Phần 2. Giai đoạn 1930 - 1945
* Khoảng tháng 7, tháng 8 - 1930
Tại Thượng Hải, Nguyễn Ái Quốc tham dự một cuộc họp có mặt các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu), Lưu Quốc Long để góp ý về công tác vận động binh lính. Người căn dặn: “Không nên chỉ hô hào thợ thuyền, dân cày chung chung. Không nên nói vô sản một cách cứng nhắc. Trước mắt chúng ta là phải đánh đổ thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Cho nên, phải khơi lòng yêu nước của mọi người. Đối với anh em binh lính, ta nên khêu gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, rồi chuyển sang khêu gợi lòng yêu nước, thương nòi. Như thế, mới đi vào lòng người ta được”.
Xem những số báo Kèn gọi lính, Nguyễn Ái Quốc nhắc nhở các đồng chí tại cuộc họp:Không nên dùng chữ khó hiểu, phải viết ngắn, gọn, rõ ràng. Sau đó, Người viết mấy bài cho báo với nội dung yêu nước, ghét thống trị Pháp dưới hình thức văn vần, văn xuôi rất ngắn gọn và dễ hiểu.
* Tháng 8- 1931
- Ngày14:Nguyễn Ái Quốc bị Toà án tối cao Hồng Kông xét xử - Phiên toà thứ hai, nhưng bị can không có mặt tại phiên toà. Luật sư Gienkin yêu cầu cho hai bị can có mặt để có thêm thông tin cần thiết, nếu cần, nhưng bị viên công tố Alabaxtơ phản đối. Ông ta đọc Lệnh trục xuất nguyên đơn trong 10 năm và kèm theo là Lệnh của Thống đốc yêu cầu nguyên đơn“phải rời Nhượng địa bằng một tàu biển được chỉ định rời Hồng Kông ngày 18 tháng 8, tàu Angiê”.
Tiếp đó, viên công tố đọc lời khai có tuyên thệ của nguyên đơn, trong đó chỉ rõ sự vi phạm luật của việc bắt và thẩm vấn Nguyễn Ái Quốc. Theo luật, người thẩm vấn chỉ có quyền hỏi một số câu hỏi nhất định, được in sẵn, nhưng cuộc thẩm vấn ở đây mang đầy tính đối chất về quá khứ nhằm ép Nguyễn Ái Quốc phạm các tội tuyên truyền cách mạng và có những hành động sai trái khác. Cuối lời khai có tuyên thệ, Nguyễn Ái Quốc tố cáo có nhân viên của chính quyền Đông Dương theo dõi Người ở trong tù, và nói thêm: “Nếu tôi bị trục xuất đến Đông Dương, tôi sẽ bị giết, dù có xét xử hay không xét xử”.
- Ngày 15:Nguyễn Ái Quốc bị Toà án tối cao Hồng Kông xét xử - Phiên toà thứ ba. Tại toà, công tố viên Alabaxtơ đọc lời khai có tuyên thệ của Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc): “Tống Văn Sơ đã phủ nhận lời khai có tuyên thệ của ông do Trợ lý Thư ký Trung Hoa vụ đưa ra, bởi vì lời khai đó làm người ta hiểu rằng chỉ có duy nhất một cuộc thẩm vấn, trong khi đó ông bị thẩm vấn ba lần. Bị cáo cũng tố cáo rằng ông bị bắt ngày 6 tháng 6 chứ không phải ngày 12 tháng 6”. Tiếp theo, Alabaxtơ đọc các câu hỏi và các câu trả lời khi thẩm vấn Tống Văn Sơ do Thư ký Trung Hoa vụ biên soạn, đã cố tình làm lệch lời khai; trong đó có đoạn: “Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người cộng sản, nhưng tôi là người theo chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc, theo tất cả những gì mà chúng tôi biết, có nghĩa là chiến đấu vì nhà vua và vì đất nước... Chúng tôi là một dân tộc đang chiến đấu và có khả năng tự đứng vững trên chính đôi chân của mình, nhưng cũng cần phải tìm sự viện trợ từ bên ngoài... Vì tổ chức của tôi và tôi trông cậy vào sự giúp đỡ của nước Anh nên tôi không hiểu vì sao tôi lại bị bắt...”. Trong thẩm vấn, khi viên Thư ký Trung Hoa vụ đưa ảnh của Nguyễn Ái Quốc ra hỏi: đây có phải là ảnh của Tống Văn Sơ không, Người đã trả lời: “Tôi thừa nhận rằng bức ảnh trông giống tôi và có thể là tôi, nhưng tôi không bao giờ đội cái mũ như vậy. Tôi thừa nhận bức ảnh trong hộ chiếu là của tôi (hộ chiếu này mang tên Tống Văn Sơ)... Tôi thừa nhận là tôi đã thuê căn hộ trong ngôi nhà số 186 đường Tam Kung. Tôi muốn nói rằng bạn tôi tên là Vương đã thuê căn hộ đó.
Ông Vương đã rời Hồng Kông vào tháng 4 và tôi đã tiếp quản từ ông ấy và trả tiền thuê nhà. Người bạn tên là Vương này là nhà buôn và là một người bạn cũ của tôi. Tôi biết ông ấy đã từ rất lâu. Ông ấy không phải là nhà cách mạng.
Tôi thừa nhận rằng tôi đã từng ở Thượng Hải nhưng đã cách đây nhiều năm rồi. Gần đây tôi không liên lạc gì với Thượng Hải. Không có đảng bộ nào của Đảng An Nam ở Thượng Hải...
Tôi không muốn bị trục xuất. Tôi muốn được tự do...
Tôi tha thiết đề nghị cho tôi được tự do hai hoặc ba tuần nếu tôi bị trục xuất, cốt để cho tôi có thì giờ kiến nghị tới Ngài Bộ trưởng rằng tôi muốn được phép sang Anh quốc”
- Ngày 20:Nguyễn Ái Quốc bị Toà án tối cao Hồng Kông xét xử - Phiên toà thứ tư. Viên công tố Alabaxtơ tuyên bố thừa nhận lệnh trục xuất đối với Tống Văn Sơ lần thứ nhất là sai, do nội dung thẩm vấn sai; nhưng ngay sau đó lại tuyên bố lệnh trục xuất thứ hai vừa mới được ban hành vào chiều 15-8-1931, riêng với bị cáo nam và cho phép Lý Phương Thuận được rời ghế bị cáo.
Luật sư Ph. Gienkin phản đối vì:Nếu việc giam giữ là bất hợp pháp thì không thể biến thành hợp pháp bằng cách ban hành một lệnh trục xuất mới giữa hai phiên toà.
- Ngày 24:Nguyễn Ái Quốc bị Toà án tối cao Hồng Kông xét xử - Phiên tòa thứ năm.
Nguyễn Ái Quốc được luật sư Ph. Gienkin bảo vệ bằng cách vạch rõ sự giả dối và lừa bịp, đội lốt trục xuất để giao bị cáo cho nhà cầm quyền Pháp. Ông nói:“Cả hai lệnh trục xuất trên đây đều bất hợp pháp... Giả sử lệnh thứ nhất đã được thực hiện, thì Hội đồng Thống đốc cũng không thể bắt giữ theo lệnh thứ hai vì nó hoàn toàn trái với luật hiện hành, quy định không được bắt giữ lại một người vừa mới được phóng thích theo Luật Bảo thân (Habeas Corpus) vì cùng một nguyên nhân, một vấn đề, hay một lý do”.
Sau đó, ông đọc lời khai mới có tuyên thệ của bị cáo Tống Văn Sơ trước toà: “Tôi 36 tuổi. Tôi sinh ở thành phố Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tôi đã gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương nói chung, phong trào có mục đích cao nhất là lật đổ toàn bộ quyền lực của Chính phủ Pháp ở đó và thay thế bằng một chính phủ dân tộc dưới sự lãnh đạo của người bản xứ. Tôi đã tham gia tích cực vào phong trào này trong một thời gian trước ngày tôi bị bắt ở Hồng Kông ngày 6-6-1931.
Theo những người cầm quyền của Chính phủ Pháp thì tham gia vào một phong trào như vậy là phạm tội và kẻ phạm tội phải nhận án tử hình.
... Mục đích thực sự của Chính quyền Hồng Kông khi tiến hành các thủ tục trục xuất tôi là nhằm khẳng định việc giao tôi cho Pháp ở Đông Dương để Chính phủ Pháp xử lý tôi theo tội trạng đã nói trên”.
Tiếp theo, luật sư Gienkin chất vấn:Hội đồng Hành pháp có họp được đông đủ vào thứ bảy ngày 15 tháng 8 hay không, và có cuộc họp vào ngày đó hay không, vì theo thông lệ chỉ họp vào thứ năm hàng tuần?
- Ngày 25:Nguyễn Ái Quốc bị Toà án tối cao Hồng Kông xét xử - Phiên toà thứ sáu. Nguyễn Ái Quốc được luật sư Ph. Gienkin bênh vực bằng cách yêu cầu viên công tố phải thừa nhận rằng:Tài liệu đánh máy do Ban Thư ký Trung Hoa vụ đưa ra nói rằng nguyên đơn (tức Tống Văn Sơ - T.G) khi thẩm vấn đã khai có bí danh thứ ba là Nguyễn Ái Quốc, là tài liệu giả. Cuối cùng, Công tố viên Alabaxtơ phải thừa nhận trước toà rằng:Cuộc họp của Hội đồng Hành pháp được tiến hành vào thứ năm ngày 13 tháng 8, còn lệnh trục xuất (Nguyễn Ái Quốc) đề ngày thứ bảy 15 tháng 8 (!).
- Trước ngày 28:Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Thái tử Cường Để đang sống ở Nhật Bản nhờ Lý Phương Thuận (Lý Sâm) chuyển sau khi được trả tự do và rời khỏi Hồng Kông.
*Tháng 8 -1932
- Trước ngày 15:Nguyễn Ái Quốc vẫn yêu cầu chính quyền Hồng Kông cho mình được sang Anh theo điều khoản thoả thuận vì phải sang Trung Quốc là một mối nguy hiểm cho mình. Vì vậy xin kéo dài thời gian phải ra đi sau hai tháng nữa để chờ chính quyền Anh trả lời.
- Ngày 29:Nguyện vọng đi Anh của Nguyễn Ái Quốc không được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Anh chấp nhận, nói rằng trong bản thoả thuận, Chính phủ Hoàng gia Anh không bị ràng buộc bởi yêu cầu này. Ông ta yêu cầu chính quyền Hồng Kông cần bảo đảm cho Nguyễn Ái Quốc đến một nơi mà không có nguy cơ bị Pháp bắt.
Các luật sư đại diện cho Tống Văn Sơ ở Luân Đôn đã phản ứng việc từ chối của Bộ Thuộc địa Anh, trước đã đồng ý nay lại không đồng ý, như vậy là vi phạm điều khoản đã thoả thuận.
* Tháng 8 -1935
- Ngày 16:Nguyễn Ái Quốc điền Bản khai đại biểu tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
1. Quê quán: Đông Dương.
2. Họ, tên, bí danh trong Đảng hiện nay: Teng Man Huon.
3. Họ, tên, bí danh trong Đại hội: Lin.
4. Dân tộc: Đông Dương.
5. Tuổi: sinh năm 1900, 35 tuổi.
6. Thành phần xuất thân: Gia đình trí thức.
7. Trình độ học vấn: Tự học.
8. Đã học trường Đảng chưa? Từ năm nào đến năm nào?: Đang học Trường Quốc tế Lênin.
9. Nghề nghiệp, đã làm bao nhiêu năm?: Thuỷ thủ, làm thuê 10 năm.
10. Phương tiện sinh sống hiện nay: Sinh viên Trường Quốc tế Lênin.
11. Đã tham gia những bộ phận nào của Quốc tế Cộng sản? Từ năm nào đến năm nào?
- Từ năm 1921 - 1930 tham gia Đảng Cộng sản Pháp.
- Từ năm 1930 đến nay là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
12. Có tham gia các đảng phái nào khác? Từ năm nào đến năm nào?: Không.
13. Những công tác Đảng đã và đang tham gia từ Đại hội VI Quốc tế Cộng sản?
- Từ năm 1928, tổ chức phong trào công nhân và nông dân ở Xiêm.
- Năm 1930 - 1931, tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương.
14. Có bị bắt vì hoạt động cách mạng không? Bao nhiêu năm bị tù đày?
- Năm 1931 bị bắt, bị tù 2 năm.
- Năm 1933 ra khỏi tù.
15. Đã tham gia những Đại hội, những Hội nghị quốc tế nào? (Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công đoàn...).
- Đã tham gia Đại hội V Quốc tế Cộng sản với tư cách đại biểu... và Đại hội quốc tế Công đoàn.
16. Từ nước mình hay nước ngoài đến (Liên Xô)?
- Từ nước ngoài (Trung Quốc).
17. Có là thành viên của nghị viện, cơ quan hành chính nào không?
- Không.
Ký tên: Lin.
- Sau ngày 20:Nguyễn Ái Quốc và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản dự bữa cơm thân mật do Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp M. Tôrê (M. Thorez) và Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Minh tổ chức ở ngoại ô Mátxcơva để chúc mừng Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh oanh liệt, thắng lợi vẻ vang.
* Cuối tháng 7- 1940
Nguyễn Ái Quốc từ Trùng Khánh trở lại Côn Minh.
* Tháng 8 -1941
- Ngày 1:Bài Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập của Nguyễn Ái Quốc gồm 17 câu, đăng trên báo Việt Nam độc lập, số đầu tiên .
“Báo "Độc lập" hợp thời đệ nhất,
Làm cho ta mở mắt mở tai.
Cho ta biết đó biết đây,
Ở trong việc nước, ở ngoài thế gian:
Cho ta biết kết đoàn tổ chức.
Cho ta hay sức lực của ta.
Cho ta biết chuyện gần xa.
Cho ta biết nước non ta là gì...”
- Ngày 9:Nguyễn Ái Quốc viết bài Xã luận cho báo Việt Nam độc lập. Sau khi phân tích:“Tây có hai cách làm cho ta ngu hèn, một là cách bưng mắt..., hai là cách lừa gạt”. Người chỉ rõ:“Tây cốt làm cho ta ngu hèn. Báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”.
-Ngày 21: Hai bài thơ Việt Nam độc lập và Dân cày, cùng bức tranh cổ động của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên báo Việt Nam độc lập.
Bài Việt Nam độc lập gồm bốn câu in ngay dưới bức tranh cổ động:
"Việt Nam độc lập" thổi kèn loa.
Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già
Đoàn kết vững bền như khối sắt
Để cùng nhau cứu nước Nam ta!
Bài Dân cày gồm 18 câu, nội dung đề cập đến nỗi khổ cực của người nông dân:
“Thương ôi! những kẻ dân cày,
Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao”.
Và chỉ rõ, muốn phá bỏ nỗi bất bình đó, bà con nông dân phải tham gia Việt Minh, cùng toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, để:
“Mai sau thực hiện chương trình:
Việt Nam nông dã tất canh kỳ điền".
* Tháng 8 -1942
- Ngày 1:Bài thơ Nhóm lửa của Nguyễn Ái Quốc, gồm 26 câu, đăng trên báo Việt Nam độc lập. Bài thơ ví sự nghiệp cách mạng với việc nhóm lửa, phải trải qua “bước gian nan” để phát triển phong trào, bùng cháy khắp nơi. Lúc bấy giờ:
Lửa cách mạng sáng choang bờ cõi,
Chiếu lá cờ độc lập, tự do!
- Khoảng đầu tháng:Bài thơ Bài ca du kích của Nguyễn Ái Quốc, gồm 28 câu, kêu gọi các tầng lớp già, trẻ, lính, dân, đàn ông, đàn bà tham gia du kích, để cùng nhau đánh Tây, đánh Nhật:
Kẻ có súng dùng súng,
Kẻ có dao dùng dao;
Kẻ có cuốc dùng cuốc,
Người có cào dùng cào,
Thấy Tây cứ chém phứa,
Thấy Nhật cứ chặt nhào..
... Chúng nhất định thất bại
Mình sức càng dồi dào.
- Ngày 11:Bài thơ Tặng Toàn quyền Đờcu của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên báo Việt Nam độc lập:
Non nước Rồng Tiên rõ mịt mù,
Lợi quyền phó mặc bố thằng Cu.
Đối dân Nam Việt thì lên mặt,
Gặp bọn Phù Tang 13) chỉ đội khu 14)!
Về Pháp, không cơm e chết đói,
Ở đây, hút máu béo ni-nu.
Cũng như thống chế Pêtanh vậy,
Chú cứ cu cù được mãi ru!
- Ngày 13:Buổi tối, với tên mới Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng Đồng minh.
- Ngày 21:Bài Chơi giăng của Nguyễn Ái Quốc, gồm 16 câu, đăng trên báo Việt Nam Độc lập, số 135.
Bài thơ gồm hai thiên bát cú Đường luật, viết dưới hình thức“nhân nguyệt vấn đáp”.Thiên 1 là lời “Người hỏi trăng" vì sao“non nước tơi bời”, “nhân dân cực khổ” và “Nam Việt bao giờ thì giải phóng”. Thiên 2 là lời đáp của trăng:
"... Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
- Từ ngày 19 đến 24:Hồ Chí Minh đi bộ trên đất Quảng Tây (Trung Quốc), vùng gần biên giới Việt - Trung, ngày nghỉ, đêm đi. Cùng đi có Lê Quảng Ba.
- Ngày 25:Hồ Chí Minh đến Ba Mông thuộc huyện Tĩnh Tây và trú chân ở nhà Từ Vĩ Tam, một nông dân nghèo kết nghĩa anh em. Vì chỉ còn hai ngày nữa đến Tết Trung nguyên (14-7 âm lịch) là Tết lớn của địa phương, gia đình Từ Vĩ Tam tha thiết lưu giữ, Người nán lại ở đây hai ngày.
- Ngày 26:Buổi tối, Hồ Chí Minh ăn Tết Trung nguyên với những người nông dân Trung Quốc quen biết tại nhà Từ Vĩ Tam . Bàn đến việc ai sẽ đưa đường cho Hồ Chí Minh đến Bình Mã, Dương Đào đã hăng hái nhận trách nhiệm.
- Ngày 27:Sáng sớm, Hồ Chí Minh lên đường đi Bình Mã, có Dương Đào cùng đi để dẫn đường (Lê Quảng Ba ở lại nhà Từ Vĩ Tam). Hai người đến phố Túc Vinh (huyện Thiên Bảo, Quảng Tây) thì bị quân tuần cảnh ở trụ sở của Quốc dân Đảng bắt giữ.
- Ngày 28:Từ Túc Vinh, Hồ Chí Minh cùng Dương Đào bị áp giải đến huyện Thiên Bảo.
- Ngày 29:Hồ Chí Minh bị giải từ Thiên Bảo đến huyện lỵ Tĩnh Tây và bị Quốc dân Đảng Trung Quốc giam trong nhà giam C.H.S. hơn hai tuần, ngày mang gông, đêm cùm chân.
- Ngày 30:Trong nhà giam C.H.S., Hồ Chí Minh được Vương Tích Cơ đến thăm, đem cơm. Qua Vương Tích Cơ, Người gửi được một lá thư (tiếng Việt) viết bằng bút chì cho Lê Quảng Ba để báo tin.
- Từ ngày 29 đến ngày 24- 9:Hồ Chí Minh bị giam tại nhà lao huyện Tĩnh Tây. Người viết 22 bài thơ: Bài 1:
"Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao" .
Bài 2: Khai quyển; bài 3: Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu (Bị bắt giữ ở phố Túc Vinh); bài 4: Nhập Tĩnh Tây huyện ngục (Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây); bài 5 - 6 - 7: Thế lộ nan (Đường đời hiểm trở, 3 bài); bài 8 - 9: Tảo (Buổi sớm, 2 bài); bài 10: Ngọ (Buổi trưa); bài 11: Vấn thoại (Lời hỏi); bài 12: Ngọ hậu (Quá trưa); bài 13: Vãn (Chiều hôm); bài 14: Tù lương (Cơm tù); bài 15: Nạn hữu xuy địch (Người bạn tù thổi sáo); bài 16 - 17: Cước áp (Cái cùm, 2 bài); bài 18 - 19 - 20: Học dịch kỳ (Học đánh cờ, 3 bài); bài 21: Vọng nguyệt (Ngắm trăng); bài 22: Phân thuỷ (Chia nước).
* Tháng 8 -1943
Trong nhà giam Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu, Hồ Chí Minh viết các bài thơ: Bài 124-125: Thu cảm, I-II (Cảm thu, I-II); bài 126: Nhân đỗ ngã (Nhân lúc đói bụng); bài 127: Trần khoa viên lai thám (Khoa viên họ Trần tới thăm); bài 128: Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư (Chủ nhiệm họ Hầu7) tặng một bộ sách); bài 129: Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động (Được lệnh trên cho đi lại ngoài buồng giam); bài 130: Thu dạ (Đêm thu).
* Tháng 8 -1944
- Ngày 9:Hồ Chí Minh được Tướng Trương Phát Khuê trả lại tự do và cho phép trở về Việt Nam cùng với 18 thanh niên do Người chọn.
Trước khi rời Liễu Châu, Người nói với Tướng Trương:“Tôi là một người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản. Tôi có một lời bảo đảm đặc biệt đối với ông rằng: Chủ nghĩa cộng sản sẽ chưa được thực hiện ở Việt Nam trong vòng 50 năm tới”.
Người cám ơn sự giúp đỡ của Tướng Tiêu Văn và nói:“Những gì mà tôi đã nói với ông (về Việt Nam và phong trào cách mạng Việt Nam) là sự thật 99%. Chỉ có 1% tôi chưa nói với ông mà thôi”.
- Trong tháng 8
+ Hồ Chí Minh về đến Long Châu, trú chân tại“Việt Nam dân tộc giải phóng đồng minh hội đệ nhất biện sự xứ” (Văn phòng 1, Hội đồng minh giải phóng dân tộc Việt Nam) đặt tại Đức Hưng Xa y điếm, số 82, đường Đông Quan ngoại thị trấn Long Châu. Người ở lại đây mấy hôm.
+ Tại Long Châu, Hồ Chí Minh gặp lại Tăng Thiên Tiết và được Tăng Thiên Tiết giúp đỡ ký giấy cho về Việt Nam.
* Tháng 8 -1945
- Từ ngày 1 đến ngày 6:Hồ Chí Minh tuyển lựa 200 du kích để Đội“Con Nai” huấn luyện sử dụng súng cácbin, M.A.S, tiểu liên Tômxơn, Badoca, cối và lựu đạn...
- Ngày 6:Qua điện đài của nhóm Tômát, Hồ Chí Minh biết tin Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Hirôsima.
- Sau ngày 6:Hồ Chí Minh chỉ thị viết nhiều thư hoả tốc, tung giao thông đặc biệt đi các hướng để thúc giục các đại biểu ở các địa phương về Tân Trào họp Hội nghị toàn quốc của Đảng.
- Khoảng ngày 10:Tại lán Nà Lừa, Hồ Chí Minh bàn với một số đồng chí về công việc chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng. Khi Thường vụ chưa ấn định ngày, Người nói:“Nên họp ngay và cũng không nên kéo dài Hội nghị. Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút, tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng. Không thể để lỡ cơ hội”.
- Ngày 12:Buổi tối, Hồ Chí Minh mặc dù đang yếu mệt, vẫn chăm chú theo dõi diễn biến tình hình thế giới. Qua chiếc đài thu thanh đã cũ, chạy bằng pin, Người nhận được tin của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, phát đi từ Xan Phranxítxcô (San Francisco) loan tin:Nhật Bản gửi công hàm cho Mỹ và các nước Đồng minh, đề nghị mở cuộc đàm phán lập lại hoà bình, chấp nhận “ngừng bắn” chứ không chấp nhận “đầu hàng” không điều kiện. Người nhận định: “Có hiện tượng nguy ngập tan rã trong quân đội Nhật”.
- Ngày 13:Có tin Nhật đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật ở các nơi ngừng chiến đấu. 23 giờ, Uỷ ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ thị viết nhiều thư hoả tốc, tung giao thông đặc biệt đi các địa phương và chỉ thị. Mệnh lệnh khởi nghĩa phải:Tập trung lực lượng đánh vào đô thị, đánh chặn quân Nhật rút lui; sau mỗi trận chiến đấu lập tức bổ sung và củng cố bộ đội, để lại một phần ba hoạt động trong địa phương, hai phần ba sẵn sàng đợi lệnh điều động đi nơi khác; củng cố các căn cứ bí mật, quân lương, quân giới... chuẩn bị kháng chiến một khi quân Pháp trở lại...
- Ngày 14:Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị nhận định:“Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Hội nghị quyết định mục đích của cuộc chiến đấu là giành quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, thành lập chính quyền nhân dân, thi hành Mười chính sách của Việt Minh, định chính sách ngoại giao đối với Đồng minh. Hội nghị đề ra Nghị quyết chủ trương tập trung mọi lực lượng để giành chính quyền, tập trung "nhằm vào ba nguyên tắc:
a) Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính.
b) Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy.
c) Kịp thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội".
Nghị quyết Hội nghị còn thảo luận và bàn bạc nhiều vấn đề khác như: vấn đề ngoại giao, tuyên truyền cổ động, nhiệm vụ quân sự, nhiệm vụ kinh tế, v.v..
- Ngày 15:Sau khi nhận được tin Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Hồ Chí Minh đề nghị Hội nghị toàn quốc của Đảng nên mau chóng kết thúc để các đại biểu khẩn trương quay ngay về các địa phương, kịp thời phát động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị thông qua quyết nghị gồm 11 vấn đề quan trọng như: Tình hình thế giới, tình hình Đông Dương, chủ trương của ta, vấn đề ngoại giao, nhiệm vụ quân sự, vấn đề cán bộ... Hội nghị còn quyết định thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc lãnh đạo Tổng khởi nghĩa và lập Bộ Tư lệnh giải phóng quân Việt Nam.
- Sau ngày 15:Hồ Chí Minh gửi Trung uý Giôn (John) một lá thư bằng tiếng Anh với nội dung:Trung uý thân mến,Nhờ ông gửi giúp về Bộ Tổng hành dinh của ông bức điện tín như sau:
Uỷ ban dân tộc giải phóng của Mặt trận Việt Minh yêu cầu nhà cầm quyền Hoa Kỳ thông báo cho Liên hợp quốc rằng: Chúng tôi đã đứng về phía Liên hợp quốc chống lại bọn Nhật. Nay bọn Nhật đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên hợp quốc thực hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập. Nếu Liên hợp quốc nuốt lời hứa long trọng này và không thực hiện cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập thì chúng tôi sẽ cương quyết chiến đấu cho đến khi giành được nền độc lập hoàn toàn.
Uỷ ban dân tộc giải phóng Mặt trận Việt Minh.
- Ngày 16:Hồ Chí Minh dự Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh. Đại hội đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ban thường trực của Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam gồm năm người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền.
Người vẫn ốm, buổi chiều Người lại lên cơn sốt nên không thể đến dự buổi lễ xuất phát của Quân giải phóng.
- Ngày 17:Trước đình Tân Trào, thay mặt Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ ra mắt quốc dân:“Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Uỷ ban giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước. Xin thề!”.
- Ngày 18:
+Hồ Chí Minh viết Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi quốc dân, đồng bào. Trong thư, Người chỉ rõ: “Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được ĐỘC LẬP, TỰ DO....
Vừa đây Việt Minh lại triệu tập “Việt Nam quốc dân đại biểu Đại hội”, cử ra UỶ BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM để lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập...
Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nước.
Như vậy thì Tổ quốc ta nhất định mau được độc lập, dân tộc ta nhất định mau được tự do.
Hỡi đồng bào yêu quý!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
+ Hồ Chí Minh gửi thông điệp cho Chính phủ Pháp nêu ra đề nghị năm điểm:
1- Chính phủ Pháp công nhận Chính phủ Việt Minh.
2- Việt Minh công nhận quyền của Pháp ở Việt Nam trong vòng từ 5 đến 10 năm, sau đó Chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.
3- Trong 5-10 năm đó, Việt Nam hưởng quyền tự trị đối nội.
4- Chính phủ Pháp hưởng quyền ưu đãi trong kỹ nghệ và thương mại ở Việt Nam.
5- Người Pháp có thể làm cố vấn về ngoại giao.
Đồng thời, qua người Mỹ, Người nhân danh Uỷ ban giải phóng dân tộc gửi thông điệp cho các nước Đồng minh.
- Khoảng ngày 18:
+ Hồ Chí Minh gửi thư cho Sáclơ Phen. Toàn văn bức thư như sau:
“Trung uý Phen thân mến!
Chiến tranh đã kết thúc. Đấy là điều tốt cho mọi người. Tôi cảm thấy áy náy khi những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá nhanh. Việc ra đi của họ khỏi đất nước này có nghĩa là mối quan hệ giữa ông và chúng tôi sẽ khó khăn hơn.
Chiến tranh đã kết thúc thắng lợi. Nhưng chúng tôi, những nước nhỏ và phụ thuộc, không có phần đóng góp hoặc đóng góp rất ít vào thắng lợi của tự do, của dân chủ. Nếu muốn đóng góp một phần xứng đáng chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Tôi tin rằng ông và nhân dân Mỹ vĩ đại sẽ luôn luôn ủng hộ chúng tôi.
Tôi cũng tin rằng sớm hay muộn chúng tôi cũng sẽ đạt được mục đích của mình, bởi vì mục đích đó là chính nghĩa. Và đất nước chúng tôi sẽ độc lập. Tôi trông chờ ngày hạnh phúc được gặp ông và những người bạn Mỹ của chúng ta ở Đông Dương hay trên đất Mỹ.
Chúc ông may mắn và sức khoẻ. Tháng 8-1945. C.M HỒ”
+ Hồ Chí Minh gửi thư cho Ph. Tam. Toàn văn bức thư như sau:
“Ông Tam thân mến!
Chiến tranh đã kết thúc. Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng tình bạn của chúng ta vẫn thế, không bao giờ thay đổi.
Nhưng ông biết đấy, chúng tôi không có phần đóng góp chiến thắng này. Để góp phần mình vào chiến công chung, chúng tôi còn phải chiến đấu gian khổ. Ông hãy tin rằng chúng tôi đã chiến đấu và sẽ chiến đấu cho tới khi chúng tôi đạt được cái mà chúng tôi mong muốn: Độc lập dân tộc.
Tôi thấy áy náy vì những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan hệ giữa ông và chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông. Ông cũng đừng quên chúng tôi nhé! Ngày mai tươi sáng chúng ta sẽ gặp nhau, chúng ta trông chờ ngày đó!
Thưa ông, người bạn được giao nhiệm vụ mua những vòng xuyến cho ông bị ốm và anh ta đã trao công việc đó cho người khác. Nhưng người này lại nhận công tác xa Hà Nội, nên anh ta đã trao công việc đó cho người thứ ba. Người này không thực hiện đúng mà chỉ mua được một số cái mà ông muốn.
Tất cả giá 440 piastres.
Tôi gửi lại ông những gì mà họ chuyển cho tôi và số tiền còn lại là 2.560 piastres. Chúc ông sức khoẻ và may mắn. Và chúc ông sớm gặp người bạn đời tốt. Hãy tin ở tôi, tôi sẽ mãi mãi như xưa.
8-1945. Thân mến. C.M Hồ”
- Khoảng trước ngày 20:Hồ Chí Minh họp với Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Hữu Kháng và nữ đồng chí Châu. Người nói:“Bây giờ ta có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lênin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Bởi vậy, một số các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no, văn minh hơn... Biết đâu, chúng ta còn trở lên đây nhờ cậy đồng bào lần nữa...”.
- Ngày 22:Sáng, Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội. Người đi theo đường đèo Khế, Cù Vân (nay thuộc huyện Đại Từ, Bắc Thái). Người chưa khỏi bệnh, còn mệt nhiều, có lúc phải nằm cáng.
Khoảng 20 giờ, Người tới Đại Từ. Khoảng 21 giờ, Người đi ô tô đến Thái Nguyên.
- Ngày 23:Sáng, Hồ Chí Minh đi qua huyện Đa Phúc tỉnh Phúc Yên (nay là Sóc Sơn, Hà Nội). Trên đường về Hà Nội, Người trông rất yếu, tóc đốm bạc, râu ba chòm, mặc quần áo nâu, ngồi trên ghế sau một chiếc xe nhỏ, chiếc túi vải chàm đặt trên lòng.
Chiều, Người qua đò sông Hồng ở bến Phú Xá. Trong lúc tạm nghỉ ở đình Phú Xá (bấy giờ được dùng làm chỗ tập tự vệ), Người nghe đồng chí phụ trách công tác đội của Trung ương từ nội thành ra báo cáo về dư luận của đồng bào trước tin quân Đồng minh sẽ vào Đông Dương.
Tối, Người đến nghỉ trong nhà ông Công Ngọc Kha (tức Trần Lộc) ở làng Gạ (nay là làng Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm), là một cơ sở cách mạng tin cậy.
- Ngày 25:Sáng, tại làng Gạ, Hồ Chí Minh nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh từ nội thành ra báo cáo tình hình.
Chiều, Người từ làng Gạ đi ô tô vào nội thành Hà Nội. Xe qua Nhật Tân, Yên Phụ, Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, vòng đến dừng ở số nhà 35, phố Hàng Cân. Cùng đi có đồng chí Trường Chinh đã đến làng Gạ đón Người từ buổi sáng.
Theo thang gác, Người lên tầng hai nhà số 48, phố Hàng Ngang.
- Ngày 26:Buổi sáng, tại ngôi nhà số 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội), Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Người nhất trí với Thường vụ Trung ương Đảng về những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Người đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà. Người nhấn mạnh những việc cần làm ngay trước khi quân đội Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí của quân đội Nhật.
Buổi trưa, tại số nhà 48, phố Hàng Ngang, Hồ Chí Minh mời cơm Pátti. Người nói chuyện với Pátti đến gần 16 giờ.
- Ngày 27:Hồ Chí Minh triệu tập cuộc họp của Uỷ ban dân tộc giải phóng. Trong cuộc họp này, Người đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái, có danh vọng.
Đề nghị của Người được mọi người tán thành.
Nhiều uỷ viên Việt Minh tự nguyện xin rút lui để nhường chỗ cho những người khác thuộc các đảng phái khác.
Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cùng ngày, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
- Từ ngày 28:Từ nơi ở là ngôi nhà số 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội), Hồ Chí Minh hằng ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền - trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thời gian soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 29:Hồ Chí Minh gửi một tấm danh thiếp trên đó viết mấy lời ngắn gọn, mời A. Pátti đến gặp trước 12 giờ.
Vào lúc 10 giờ 30, Người tiếp A. Pátti tại số nhà 48, phố Hàng Ngang. Cùng tiếp có đồng chí Trường Chinh. Người nói với Pátti:Muốn trao đổi với ông ta về một số kế hoạch hoạt động của Chính phủ lâm thời trong những ngày sắp tới, trong đó có việc tổ chức Ngày Lễ Độc lập 2-9, giới thiệu các thành viên Chính phủ và chương trình hoạt động của Chính phủ cho mọi người dân được biết. Người cho gọi người phiên dịch đến dịch cho Pátti nghe bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập. Pátti vô cùng ngạc nhiên khi thấy Cụ Hồ đã đưa vào đó một số câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ nhưng đã đảo trật tự và thay thế một số từ, đem lại cho nó một ý nghĩa mới.
Trong cuộc gặp hai người còn trao đổi về việc quân Tưởng vào Việt Nam, về"Chương trình quốc hữu hoá"của Chính phủ đối với một số ngành kinh tế quan trọng. Hồ Chí Minh mời Pátti dự Lễ Độc lập 2-9. Pátti nhận lời nhưng cũng tỏ ý vì lý do tế nhị có thể sẽ không đến dự được.
- Trước ngày 30:Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời gửi bức công điện cho Tổng thống Mỹ Tơruman, nhờ A. Pátti chuyển giúp về Mỹ.
Nguyên văn bức điện như sau:"Để bảo đảm có kết quả cho vấn đề mà Uỷ ban Liên tịch các nước Đồng minh có nhiệm vụ phải giải quyết ở Việt Nam, yêu cầu để cho phái đoàn Mỹ được làm một thành viên của Uỷ ban nói trên và đặt quan hệ với Chính phủ chúng tôi... Chúng tôi yêu cầu cho Chính phủ chúng tôi, chính quyền duy nhất hợp pháp ở Việt Nam, và là người duy nhất đã chiến đấu chống Nhật (sic) (hoạt động quân sự do Mặt trận Việt Minh và sĩ quan Mỹ tiến hành) có quyền đại diện trong Uỷ ban đó.
Chính phủ lâm thời nước Cộng hoà Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh"
Bức điện được gửi nhằm hai mục đích:
1. Muốn có một nước thứ ba là Mỹ tham dự vô tư vào cuộc thương lượng giữa Pháp và Trung Quốc về Việt Nam, để tránh những nguy cơ có thể có cho nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam do hai nước đó tuỳ tiện nhân nhượng lẫn nhau.
2. Muốn các nước Đồng minh công nhận Chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất và hợp pháp của Việt Nam trong các vấn đề có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam.
Pátti cho biết ông không có nhiệm vụ chính trị và quyền đại diện ngoại giao, nhưng nhận sẽ chuyển bức điện cho Đại sứ Mỹ Hurley. Bức điện được chuyển đi ngày 30-8-1945, số điện 47.
- Ngày 30:Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập. Sau khi đọc bản thảo cho mọi người nghe và hỏi ý kiến, Người nói: Trong đời, Người đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.
- Ngày 31:Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập; hỏi cụ thể về tình hình chuẩn bị tổ chức cuộc mít tinh lớn ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và nhắc nhở Ban Tổ chức một số điểm cần chú ý.
* Tháng 8- 1952
- Ngày 1: Bài viếtAi văn minh? Ai dã man?ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc, số 2133, nêu dẫn chứng về hai cách đối xử với tù binh:
+ Phía ta: Đã nhiều lần phóng thích tù binh cho họ trở về quê hương. Số còn lại được đối đãi tử tế, chứng cớ là bức thư của tập thể 100 sĩ quan Pháp bị bắt đã gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn chính sách khoan hồng và nhân đạo của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
+ Phía địch: Cả Pháp và Mỹ đều đối xử cực kỳ dã man đối với những người bị chúng bắt. Chứng cớ là vụ thảm sát 200 tù binh Trung - Triều tại trại tập trung Cự Tế (Nam Triều Tiên) ngày 11-6.
Bài báo kết luận: “Chỉ một việc đối đãi tù binh đủ thấy rõ ta là văn minh, bọn đế quốc là dã man”.
- Ngày 4: Bài viếtMáy bay “phản lực” phản Mỹ, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2135, dẫn lời báo chí Mỹ thừa nhận Mỹ đang bị một tai nạn mà chúng gọi là “bệnh dịch”: 225 sĩ quan lái máy bay “phản lực” kiên quyết không chịu lái nữa cho dù bị đi tù, bốn sĩ quan bị án tử hình vì không chịu lái máy bay ra trận ở Triều Tiên. Một trường dạy lái máy bay “phản lực” của Pháp phải đóng cửa vì không ai đến học. Người kết luận: “Vũ khí tốt mà tinh thần hèn, thì cũng vô dụng”.
- Ngày 6 : Bài viếtNhân dân Châu Á thắng lợi, ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc, số 2137, dẫn lời của một tờ báo lớn nhất, phản động nhất của Mỹ, báoĐời sống(Life) thừa nhận phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở châu á. Báo đó viết: “Hầu khắp châu á có những người nhằm theo một mục đích chung: Đấu tranh chống những người da trắng để lấy lại những vùng có dầu lửa và những đồng ruộng đầy lúa khoai của họ. Họ đấu tranh và họ thắng lợi”.
- Ngày 7: Hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sáu mươi và mười sáu, Lột mặt nạ, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân Dân, số 69.
+ Bài Sáu mươi và mười sáu:Nêu hai mẫu người anh hùng ở các nước tư bản: Kẻ giết người, kẻ đi cướp nước người, được coi là “Anh hùng”; còn ở nước ta Anh hùng là những người cố gắng thi đua ái quốc: Tiêu biểu như Anh hùng lao động 65 tuổi Hoàng Hanh và Chiến sĩ thi đua toàn quốc 16 tuổi Trần Thị Thanh.
+ Bài Lột mặt nạ, kể về bảy lãnh tụ công đoàn ở đảo Hônôlulu bị Chính phủ Mỹ truy tố là có xu hướng cộng sản, nhưng lại muốn mua chuộc một người trong số họ. Chúng đặt điều kiện: “Nếu anh Han chịu chia rẽ công đoàn thì Chính phủ sẽ thôi kiện”. Anh Han đã bí mật ghi âm cuộc “mặc cả” này sau đó công bố cho toàn đảo nghe. Thế là Chính phủ Mỹ bị “lột mặt nạ”.
- Ngày 12: Bài viếtMột làng tiến đến kiểu mẫu,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc, số 2141, giới thiệu về một làng ở Thọ Xuân (Thanh Hóa). Sau khi nghiên cứu kỹ và hiểu rõ kế hoạch sản xuất và tiết kiệmcủa Chính phủ, đồng bào Thọ Xuân đã cùng nhau đặt kế hoạch thực hiện, sắp xếp lại lao động, tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển thêm nghề phụ, động viên cả người già và trẻ em cùng tham gia phong trào sản xuất, tiết kiệm. Kết quả là:
“Một mùa gặt bằng hai mùa.
Dân no, nước mạnh tha hồ đánh Tây”.
- Ngày 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch Pathét Lào, chúc mừng Ngày thành lập Chính phủ kháng chiến Lào và ngày bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận dân tộc thống nhất Lào. Bức thư có đoạn: “Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi chung của khối liên minh Lào - Miên - Việt đoàn kết chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ”.
- Ngày 14: Hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân Dân, số 70:
+ Bài Anh hùng và chiến sĩ trí thức, tác giả nhấn mạnh dưới chế độ dân chủ mới, những người lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều có điều kiện phát huy và phát triển tài năng của mình. Chính phủ kháng chiến rất quý trọng những người trí thức chân chính.
+ Bài Tây mũi tẹt, vạch mặt bè lũ bù nhìn cam tâm làm chó săn, bán rẻ Tổ quốc cho Tây thực dân, vậy mà chúng còn dám huyênh hoang nào “độc lập”, nào “dân chủ”. Song, “Luật dân phép nước sẽ phanh thây cả đàn”.
- Ngày 15: Bài viếtTấm bia đẻ non, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2142, kể lại việc “một bọn Nhật gian” muốn lấy lòng Mỹ đã tổ chức quyên tiền để dựng bia ca tụng viên tướng Mỹ Mác áctơ, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật trong suốt sáu năm, kẻ đã áp bức bóc lột nhân dân Nhật tàn tệ. Kết quả sau gần hai tháng, số tiền quyên được chẳng đáng bao nhiêu so với khoản chi phí cho việc tuyên truyền tổ chức. Thật là:
“Mất tiền rồi lại mua thêm,
Chỉ làm cho dân Nhật chửi ầm, điếc cả tai”.
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ báo chí, văn nghệ và cán bộ các ngành nghề về “cách viết”, tại Trường chỉnh Đảng Trung ương. Người nói về cách viết, đặc biệt là viết ngắn. Người nêu ra những câu hỏi cho một bài viết:Vì ai mà viết, mục đích viết làm gì, viết cái gì, lấy tài liệu đâu mà viết và cách viết thế nào?Người giới thiệu kinh nghiệm học viết của mình thời kỳ ở Pháp, từ viết báo đến viết truyện ngắn. Kết luận bài nói, Người nhấn mạnh:“Viết cũng như mọi công việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ. Quyết tâm thì việc gì khó mấy cũng làm được”.
- Ngày 18: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tinh thần lính Mỹ,ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2145, dẫn lại những tin tức đăng trên các báo Mỹ (Thời sự, Diễn đàn), về phong trào lính Mỹ chống lệnh ra mặt trận ngày càng phát triển trong quân đội với rất nhiều hình thức phong phú.
- Ngày 18, 19 và 20: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ bàn về tình hình thế giới, tình hình chiến sự trong nước, thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng như: ban hành chế độ doanh nghiệp quốc gia và chế độ quản lý dân chủ xí nghiệp, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và bọn Việt gian cho nông dân, việc bồi dưỡng các chiến sĩ thi đua toàn quốc và vấn đề trừng trị bọn Việt gian, phản động.
- Ngày 21: Hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân Dân, số 71:
+ Bài Kế hoạch gia đình, tác giả khuyên mỗi gia đình nên có kế hoạch để hưởng ứng phong trào sản xuất và tiết kiệm của Chính phủ. Việc đó “rất hay, rất tốt, ích nước, lợi dân”.
+ Bài Mấy con số ghê tởm, tác giả giải thích vì sao nhân dân thế giới lại kịch liệt chống việc Mỹ tổ chức lại quân đội phát xít Tây Đức, và kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức chiến đấu, ủng hộ nhân dân Đức và nhân dân Nhật đấu tranh chống việc Mỹ phục hồi phát xít Đức - Nhật.
- Ngày 26: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 12 vạn 5 nghìn binh sĩ Pháp chết và bị thương, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2151, trích dẫn những con số thiệt hại về người của Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam do chính các tướng giặc như Linarét, Xalăng, Lơtuốcnô thú nhận để cho thấy:“Tình hình giặc Pháp rất bi. Quân và dân ta cố gắng thi đua giết giặc lập công, thi đua tăng gia và tiết kiệm, thì tình hình giặc sẽ bi hơn nữa và thắng lợi nhất định về ta”.
- Ngày 29: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sẵn tiền, sẵn lòng,
Tát biển Đông cũng cạn.
Ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2153. Thông qua những việc làm cụ thể, tác giả khẳng định nhân dân Việt Nam ta rất tin tưởng, rất hăng hái ủng hộ Đảng và Chính phủ cũng như nhân dân Liên Xô đã nhiệt tình hưởng ứng các chủ trương của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với phong trào chống quan liêu, tham ô, lãng phínhân dân ta đã tin tưởng chắc chắn sẽ càng tin tưởng thêm.
“Nhân dân ta sẵn sức, sẵn của, sẵn lòng,
Cán bộ tận tụy và trong sạch, thì 10 việc thành công cả 10”.
- Trong tháng: Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày kế hoạch tác chiến chiến dịch Tây Bắc. Sau đó, Người chỉ rõ:Đây là lần đầu tiên ta mở chiến dịch lớn, địa hình hiểm trở; cần nắm chắc địa hình và chú trọng thực hiện đúng chính sách dân tộc, giúp đỡ đồng bào dân tộc, bộ đội phải giữ kỷ luật dân vận.
* Tháng 8- 1953
- Ngày 3: Bài viếtTiêu chuẩn đảng viên Đảng Lao động Việt Nam,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2393, Người nêu bảy tiêu chuẩn của người đảng viên là:1. Không bóc lột người; 2. Suốt đời phụng sự nhân dân; 3. Luôn trau dồi lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân; 4. Luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; 5. Chấp hành tuyệt đối mọi kỷ luật của Đảng; 6. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng; 7. Thường xuyên thật thà tự phê bình và phê bình.
- Ngày 6: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhi đồng kháng chiến,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 128, nêu tóm tắt câu chuyện về gương dũng cảm của em Năm, 14 tuổi ở vùng địch tạm chiếm vì chỉ biết một điều "Yêu Tổ quốc, yêu Bác Hồ", em đã mưu trí, gan dạ, tỉnh táo không mắc mưu địch và đã trở thành một chiến sĩ anh dũng, một chiến sĩ thi đua và được tặng huân chương.
- Ngày 7: Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại lớp chỉnh huấn của các nhân sĩ và trí thức công tác tại các cơ quan trung ương. Người giải đáp một số thắc mắc mà anh chị em đặt ra; nêu khái quát tình hình trong và ngoài nước, sách lược của ta đối với thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Kết thúc bài nói, Người chỉ rõ: "Trong lúc khó khăn của dân tộc, khí tiết của người cán bộ là không sợ gì hết, không sợ kẻ địch, không sợ khó khăn gian khổ. Cái gì khó khăn, cực khổ, cán bộ phải xung phong làm trước. Muốn cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, mong các cô các chú phải có khí tiết ấy".
Cùng ngày, bài viếtNghĩa vụ đảng viên, ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2396, Người nêu rõ người đảng viên có những nghĩa vụ sau:Cố gắng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao trình độ giác ngộ; giữ gìn kỷ luật của Đảng, hăng hái tham gia sinh hoạt nội bộ và công tác cách mạng, kiên quyết chấp hành chính sách và nghị quyết của Đảng, đấu tranh chống những hiện tượng trái với lợi ích của Đảng; ra sức phụng sự nhân dân, củng cố mối liên hệ giữa dân với Đảng; giữ vững kỷ luật của Đảng và các đoàn thể cách mạng, làm gương mẫu trong mọi công việc.
- Ngày 10: Bài viếtQuyền lợi đảng viên, ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2398, nêu rõ người đảng viên có những quyền lợi: quyền tự do ngôn luận (trên các báo chí và trong các cuộc hội nghị của Đảng); quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng; quyền đề nghị, thanh minh, khiếu nại trước các cơ quan Đảng (từ chi bộ đến trung ương)...
- Ngày 14: Bài viếtChế độ dân chủ tập trung của Đảng,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2401. Bài viết nêu hệ thống tổ chức của Đảng từ chi ủy đến trung ương và chỉ rõ: Toàn thể đảng viên các cấp được tổ chức thống nhất theo một nguyên tắc nhất định: Dân chủ tập trung.Sau khi giải thích thế nào là dân chủ tập trung, Người kết luận:Muốn cho Đảng mạnh, phải mở rộng dân chủ, đồng thời thực hiện sự lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và kỷ luật.
- Ngày 16: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việc đình chiến ở Triều Tiên,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 130. Bài viết trích dẫn ý kiến của một Bí thư chi bộ xã về việc đình chiến ở Triều Tiên. Câu trả lời chung là: Mỹ yếu nên phải đình chiến; Triều Tiên đình chiến, Mỹ sẽ tiếp tục giúp Pháp đánh ta, song chúng nhất định sẽ thất bại. Nhiệm vụ của quân và dân ta là đoàn kết một lòng, quyết tâm đánh thắng giặc Pháp xâm lược.
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh giảng bài tại lớp chỉnh Đảng Trung ương về cách viết. Người nêu lên yêu cầu hiện nay không cho phép viết dài vì vừa tốn mực, vừa đọc lâu. Trước khi viết bài phải nhớ làviết vì mục đích gì?Viết cho ai và viết cái gì? Viết để làm gì? Người trả lời:Viết để phục vụ tuyên truyền cho nhân dân phải ngắn gọn dễ hiểu; còn viết về địch phải vạch rõ tội ác của chúng để gây lòng căm thù địch. Cuối cùng, Người kết luận“viết cũng như mọi việc khác,phải có chí, chớ giấu dốt...”.
Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hệ thống tổ chức của Đảng,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2403, nêu rõ: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội cơ quan cao nhất của Đảng là Trung ương. Trung ương cử ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khi cần, Trung ương có thể triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc. Những nghị quyết của Hội nghị phải do Trung ương phê chuẩn mới được thi hành. ở các xã, huyện, tỉnh, khu cũng có đại hội của cấp mình để bầu ra chi ủy, huyện ủy, tỉnh ủy... Trung ương và các cấp có thể lập ra các ban. Ban của cấp nào do ban chấp hành đảng ủy cấp ấy lãnh đạo.
- Ngày 21:bài viết của Người: Chi bộ,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2406, nêu vai trò quan trọng của chi bộ, nó là sợi dây liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Nhiệm vụ của chi bộ là: Luôn luôn tuyên truyền và tổ chức cho nhân dân hiểu và thực hiện chính sách của Đảng; luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân; luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân; chọn lọc và bồi dưỡng những phần tử hăng hái, giác ngộ cao, đủ tiêu chuẩn để giới thiệu cho Đảng.
- Ngày 23: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại lớp chỉnh huấn Quân khu I. Người nói:“Cố nhiên gia đình ai cũng có, không có không được. Nhưng mình là người cách mạng, người kháng chiến được Đảng giáo dục phải trông xa thấy rộng hơn. Mình có gia đình, gia đình to nhất là giai cấp... nếu giai cấp chưa được giải phóng hoàn toàn thì mình chưa được giải phóng hoàn toàn…
Phải cân nhắc kỹ: Hy sinh lợi ích gia đình nhỏ cho gia đình to, hay hy sinh gia đình to cho gia đình nhỏ của mình. Các cô các chú tự cân nhắc đúng thì sẽ ít thắc mắc về tiểu gia đình của mình. Phải hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung...
Người ta ai chẳng có gia đình và thương gia đình. Nhưng cũng có những người hy sinh gia đình nhỏ cho đại gia đình. Thí dụ các liệt sĩ nước ta. Cũng có người biết như thế không muốn có tiểu gia đình để toàn tâm toàn ý cho đại gia đình”.
- Ngày 24: Bài viếtChủ nghĩa xã hội, ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2408. Bài viết nêu lên năm đặc điểm của chủ nghĩa xã hội: Mọi tư liệu sản xuất đều là của chung; lực lượng sản xuất chủ yếu là công nhân và nông dân; thực hiện khẩu hiệu "Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng"; sản xuất có kế hoạch; không có sự phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn.
- Ngày 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan Khu 1. Người giải đáp một số thắc mắc của anh, chị em học viên như: Vì sao phải chỉnh huấn? Mục đích của chỉnh huấn; vấn đề quyền lợi riêng của bản thân với gia đình và Tổ quốc, quan hệ với địa chủ, bà con, vợ con ở trong thành như thế nào cho đúng? Người còn đề cập đến vấn đề tư tưởng của một số cán bộ không muốn tiếp tục đấu tranh, không an tâm công tác, xem việc này hơn việc nọ. Kết thúc bài nói chuyện, Người khẳng định: "Vậy làm bất kỳ việc gì, cố mà thi đua, giúp anh em thi đua đều là anh hùng của dân tộc, không nên nghĩ chỗ này thì tiến bộ, chỗ khác không tiến bộ. Bất kỳ làm việc gì cũng phải cố gắng, kiên quyết an tâm công tác, sẽ vẻ vang và có thể thành anh hùng được".
- Ngày 26: Bài viếtẢo mộng của Mỹ,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 132, viết về những ảo mộng của Mỹ. Từ ảo mộng xây dựng một quân đội đồng minh mạnh mẽ ở châu á đến ảo mộng "nguyên tử", "khinh khí", "lãnh đạo", tất cả đều bị tan vỡ trước sức đoàn kết đấu tranh của nhân dân thế giới. Bài báo kết luận: Thật đúng với tên gọi "con cọp bằng giấy" mà nhân dân thế giới đã đặt cho Mỹ.
- Từ ngày 27 đến ngày 29: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ để nghe báo cáo và thảo luận về tình hình thế giới, tình hình quân sự, vấn đề xây dựng và củng cố Tây Bắc, công tác phát động quần chúng và các vấn đề về nội chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo... Phát biểu kết thúc phiên họp, Người nêu tóm tắt những kết quả của kỳ họp Hội đồng Chính phủ lần này là đã giải quyết được những vấn đề tương đối lớn như: thành lập Khu Tây Bắc, sửa đổi một số điểm về phát động quần chúng, thông qua chính sách tôn giáo, thành lập Bộ Công an..., và nhắc nhở cán bộ, ngành cần khắc phục khó khăn, phát huy tiến bộ để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
- Ngày 28: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa cộng sản,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2411, nêu lên những đặc điểm của chủ nghĩa cộng sản: Mọi ngành sản xuất phát triển rất cao và không ngừng; tài sản là của chung toàn dân; xã hội có đời sống văn hóa cao. Thực hiện nguyên tắc:"Mọi người làm hết tài năng, ai cần dùng gì có nấy".
- Tháng 8, trong tháng: Đêm khuya, Họp Hội đồng Chính phủ xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm một bài thơ chữ Hán bằng bút chì trên một trang giấy nhỏ. Bài thơ như sau:
"Song ngoại nguyệt minh lung cổ thụ,
Nguyệt di thụ ảnh đáo song tiền.
Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu,
Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên".
Sáng hôm sau, Người đưa cho Luật sư Phan Anh xem. Luật sư xin phép dịch ngay tại chỗ:
"Ngoài sân trăng sáng lồng cây,
Trăng đua bóng ngả, bóng cài bên song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Bên song ôm gối, gối cùng trăng mơ.
* Tháng 8 -1954
- Ngày 4: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những kẻ âm mưu phá hoại hòa bình, ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 211.
Bài báo phê phán những tin tức bịa đặt của Tòa thánh Vaticăng nói rằng, nông dân công giáo ở miền Bắc bị tịch thu ruộng đất, bị tập trung vào các vùng rừng núi; hay của một số đài phát thanh và báo chí Mỹ nói rằng quân đội Việt Nam đã tấn công quân Pháp sau khi đã đình chiến, v.v..
Bài báo vạch rõ: Đó là những tin tức bịa đặt, gây chia rẽ và khiêu khích nhằm gây không khí hoang mang trong nhân dân. Và kết luận:"Quân và dân ta phải tỉnh táo để đập tan những âm mưu chia rẽ và những luận điệu khiêu khích của bọn muốn phá hoại hòa bình".
- Ngày 7: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tinh thần quốc tế của giai cấp lao động,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 212.
Bài báo nhắc lại sự ủng hộ của giai cấp công nhân quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp, đặc biệt là của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa Pháp và cho biết: đầu tháng 7-1954, công nhân cảng Angiê (Angiêri) đã bãi công lần nữa, tin đó làm "mọi người Việt Nam yêu nước rất cảm động".
Biểu lộ tình cảm của mình, tác giả viết:
"Tinh thần quốc tế của công nhân,
Quý giá, nghìn vàng há dễ cân
Giai cấp cần lao trong bốn bể
Một lòng tương trợ với tương thân".
- Ngày 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn một số vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước đã gửi điện chúc mừng nhân dịp hiệp định đình chiến ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết.
Cùng ngày, bài viếtĐạo đức Mỹ,ký bút danh Đ.X, đăng báoCứu quốc,số 2658. Sau khi trích lời của Chủ tịch Hạ nghị viện Mỹ, rằng "đạo đức là nền tảng của nước Mỹ", tác giả đã dẫn một vài ví dụ để chỉ ra sự thật của đạo đức Mỹ là như thế nào? Đó là Chánh án tòa án bang Tếchdát vừa bị bắt vì bí mật thầu nhà chứa; rồi hàng loạt những tệ nạn khác như ăn cắp, hiếp dâm, phá hoại của công... thường xảy ra trong học sinh ở Mỹ và Người đặt câu hỏi: Phải chăng đó là "Nền tảng đạo đức Mỹ?". Bài báo kết luận:"Giáo dục Mỹ đã rèn luyện thành đạo đức Mỹ như thế đó. Thế mà đế quốc Mỹ muốn làm cho toàn thế giới học theo đạo đức Mỹ. Thật là tếu!".
- Ngày 10: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Quê đâu cho bằng quê nhà,
Nhà ta ta ở, việc ta ta làm.
Ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 213. Bài báo tố cáo thủ đoạn lừa bịp, dụ dỗ, ép buộc của thực dân Pháp và tay sai đối với một số đồng bào ở vùng do chúng kiểm soát di cư vào Nam. Bài báo cũng cho biết, một số người đã nhìn thấy sự thật, đã trở về quê hương an cư lạc nghiệp. Tác giả khuyên những người đang bị chúng mê hoặc hãy tỉnh táo suy nghĩ để khỏi rơi vào cảnh:
"Trông về trời bể mênh mang
Bà con đã cách, xóm làng đã xa
Lưu ly không cửa không nhà
Chân trời góc bể, biết là về đâu!".
- Ngày 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ đón tiếp ủy ban quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam, tổ chức tại Thái Nguyên. Trong lời phát biểu, Người đã bày tỏ nguyện vọng hòa bình của nhân dân ta và khẳng định:Nhân dân Việt Nam sẽ đưa hết lực lượng và sẽ cố gắng không ngừng để gìn giữ hòa bình và thi hành đúng đắn tất cả những điều khoản đã ghi trong hiệp định đình chiến.
Sau khi bày tỏ tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước ấn Độ, Ba Lan và Canađa, Người tuyên bố:"Chúng tôi xin hoàn toàn phụ trách đảm bảo sự an toàn của các vị đại biểu và của tất cả nhân viên, và chúng tôi sẽ cố gắng làm cho công tác của ủy ban được thuận lợi".Người cũng"tin chắc rằng Ủy ban quốc tế sẽ nắm vững tinh thần Hiệp định và tuyên ngôn cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ, kết hợp nó với tình hình thực tế và đứng trên lập trường công bằng chính trực mà làm tròn chức trách của Uỷ ban".
- Ngày 13: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm phát động quần chúng, ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 214. Người phê phán những khuyết điểm nghiêm trọng trong đợt 5 cải cách ruộng đất mà các cán bộ đã phạm phải. Trong đó,"Khuyết điểm chính là không biết tuyên truyền chính sách, không biết chấp hành chính sách". Do đó mà sinh ra những khuyết điểm khác như:
+ Có đội thì nghi ngờ tất cả cán bộ địa phương...
+ Có đội thì không chịu được khổ...
+ Có đội thì bắt bớ lung tung... Cuối cùng, Người chỉ rõ:"Để giành lấy kết quả tốt, tất cả các đội cần phải thật thà kiểm thảo từng bước công tác, để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm".
- Ngày 16: Bài viết Gió rét, bùn lầy và nước mắt,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 215. Trích lời một nhà tư sản Pháp, đăng trên báoThế giới ngày 10-7-1954, rằng Pháp tiếp tục lợi dụng Bảo Đại để củng cố ngụy quyền, tác giả nhận xét:"Chế độ Bảo Đại chỉ là một trò hề... Nhân dân Việt Nam đang mong muốn hòa bình. Nhưng Bảo Đại đã đưa lại cho họ cái gì?"và câu trả lời:"Bảo Đại đã đưa lại cho họ gió rét, bùn lầy và nước mắt".
- Ngày 19: Bài viết của Người: Nhân dân Pháp đối với hòa bình ở Đông Dương,ký bút danh C.B, đăng báoNhân dân, số 216. Trong bài báo, Người dẫn ra những con số thiệt hại về người và của của nước Pháp trong hơn tám năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và chỉ rõ: Nếu với sức người sức của ấy được dành cho việc xây dựng nước Pháp thì ngày nay, chính trị và kinh tế Pháp đã không bị phụ thuộc vào Mỹ. Nhân dân Pháp cũng hiểu rất rõ điều đó nên họ đã hăng hái chống chiến tranh và họ rất vui mừng khi hòa bình ở Đông Dương đã được lập lại.
- Ngày 22: Bài viếtPhải theo đúng kỷ luật của Đảng,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 217. Bài báo nêu rõ mối quan hệ giữa đoàn kết và kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật là để đảm bảo tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí của toàn Đảng và toàn dân ta. Người còn chỉ rõ:"Thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan trọng.... Các cơ quan tuyên truyền, tổ chức, giáo dục của Đảng phải làm cho cán bộ và đảng viên nhận rõ và theo đúng kỷ luật của Đảng. Đối với mỗi công tác quan trọng, cần phải làm cho mọi người hiểu cái gì nên làm, cái gì nên tránh, thế nào là đúng, thế nào là sai kỷ luật của Đảng. Như vậy kỷ luật của Đảng sẽ được bảo đảm, công tác của Đảng sẽ được thuận lợi, nhiệm vụ của Đảng sẽ chắc chắn hoàn thành".
- Ngày 25: Bài viếtPhát động quần chúng, kinh nghiệm tốt, ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 218. Bài báo nêu gương chị Nguyễn Thị Kim được phái về phát động quần chúng thực hiện giảm tô ở một làng công giáo và thiểu số. Do biết lắng nghe ý kiến của dân, đi sâu xét kỹ, đến từng nhà, từng xóm giải thích vận động, giải đáp thắc mắc những khó khăn của dân kịp thời, nên được bà con tin cậy và thực hiện chính sách giảm tô của Chính phủ. Bài báo kết luận“ Đồng chí Kim là một gương mẫu, mọi cán bộ đều phải noi theo”.
- Ngày 28: Bài viếtChính sách bạo lực của Mỹ đã thất bại,ký bút danh C.B, đăng báoNhân Dân, số 219. Bài báo tóm tắt kết quả điều tra củaHãng Thông tấn MỹU.P, ngày 23-5-1954, với Hội nghị Béclin và Hội nghị Giơnevơ, sự tín nhiệm của một số nước đối với Mỹ đã giảm sút. Trong khi đó, với chính sách mậu dịch của mình, Liên Xô đã làm tăng thêm lòng tin và mối quan hệ hữu nghị với nhiều nước, nhất là với các nước Bắc Âu.
Từ thực tế đó, bài báo viết: "Chính sách bạo lực của Mỹ đã thất bại".
1)Những Bộ trưởng là đảng viên cộng sản trong Chính phủ Pháp.
1)Hội nghị họp trong tháng 8-1948 (B.T).
Còn nữa
Huyền Trang (tổng hợp)