Phần 4. Giai đoạn 1955 - 1969
* Tháng 8- 1955
- Ngày 5: Bài viếtNhiễu điều phủ lấy giá gương, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 520. Trong bài, Người biểu dương tinh thần thương yêu, đùm bọc của đồng bào miền Bắc đối với đồng bào miền Nam tập kết.
- Ngày 6: Bài viết"Quốc trị thiên hạ bình", bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 521. Người lên án chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm ngoan cố chống lại chủ trương lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc. Việc đó hoàn toàn trái ngược với lời của người xưa:Quốc trị thiên hạ bình, tức là tình hình trong nước yên ổn, thế giới hoà bình.
- Ngày 7 đến ngày 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám để nhận định tình hình mới, hoạch định đường lối, chủ trương trong thời kỳ mới của cuộc đấu tranh chính trị; kiện toàn tổ chức về lề lối làm việc của Trung ương.
- Ngày 9: Bài viếtLực lượng to lớn của công nhân, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 524. Trong bài, Người biểu dương những thành tích xuất sắc của công nhân, tiêu biểu là công nhân Nhà máy xe lửa Hà Nội, công nhân Mỏ Cẩm Phả, đã khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, tiết kiệm trong quá trình khôi phục nhà máy, xí nghiệp.
- Ngày 11: Bài viếtNhững chuyện ngược đời, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 526. Trong bài, Người viết về sự bất công trong xã hội tư bản. ở Pháp có Hội bảo vệ gia súc cho những người giàu có. Trong khi đó có những người dân thất nghiệp chết gục trong công viên không được ai quan tâm.
Cùng ngày, dự phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn công việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá I và chuẩn bị kỷ niệm Ngày Quốc khánh, Người đề nghị cụ thể việc phân công chuẩn bị các báo cáo và nhắc nhở Bộ Công an và Bộ Công thương cần đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ và vấn đề lương thực ở Thủ đô trong những ngày lễ.
- Ngày 13: Khai mạc tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, sau khi phân tích tình hình trong nước và trên thế giới từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, Người chỉ ra phương hướng nhiệm vụ của Đảng trong thời gian tới, Người nhấn mạnh:"Trong công cuộc thống nhất nước nhà, điều quan trọng nhất là phải ra sức củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam.
Trong công cuộc củng cố miền Bắc, một việc quan trọng vào bậc nhất là khôi phục kinh tế...
Trong mọi công việc, củng cố miền Bắc phải gắn liền với chiếu cố miền Nam...
Để làm trọn nhiệm vụ ấy, chúng ta phải ra sức củng cố tổ chức của Đảng và chỉnh đốn lề lối làm việc của Đảng.
Nhiệm vụ của hội nghị này là đề ra chủ trương công tác cho toàn Đảng và toàn dân về mặt chính trị và kinhtế".
- Ngày 15: Bài viếtKiều bào yêu nước, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 530, Người viết về phong trào yêu nước của Việt kiều; biểu dương 200 Việt kiều ở Pháp đã ký văn bản đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải tôn trọngHiệp định Giơnevơ,thực hiện hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để thống nhất đất nước.
- Ngày 17: Bài viếtGiơnevơ, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 532. Trong bài, Người nêu lên những kết quả mà Hội nghị bốn nước lớn (Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp) đã đạt được ở Giơnevơ. Người cũng chỉ ra những thiếu sót của hội nghị: "Dù Chủ tịch Bunganin (Liên Xô) đã đề nghị giải quyết vấn đề Viễn Đông (Đài Loan và Đông Dương) và Thủ tướng Nêru cũng nhắc bốn nước thảo luận vấn đề ấy, nhưng hội nghị không thảo luận". Người kết luận, những kết quả mà hội nghị đạt được "là do chính sách hoà bình của Liên Xô và sự phấn đấu không ngừng của lực lượng hoà bình thế giới cho nên nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới phải tiếp tục đấu tranh nữa để làm cho tình hình quốc tế trở nên êm dịu hơn".
- Ngày 18: Bài viếtCông an và nhân dân, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 533. Trong bài, bằng những ví dụ rất sinh động, Người nêu lên nhiệm vụ của ngành công an; mối quan hệ khăng khít giữa công an và nhân dân. Người chỉ rõcông an muốn làm trọn nhiệm vụ của mình phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân... Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi công an được nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn.
- Ngày 19: Bài viếtKỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 534. Trong bài, Người nêu rõ ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong lịch sử nước ta. Nhấn mạnh yếu tố đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, Người viết:"Sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân ta trở thành một lực lượng vô cùng to lớn. Nó giúp ta vượt tất cả mọi khó khăn gian khổ. Nó rèn luyện cho chiến sĩ, cán bộ và đồng bào ta thành những người anh hùng".
- Ngày 23: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Triều Tiên giảm giá hàng hoá, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 538. Trong bài, Người viết về việc Chính phủ Triều Tiên giảm giá hàng, cải thiện đời sống nhân dân. Người nêu lên một số điều kiện cần thiết để giảm giá hàng hoá. Nhân dân lao động hăng hái thi đua tăng năng suất lao động; Nhà nước nắm được một số mặt hàng thiết yếu... Người kết luận:"Chính phủ ta luôn luôn lo nghĩ đến việc cải thiện đời sống cho nhân dân, song việc đó thực hiện được thế nào một phần lớn là do sức cố gắng của mọi người".
- Ngày 24: Bài viếtChính sách hoà bình của Liên Xô, bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 539. Trong bài, Người đưa ra những dẫn chứng sinh động cụ thể về hoạt động quân sự của Liên Xô, của Mỹ và kết luận:Liên Xô luôn luôn chủ trương hoà bình, giải trừ quân bị, còn Mỹ miệng nói hoà bình nhưng luôn chuẩn bị chiến tranh. Vì vậy,"Chúng ta phải kiên quyết chống Mỹ để gìn giữ hoà bình".
- Ngày 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các cháu thiếu nhi trước khi các cháu lên đường sang học tập ở nước Cộng hoà dân chủ Đức.
- Ngày 30: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp của Hội đồng Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo; quyết định tuyên dương 26 Anh hùng quân đội và thảo luận về Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca.
Người nhắc nhở Bộ Tuyên truyền chú ý giải thích để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa mẫu Quốc huy mà Hội đồng Chính phủ sẽ thông qua, giải thích ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng.
- Ngày 31: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân đội, tổ chức tại Câu lạc bộ Quân đội.
Nói chuyện với các Anh hùng mới được tuyên dương, Người căn dặn anh chị em phải không ngừng học tập, rèn luyện và công tác, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thực hiện đoàn kết quân dân chặt chẽ để xây dựng quân đội anh hùng làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước. Người nhấn mạnh:"Thành tích là thành tích tập thể, Anh hùng là Anh hùng tập thể, chứ không phải là thành tích và anh hùng cá nhân. Đó là vinh dự chung của toàn quân, chứ không phải riêng của cá nhân".
*Tháng 8- 1956
- Ngày 3: Bài viếtCủng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các đảng mácxít lêninnít, đăng trên báoPravđacủa Liên Xô, số ra ngày 3-8-1956.
Sau khi ca ngợi Lê-nin và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nói về quan điểm và đường lối quốc tế của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ:"Trong cuộc đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, Đảng Lao động Việt Nam bao giờ cũng thấy rõ sự nhất trí về lợi ích giữa cuộc đấu tranh để giải phóng các dân tộc khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng lao động khỏi chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa... Trong cuộc đấu tranh để thống nhất Tổ quốc, Đảng Lao động Việt Nam không bao giờ lại tự tách mình với các đảng anh em. Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản, và khối liên minh anh em giữa tất cả những nguời đấu tranh cho sự nghiệp chung, cho việc giải phóng loài người, cho sự xây dựng một xã hội không có giai cấp, cho sự chung sống hoà bình và cho hoà bình bền vững là không gì lay chuyển nổi".
Người nhận định:"Trong tình hình hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi đảng cộng sản và mỗi đảng công nhân. Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở không gì lay chuyển nổi của cuộc đấu tranh chung của tất cả các đảng ấy, việc trao đổi kinh nghiệm về cuộc đấu tranh ấy vẫn giữ tất cả ý nghĩa của nó, và những vấn đề được đề ra cho đảng này hoặc đảng khác, tuyệt nhiên không phải là "việc riêng" của mỗi đảng, mà có quan hệ mật thiết đến toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế".
Sau khi phân tích tình hình thế giới và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, kết thúc bài báo, Người khẳng định:"Chúng tôi hiểu rõ nếu kẻ thù chung của chúng ta kêu gào ầm ỹ thì chỉ có nghĩa là chúng lo sợ trước những lực lượng mới và những thắng lợi mới của chúng ta. Đứng trước những âm mưu ngày càng thâm độc của thế lực phản động đế quốc chủ nghĩa, lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta phải củng cố và phát triển sự nhất trí về tư tưởng, sự đoàn kết giữa các đảng cộng sản và đảng công nhân, đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin là kho tàng quý báu chung của chúng ta, và học tập vận dụng một cách đúng đắn những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của từng nước. Chúng tôi vững tin rằng dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta nhất định thắng lợi".
Cùng ngày, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Đâu là cái tròng, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân,số 882. Tác giả viết: Hồi đầu tháng 7, Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn đi thăm các nước ở Châu Á nhằm công kích xu hướng hòa bình trung lập ở các nước vừa giành được độc lập, tuyên truyền về viện trợ của Mỹ, xuyên tạc sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô. Người kết luận:
"Viện trợ Mỹ là cái tròng,
Cột người bị "giúp" vào vòng trầm luân".
- Ngày 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đại biểu học sinh miền Nam ra thăm miền Bắc nhân dịp kỷ niệm 2 năm ký kếtHiệp định Giơnevơ.
- Ngày 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh Vương quốc Lào.
- Ngày 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Khu tự trị Việt Bắc nhân ngày thành lập Khu tự trị. Người nêu rõ:“Mục đích lập Khu tự trị là để làm cho các dân tộc anh em toàn khu cùng nhau tự quản lý công việc của mình, phát huy khả năng của mình, tiến bộ mau chóng về mọi mặt”.
Người tin tưởng rằng với truyền thống cách mạng anh dũng và lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Bắc, Khu tự trị nhất định sẽ ngày càng tiến bộ. Là một bộ phận khăng khít của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Khu tự trị Việt Bắc sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung: “Củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
- Ngày 11: Bài viếtNhững cán bộ gương mẫu, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân,số 890. Người biểu dương cán bộ một địa phương đã gần gũi quần chúng, lãnh đạo thiết thực, lắng nghe và giúp đỡ quần chúng, đạt hiệu quả trong sản xuất và công tác. Đó là cách lãnh đạo của những cán bộ gương mẫu. Người đề nghị các nơi khác noi theo.
- Ngày 15:Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho hai đại biểu Quốc hội Trương Trung Phụng và Hồ Đức Thành thông báo đã nhận được thư của hai đại biểu góp ý công việc của Quốc hội. Người cho biết sẽ cùng với Ban Thường trực Quốc hội xem xét.
- Ngày 18: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành.
Sau khi khẳng định những thắng lợi to lớn và chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, Người nêu rõ: "Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa".
Người còn nêu ra một số công việc cụ thể trong công tác sửa sai là:“Ai bị vạch sai lên thành phần địa chủ, phú nông, cần phải vạch lại cho đúng. Đảng viên, cán bộ và nhân dân, ai đã bị xử trí sai thì cần phải khôi phục đảng tịch, quyền lợi và danh dự cho họ... phải chiếu cố những địa chủ kháng chiến, ủng hộ cách mạng và địa chủ có con là bộ đội, cán bộ”.
Cuối thư, Người kêu gọi:“Toàn thể cán bộ và nhân dân hãy đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng và Chính phủ, cùng nhau ra sức thi đua, làm cho nông thôn dân chủ của chúng ta ngày càng tươi vui, phồn thịnh”.
- Ngày 21: Bài viếtPhải xem trọng ý kiến của quần chúng, bút danh C.B., đăng báoNhân dân, số 900. Người nêu rõ trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những ý kiến phê bình và những đề nghị của quần chúng, vì “Đó là một điều rất tốt: Nó làm cho nhân dân càng gần gũi và càng tin tưởng đoàn thể và chính quyền. Nó làm cho đoàn thể và chính quyền càng hiểu thấu nguyện vọng của quần chúng, càng thấy rõ những thiếu sót của mình để sửa chữa. Nó làm cho chúng ta đoàn kết càng chặt chẽ. Nó càng chứng tỏ chế độ của ta là thật sự dân chủ”.
Người nhắc cán bộ, cơ quan, đoàn thể phải“Tuyệt đối không được áp bức phê bình. Chúng ta phải nhớ rằng cán bộ, đoàn thể cũng như chính quyền, từ trên đến dưới, đều là đày tớ của nhân dân, phải xem trọng ý kiến của nhân dân”.
- Ngày 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự và khai mạc Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khoá II) bàn về cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức ( từ ngày 25-8 đến ngày 5-10-1956). Trong hội nghị, Người tiếp thu ý kiến phê bình Bộ Chính trị và đề nghị:
+ Hội nghị xét sai và sửa sai cấp tốc, không được cầu toàn.
+ Trên cơ sở thi hành kỷ luật nghiêm minh mà bảo vệĐảng.
+ Phương châm tiến hành sửa sai là “lấy giáo dục làm chính, đoàn kết cán bộ, đoàn kết toàn Đảng và phải bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”.
Người tự phê bình một cách nghiêm túc: “Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ, làm như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta”.
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) đồng ý để đồng chí Trường Chinh thôi giữ chức Tổng Bí thư, đồng chí vẫn là Uỷ viên Bộ Chính trị và Uỷ viên Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư của Đảng.
- Ngày 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào do Hoàng thân Thủ tướng Xuvana Phuma dẫn đầu sang thăm hữu nghị nước ta. Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Hai nước Việt - Lào là láng giềng và hai dân tộc ta là anh em”, “nhân dân và Chính phủ Việt Nam tuyệt đối tôn trọng Hiệp định Giơnevơ và năm nguyên tắc chung sống hoà bình của Băngđung; và tất cả mọi vấn đề giữa hai nước Việt, Lào, chúng ta đều có thể giải quyết với tinh thần láng giềng thân thiện và tình nghĩa anh em".
* Tháng 8- 1957
- Ngày 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tới Buđapét, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Hunggari.
Đáp từ tại lễ đón do Trung ương Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa và Chính phủ Hunggari tổ chức tại sân bay Buđapét, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi tinh thần ngoan cường của nhân dân Hunggari trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và tình cảm thắm thiết mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Hunggari dành cho đoàn và nhân dân Việt Nam.
- Ngày 5: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời Thủ đô Buđapét đi Nam Tư bằng chiếc máy bay đặc biệt của không quân Nam Tư. Chính phủ Nam Tư đã cử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sang Buđapét đón Người đến Thủ đô Bêôgrát, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Liên bang Nam Tư.
Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Liên bang Nam Tư I.Titô và nhiều quan chức cao cấp của Nhà nước ra sân bay đón Người.
Đọc diễn văn tại sân bay, Người nêu rõ: cuộc hội đàm giữa Người và Chủ tịch I.Titô sẽ củng cố những quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nam Tư và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam hội đàm với Đoàn đại biểu Chính phủ Nam Tư, do Chủ tịch I.Titô dẫn đầu. Cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan trọng, về quan hệ hợp tác giữa hai nước, về việc raTuyên bố chungnhân chuyến thăm hữu nghị Nam Tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tới Tirana, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Anbani.
Đáp từ tại lễ đón chính thức của Đảng Lao động và Chính phủ Anbani, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân Anbani trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phátxít để giải phóng đất nước; đánh giá cao tinh thần lao động quên mình và những thành tựu mà nhân dân Anbani đã giành được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mong muốn tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Anbani sẽ không ngừng củng cố và phát triển.
- Ngày 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời thành phố Xtalin trở về Thủ đô Tirana. Người ghé thăm Nông trường quốc doanh Đời mới ở Lusơnia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự míttinh tại Quảng trường Scăngđécbéc ở Thủ đô Tirana chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam. Phát biểu tại cuộc míttinh, Người nhiệt liệt cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của nhân dân lao động Tirana cũng như toàn thể nhân dân Anbani. Người nêu rõ những cuộc hội đàm giữa đại biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa nhân dân Anbani đã cho thấy rõ sự nhất trí hoàn toàn về quan điểm của hai bên trong những vấn đề đưa ra thảo luận.
- Ngày 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời đất nước Anbani đi thăm Bungari. Phát biểu trong lễ đón chính thức tại sân bay Xôphia, Người cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của nhân dân Bungari dành cho các vị khách Việt Nam.
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời Thủ đô Xôphia đi Rumani. Phát biểu tại sân bay Xôphia, Người nói về những ấn tượng tốt đẹp trong những ngày thăm đất nước Bungari tươi đẹp và anh dũng. Một lần nữa, Người cảm ơn những tình cảm nồng hậu của nhân dân Bungari đã dành cho đoàn và nhân dân Việt Nam.
Đáp từ trong lễ đón chính thức của Trung ương Đảng Công nhân và Chính phủ Rumani, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển lời chào hữu nghị, đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Rumani.
- Ngày 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam rời Bucarét, kết thúc chuyến thăm hữu nghị chín nước anh em. Phát biểu tại lễ tiễn chính thức của Đảng Công nhân và Chính phủ Rumani, Người bày tỏ tình cảm lưu luyến sau chuyến thăm đất nước Rumani tươi đẹp và mến khách.
- Ngày 25: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm phòng làm việc của Lênin tại điện Smônưi. Người chăm chú nghe băng ghi âm diễn văn của LêninChính quyền Xôviết là gì?; xem chiếc xe bọc thép mà tháng 4-1917, Lênin từ nước ngoài trở về đã đứng nói chuyện với công nhân; thăm chiến hạm Rạng Đông - chiến hạm đã nổ phát súng đầu tiên vào Cung điện Mùa Đông năm 1917, mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
- Ngày 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời Lêningrát.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mátxcơva hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô. Hai bên đã thảo luận các vấn đề có liên quan đến hai đảng.
- Ngày 27: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đáp máy bay rời Mátxcơva tới Bắc Kinh.
- Ngày 29: Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cùng ngày, bàiTrả lờiphỏng vấnbáo Tin tức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng báoTin tức (Liên Xô). Người đánh giá chuyến viếng thăm chín nước anh em của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu và hữu nghị giữa các đảng, chính phủ và nhân dân các nước anh em.
- Ngày 30: 17 giờ 45, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam về đến Hà Nội, kết thúc chuyến thăm hữu nghị các nước anh em. Tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), trước đông đảo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các đoàn thể quần chúng và các vị khách quốc tế, Người nói: “Chúng tôi đi đến nơi, về đến chốn và đều được mạnh khỏe. Có nhiều cái tốt nhiều cái hay, xin chờ đến Ngày 2-9 nói một thể”.
Cùng ngày, bàiTrả lờiphỏng vấn của phóng viênĐài phát thanh Mátxcơva của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng báoNhân Dân,số 1270. Trong bài, Người nói lên cảm tưởng về chuyến đi thăm chín nước anh em; về những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước anh em. Trả lời câu hỏi tình hình ở Việt Nam đã được các nước chú ý như thế nào? Người nói: “Các đồng chí lãnh đạo các nước anh em đều chú ý tới tình hình Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh hòa bình của nhân dân Việt Nam để thống nhất Tổ quốc”.
* Tháng 8- 1958
- Ngày 6: Sáng, tại Phủ Chủ tịch, tiếp Đoàn báo chí Campuchia, Người thân mật nói chuyện với các vị trong Đoàn, thăm hỏi đời sống của nhân dân Campuchia và chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng chặt chẽ và phát triển.
- Ngày 8: Dự họp Bộ Chính trị tiếp tục thảo luận về tổng kết công tác cải cách ruộng đất, Người nhận định:Cương lĩnh đưa ra đúng nhưng không biết cụ thể hoá, Đảng có chủ quan, giáo điều, máy móc... Cải cách ruộng đất tuy có sai lầm nhưng cũng có thắng lợi và phải thấy được những thắng lợi này. Người tự phê bình đã“quan liêu, không sát quần chúng, không sát thực tế, chỉ xem báo cáo, tin vào người báo cáo”. Về bản tổng kết, Người nhắc nhở phải viết gọn, rõ ràng, nêu được những bài học kinh nghiệm, cách đặt vấn đề phải viết sao cho tăng thêm lòng tin tưởng phấn khởi trong Đảng, trong nhân dân, tăng cường khối đoàn kết.
Cùng ngày, bài viếtVũ khí hoá học (thuốc độc quân dụng), ký bút danh Chiến Sĩ, đăng báoQuân đội nhân dân, số 471. Bài báo nêu rõ tác hại của loại vũ khí giết người hàng loạt này đã được quân đội các nước đế quốc sử dụng từ Đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay và tin chắc: “Thuốc độc quân dụng là một thứ vũ khí rất nguy hiểm, nhưng không phải là không chống lại được”.
- Ngày 9: Dự Hội nghị Bộ Chính trị bàn về đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà, Người nói nhiệm vụ miền Nam là lâu dài gian khổ không phải là tiêu cực mà có ý nghĩa tích cực, chờ thời cơ.
- Ngày 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đại hội sản xuất của tỉnh Nam Định họp tại xã Yên Tiến, huyện ý Yên, là nơi giành được năng suất cao trong vụ chiêm vừa qua.
- Ngày 19: Tối, tại Câu lạc bộ Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch dự lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 của Cụ Tôn Đức Thắng. Sau khi đọc lời chúc mừng ca ngợi quá trình đấu tranh và tấm gương đạo đức của người chiến sĩ cách mạng dân tộc, chiến sĩ cách mạng thế giới Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt nhân dân và Chính phủ trao tặng Cụ Tôn Đức Thắng Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 20: Bài viếtCán bộ trí thức tham gia lao động chân tay, đăng báoNhân Dân, số 1621. Qua một số kết quả nổi bật, bài viết giới thiệu kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc trong vấn đề cán bộ trí thức tự nguyện tham gia lao động chân tay. Tác giả khẳng định: Việc trực tiếp tham gia lao động chân tay ở nông thôn đã giúp cán bộ trí thức cải tạo, trở nên đã “hồng” lại “chuyên”. Đồng thời cán bộ trí thức lại giúp công dân tiến bộ nhảy vọt trong công việc phát triển văn hoá và cải tiến kỹ thuật.
- Ngày 21: Dự họp Bộ Chính trị bàn tiếp về tổng kết cải cách ruộng đất, phát biểu tại hội nghị, Người đề nghị phần tổng kết những bài học kinh nghiệm nên đưa vào những vấn đề chính để không loãng vấn đề.
- Ngày 22: Sáng, dự họp Bộ Chính trị bàn về vấn đề phong quân hàm, Người nhấn mạnh mục đích của đợt phong quân hàm lần này là để tạo đà phấn khởi, tăng cường đoàn kết, tránh suy tị và phải làm thế nào giảm bớt sự cách biệt giữa các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính để giữ đoàn kết.
Chiều, khi Bộ Chính trị bàn vấn đề quản lý dân chủ ở xí nghiệp, Người chỉ rõ đây là vấn đề lâu dài và khó, phải làm khẩn trương nhưng không vội vã. Việc học tập kiện toàn quản lý xí nghiệp phải đi từng bước nhưng liên tục, phải đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn. Trung ương với địa phương phải kết hợp, Trung ương có đường lối chung và để cho địa phương có quyền phát huy sáng kiến của mình.
Về tài liệu học tập, Người đề nghị phải viết ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp học phải đi đôi với hành và giao vấn đề này cho Ban Bí thư phụ trách.
- Ngày 23: 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trường Đảng Lê Hồng Phong (Hà Nội). Phát biểu với cán bộ và học viên của trường, Người nói:“Học tập lý luận cốt là để áp dụng vào thực tế. Học đi đôi với hành, có học mới làm được việc”.
- Ngày 29: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị bàn về kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Người nêu rõ:“Mở rộng thành phố phải căn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng...), địa lợi (địa chất, sông hồ...) và nhân hòa (lợi ích của nhân dân, của Chính phủ). Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí”.
- Ngày 31: Bài viếtHoan hô hay là hô hoán, ký bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 1632. Tác giả nêu lên những phản ứng quyết liệt của các thuộc địa trong cuộc “du thuyết” của Tổng thống Đờ Gôn tới các xứ này để tuyên truyền cổ động hòng tranh thủ sự ủng hộ đối với bản Dự thảo Hiến pháp do ông ta sửa đổi.
Trong ngày, Người đến thăm khu tập thể Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội. Sau khi đi thăm nhà bếp, Người vào Nhà trẻ chia kẹo cho các cháu và căn dặn các cô giữ trẻ “Các cháu là mầm non của Tổ quốc, là tương lai của xã hội, các cô phải trông nom, dạy dỗ các cháu chu đáo”.
*Tháng 8- 1959
- Ngày 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Liên Xô kết thúc một tháng đi thăm và nghỉ hè ở đất nước này. Trước khi lên máy bay, người gửi điện bày tỏ lòng cảm ơn Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô.
Trên đường từ Anma Ata đến thăm Tân Cương (Trung Quốc), máy bay bay qua sa mạc, rồi núi Thiên Sơn. Xúc cảm trước cảnh đẹp của dãy Thiên Sơn hùng vĩ, Người làm một bài thơ chữ Hán:
“Dao vọng Thiên San phong cảnh hảo
Tử hà bạch tuyết, bão thanh san
Triều dương sơ xuất xích như hỏa
Vạn đạo hồng quang chiếu thế gian”.
- Ngày 25: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh lên đường về nước.
Ra sân bay tiễn Người có Thủ tướng Chu Ân Lai, Phó Thủ tướng Trần Nghị cùng nhiều vị ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Liên Xô và Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh cũng có mặt.
Trên đường về Hà Nội, máy bay dừng ở Vũ Hán, Chủ tịch nghỉ qua đêm ở đây.
- Ngày 26: Sáng, từ Vũ Hán, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên máy bay về Hà Nội, kết thúc cuộc nghỉ hè hai vạn ba ngàn cây số. Ra sân bay Gia Lâm đón Người có các vị trong Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cùng nhiều vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ.
- Ngày 29: Chủ tịch Hồ Chí Minh đi kiểm tra tình hình chống úng của tỉnh Nam Định.
Trên đường đi, Người ghé thăm Trại chăn nuôi Kiều Thị ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Người căn dặn mọi người cố gắng đẩy mạnh chăn nuôi để có nhiều lợn xuất khẩu đổi lấy máy móc về xây dựng đất nước và nhắc nhở cán bộ phải quan tâm hơn đến việc ăn ở, sinh hoạt của các trại viên.
Tối, tại Câu lạc bộ Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc của Thủ tướng Chính phủ chiêu đãi các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam nhân Quốc khánh 2-9.
- Cuối tháng: Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên về những nội dung cơ bản của nhà trường xã hội chủ nghĩa: nhiệm vụ của nhà trường và của các thầy cô giáo, cách dạy học và nội dung giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo“những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc”.Để làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó, Người căn dặn cán bộ và giáo viên phải tiến bộ kịp với thời đại, “phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội”.Phải nâng cao nhận thức chính trị để có lập trường vững vàng và cách xem xét đúng đắn đối với những vấn đề quốc tế cũng như trong nước, cần chống tư tưởng bàng quan, “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng”, “có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng”.
Còn nữa
Huyền Trang (tổng hợp)