lâm. Thuyền qua Quan Nham, Người rời thuyền lên bờ, vào động Dung ngắm cảnh sơn kỳ thuỷ tú trong động; gặp suối ngầm, Người lội qua dễ dàng bằng đôi dép "kháng chiến" trong khi những người khác còn lúng túng với những đôi giày da. Người nói vui với mọi người: "Xem ra đôi dép "kháng chiến" của tôi tiện hơn nhiều!".
Cùng ngày, bài viếtVài ý kiến về phong trào Duyên Hảicủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh T.L, đăng báo Nhân Dânsố 2611, giới thiệu về phong trào học tập Duyên Hải và thi đua với Duyên Hải đang phát triển mạnh ở các xí nghiệp và công trường. Tác giả phân tích nguyên nhân vì sao có phong trào Duyên Hải và nêu những điểm cần chú ý để phong trào phát triển một cách vững chắc và rộng khắp.
- Ngày 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ tại Khách sạn Dung Hồ. Người dùng bút lông viết lại bài thơ chữ Hán mới làm hôm trước khi ngoạn cảnh Ly Giang.
Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,
Thơ đan trong hoạ, họa cài trong thơ.
Tiều phu trên núi hát ca,
Dưới sông thuyền khách vào ra: diệu kỳ!
(Bản dịch của Phan Văn Các)
Sau đó, Người tặng Khách sạn Dung Hồ bài thơ này.
- Ngày 21: Người đi thăm Thái Hồ, một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc với 91 hòn đảo lớn nhỏ. Ngồi thuyền du ngoạn cảnh Thái Hồ sơn thuỷ hữu tình, xúc cảm trước cảnh vật bao la kỳ thú, Người đã làm bài thơ chữ Hán:Vịnh Thái Hồ.
Tây Hồ khôn sánh Thái Hồ đẹp,
Thái Hồ rộng vượt Tây Hồ xa.
Thuyền cá đi về trong nắng sớm,
Ruộng đầy dâu lúa, núi đầy hoa.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng).
- Ngày 24: 7 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ngắm từng kỷ vật trong ngôi nhà cũ của Mao Trạch Đông ở Thiều Sơn, Người nói với các bạn Trung Quốc cùng đi:"Nhà của đồng chí Mao Trạch Đông ở nông thôn, nhà của tôi cũng ở nông thôn. Làng xóm ở quê tôi còn nghèo khổ hơn cả ở đây dưới xã hội cũ!".
- Ngày 26: 8 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước, kết thúc chuyến đi nghỉ dài ngày qua một số tỉnh trên đất nước Trung Quốc. Máy bay an toàn hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm hồi 11 giờ 15.
Tháng 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe đồng chí Võ Bẩm - Tư lệnh Đoàn Vận tải quân sự 559 báo cáo về việc mở đường Trường Sơn và việc vận chuyển hàng, đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam. Người khen ngợi và căn dặn: Phải làm tốt, làm nhiều hơn nữa, phải giữ được bí mật, bất ngờ, phải lo đời sống cho dân. Người giao cho đồng chí Võ Bẩm mang muối và vải hoa phát cho dân dọc tuyến đường.
Huyền Trang (tổng hợp)