Chỉ mục bài viết

          Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, người suốt đời hy sinh phấn đấu không chỉ cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn đấu tranh không mệt mỏi cho sự đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Trong các hoạt động của mình, ngoại giao là một lĩnh vực mà Người khá chú trọng. Người trực tiếp hoạt động đối ngoại và chỉ đạo sát sao công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại. Người luôn luôn chủ trương đoàn kết tất cả các nước anh em, các chính phủ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Người gửi nhiều thư từ, điện văn tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước anh em và các nước khác nhằm cảm ơn và kêu gọi sự đồng tình ủng hộ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, đồng thời khẳng định thiện chí hoà bình và quyết tâm chiến đấu cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

          Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta đi thăm hữu nghị nhiều nước và đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia đến Hà Nội nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng mối quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Những hoạt động này đã đặt cơ sở cho việc hình thành một không gian hoà bình và hữu nghị trong khu vực, góp phần giữ gìn hoà bình thế giới.

          Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động đối ngoại, Ban Biên tập Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước Châu Á (1954 - 1969)" của tập thể tác giả Phòng Tuyên truyền - giáo dục, Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn với bạn đọc.

          Cuốn sách trình bày ngắn gọn, lôgíc dưới dạng biên niên sự kiện, theo trình tự thời gian, phục vụ việc tra cứu được thuận tiện.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

          Năm 1954.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng năm mới của Hoàng thân Xuphanuvông.

          - Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1954. Tháng 3, ngày 22.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Chính (Hoàng thân Xuphanuvông).

          Trong thư Người thông báo vì có việc phải đi vắng, những việc muốn bàn với đồng chí đã dặn kỹ các đồng chí Trường Chinh và Phạm Văn Đồng.

                                                          - Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1954. Tháng 5, ngày 15.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng sinh nhật của Chính phủ Pathét Lào và Trung ương Mặt trận Lào Ítxala.

                                                          - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

          Năm 1954. Tháng 5, ngày 21.

          Lời tuyên bố của Chính phủ kháng chiến Lào về việc hòa bình ở Đông Dương không thể chia cắt. Nội dung gồm ba phần chính: Kẻ xâm lược Lào hiện nay là thực dân hiếu chiến Pháp được can thiệp Mỹ viện trợ và thúc đẩy; Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là bạn thân thiết của nhân dân Pathét Lào; Muốn lập lại hòa bình ở Đông Dương, phải ngừng bắn và đình chiến trên toàn cõi Đông Dương.

                                                                   - Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1954. Tháng 6, ngày 19.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho ông Sơn Ngọc Minh, Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Khơme, chúc mừng Ngày Độc lập của nước Khơme tự do. Bức điện có đoạn:

          “Thắng lợi của nhân dân Khơme cũng là những thắng lợi chung của nhân dân Việt Nam, của khối liên minh nhân dân Khơme - Việt Nam - Pathét Lào đoàn kết chiến đấu, để tranh lại tự do độc lập của ba dân tộc anh em…”.

          - Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr.462.

          Năm 1954. Tháng 7, ngày 15

          Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự và đọc báo cáo tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) Đảng Lao động Việt Nam.

          Bản báo cáo gồm hai phần: Tình hình mới và Nhiệm vụ mới. Báo cáo khẳng định Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào. Chúng phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm cách hất cẳng Pháp để chiếm ba nước Việt, Miên, Lào, biến nhân dân Việt, Miên, Lào thành nô lệ của Mỹ và gây thêm tình hình căng thẳng trên thế giới.

- Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr. 311-320.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.5, 2007, tr. 476-478.

          Năm 1954. Tháng 7, ngày 22

          Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ toàn quốc sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công.

          Người chỉ rõ những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và nêu ra quyết tâm cho toàn dân tộc; kêu gọi phải thắt chặt thêm mối tình nghĩa anh em với hai nước Miên, Lào; củng cố tình hữu nghị vĩ đại giữa nước ta với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác... Cả nước đồng lòng, muôn người như một, chúng ta nhất định thắng lợi.

- Báo Nhân Dân, số 208, từ ngày 25 đến ngày 27-7-1954.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 321-323.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 479-480.

          Năm 1954. Tháng 8, ngày 12

          Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong buổi đón tiếp Uỷ ban quốc tế nhân dịp Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Người hứa rằng, Quân đội nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhất định tôn trọng và sẽ ra sức thi hành đầy đủ Hiệp định. Người mong rằng, Chính phủ Pháp và các bên có quan hệ cũng đảm bảo thi hành đúng đắn Hiệp định, cám ơn nhân dân Pháp đã hăng hái phấn đấu góp phần quan trọng vào việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương và mong sẽ thắt chặt tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, sẽ đoàn kết chặt chẽ với hai nước Khơme, Lào và các nước Đông Nam Á, để góp phần vào sự nghiệp giữ gìn hoà bình Châu Á và hoà bình thế giới.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 328-330.

             Năm 1954. Tháng 9, ngày 01

            Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào, Quân đội, cán bộ toàn quốc và kiều bào ở nước ngoài nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Quốc khánh 02-9.

            Trong Lời kêu gọi, Người chỉ rõ mục đích của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến là giành lại và phát triển sự nghiệp hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc và nhân dân ta... Người khẳng định việc ký đình chiến với Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, Khơme và Lào, cũng là thắng lợi của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.

- Báo Nhân Dân, số 220, từ ngày 1 đến ngày 3-9-1954.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 7, tr. 337-342.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t. 5, tr. 491-493.

          Năm 1954. Tháng 9, ngày 18

          Từ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đơn vị bộ đội Việt Nam tình nguyện chiến đấu ở Lào mới về nước, đóng tại xã Chân Mộng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Nói chuyện với cán bộ chiến sĩ, Người căn dặn một số điểm phải làm để thực hiện "nghĩa vụ quốc tế" của Đảng.

- Tài liệu xác minh khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 501.

          Năm 1954. Tháng 10, ngày 17

          Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong bữa tiệc đón mừng Thủ tướng Nêru. Người thay mặt nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cảm ơn Thủ tướng Nêru, nhân dân và Chính phủ Ấn Độ đã góp phần to lớn vào việc đưa lại hoà bình cho Việt Nam và cho Miên, Lào. Người cũng tỏ lòng cảm ơn tới Uỷ ban quốc tế do các đại biểu Ấn Độ, Ba Lan và Canađa phụ trách đã sốt sắng làm việc, đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và đã thu được kết quả tốt.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 370-371.

          Năm 1954. Tháng 11, ngày 07

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc đáp từ trong bữa tiệc do Đại sứ Liên Xô tổ chức. Người nói: Việt Nam biết ơn Cách mạng Tháng Mười và nhân dân Liên Xô. Cách mạng Tháng Mười thành công và quân đội Liên Xô anh dũng đánh thắng quân phiệt Nhật Bản, đã giúp cho Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam thắng lợi, nhân dân Việt Nam mới thoát khỏi ách nô lệ thuộc địa và thành lập chế độ dân chủ cộng hoà, góp phần vào cuộc đình chiến ở ba nước Việt, Miên, Lào.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 375-377.

            Năm 1954. Tháng 11, ngày 15

            Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề Lào, quan hệ Việt - Lào và việc viện trợ cho Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 523.

          Năm 1954. Tháng 11, ngày 16

          * Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Mỹ phá đám, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 264.

          Bài báo dẫn lời một số tờ báo Pháp như báo Giải phóng, báo Người quan sát để phê bình những hành động của Mỹ gây sức ép với Pháp trong mối quan hệ với Việt Nam, Lào, Cao Miên, ngăn trở việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Người khẳng định những việc làm đó của Mỹ là hành động “phá đám”.

- Báo Nhân Dân, số 264, ngày 16-11-1954.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t. 5, tr. 523-524.

          * Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng sinh nhật Thủ tướng nước Cộng hoà Ấn Độ J.Nêru. Người cảm ơn Thủ tướng cùng với nhân dân và Chính phủ Ấn Độ đã góp phần rất quan trọng vào việc thi hành nghiêm chỉnh các hiệp định đình chiến ở Việt, Miên, Lào.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 382.

          Năm 1954. Tháng 12, ngày 20

          Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Từ ngày nhân dân ta bắt đầu kháng chiến, đế quốc Mỹ đã nhúng tay vào chiến tranh xâm lược Đông Dương, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 294.

          Bài báo đề cập đến những hành động can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương của Mỹ, âm mưu hất cẳng Pháp để tước đoạt tài nguyên phong phú của nhân dân Đông Dương. Ở Lào, các công ty Mỹ đang tìm và khai thác các mỏ ở Tây Bắc Viêng Chăn. Những đồn điền cao su ở Lào và ở Cao Miên trước thuộc nhóm Rivô của Pháp, nay đã sang hẳn tay Công ty Mỹ “Goócvích”.

- Báo Nhân Dân, số 294, ngày 20-12-1954.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 402-406.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 547-548.

           Năm 1954. Tháng 12

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Thủ tướng Hoàng thân Xuphanuvông, mừng Chính phủ và nhân dân Lào nhân dịp năm mới.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1954

          Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về vấn đề Lào: Ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống can thiệp của nước ngoài, nhằm thực hiện những quyền lợi cơ bản của Lào phù hợp với Hiệp định Giơnevơ; khẳng định quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Việt Nam và Lào sẽ phát triển, vì đó là quyền lợi của hòa bình và hữu nghị giữa hai dân tộc cũng như giữa các dân tộc Đông Nam Á.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

           Năm 1954

          Chính phủ kháng chiến Pathét Lào tuyên bố ủng hộ lời tuyên bố của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, ủng hộ lập trường cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở đảm bảo quyền lợi dân tộc của nhân dân Đông Dương. Đây cũng chính là lập trường cơ bản của nhân dân và Chính phủ Pathét Lào.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

            Năm 1955. Tháng 01, ngày 01

            Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng năm mới trong dịp Lễ mừng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô.

            Người nêu lên những nhiệm vụ của nhân dân ta trong năm mới, trong đó có việc Việt Nam “sẽ dựa theo 5 nguyên tắc lớn của bản tuyên bố Trung - Ấn và Trung - Diến để gây quan hệ hữu hảo với hai Chính phủ nhà vua Miên và Lào. Chúng ta phát triển quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á”.

- Báo Nhân Dân, số 306, ngày 1-1-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 428-430.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr.1-3.

            Năm 1955. Tháng 01, ngày 05

           Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng Thông tấn Press Trust of India.

          Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Lào, Miên như thế nào, Người nói: Chúng tôi muốn có quan hệ bạn bè với Lào và Miên trên cơ sở năm nguyên tắc lớn đã được nêu ra trong các bản tuyên bố chung Trung - Ấn và Trung - Diến.

- Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 435-437.

           Năm 1955. Tháng 01, ngày 12

           Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Hội nghị Băng Cốc là một âm mưu mới của đế quốc Mỹ để tiến thêm một bước trong việc phá hoại hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 317.

            Bài viết nêu rõ nguyện vọng chính đáng và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Người tố cáo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương và khẳng định: Nhân dân Việt Nam, Cao Miên và Lào quyết chặn bàn tay xâm lược của đế quốc Mỹ và quyết đẩy mạnh đấu tranh hơn nữa để giữ gìn những quyền dân tộc đã giành được. Cuộc đấu tranh sẽ gay go quyết liệt, nhưng phần thắng nhất định về phía nhân dân ta.

- Báo Nhân Dân, số 317, ngày 12-1-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 442-445.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 10-11.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

              Năm 1955. Tháng 01, ngày 13

             Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Nhân dân Việt Nam ủng hộ lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao và bức thư của Bộ Tổng Tư lệnh phản đối đế quốc Mỹ và tay sai của chúng vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Thái độ làm lơ của Chính phủ Anh là không đúng, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 318.

           Trong bài viết, Người khẳng định Lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người tố cáo đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ: Chúng đàn áp dã man nhân dân miền Nam Việt Nam, âm mưu đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia vào khu vực bảo hộ của Khối quân sự Đông Nam Á, chúng cưỡng bức đồng bào công giáo di cư vào Nam… Đồng thời, Người cũng phê phán thái độ không đúng của Chính phủ Anh, đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ đã làm ngơ và bào chữa cho những hành động của đế quốc Mỹ và tay sai, không sao gửi những văn kiện của Chính phủ ta phản đối Mỹ và đồng minh của Mỹ vi phạm Hiệp định cho các chủ tịch và các nước dự Hội nghị Giơnevơ.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 448-451.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr.11-13.

            Năm 1955. Tháng 3, ngày 02

           Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Nhân dân Lào quyết tâm đập tan những mưu mô xâm lược, phá hoại hoà bình của tên hiếu chiến Đalét ở Lào, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 365.

          Trong bài, Người vạch rõ những hoạt động đen tối của Đalét, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, âm mưu lôi kéo Chính phủ Lào tham gia những hoạt động vũ trang của Khối quân sự Đông Nam Á, chống lại nhân dân Lào, gây tình hình căng thẳng ở Đông Dương và khu vực.

- Báo Nhân Dân, số 365, ngày 2-3-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 45-46.

            Năm 1955. Tháng 3, ngày 03

           * Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp và đọc Lời khai mạc Hội nghị lần thứ bảy mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Khoá II).

          Người nêu những chuyển biến mới về tình hình thế giới và trong nước. Người chỉ ra: Đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đang trắng trợn vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Chúng hòng phá hoại hoà bình ở nước ta, trường kỳ chia cắt nước ta, biến miền Nam nước ta (và Cao Miên - Lào) thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ. Chúng ta quyết tâm đấu tranh để đập tan âm mưu đó.

- Báo Nhân Dân, số  423, ngày 29-4-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 7, tr. 486-488.

 - Hồ Chí Minh: Biên niên  tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 46-48.

           * Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Đalét phun nọc độc ở miền Nam Việt Nam, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 366.

           Người viết: Mục đích cuối cùng của đế quốc Mỹ trong việc tăng cường lực lượng quân sự ở miền Nam Việt Nam và ở Cao Miên, Lào là âm mưu gây lại chiến tranh ở Đông Dương và từ đó sẽ mở rộng ra các nước khác ở Đông Nam Á. Những luận điệu, mưu ma chước quỷ của bọn Đalét không thể lừa được nhân dân ta, ý chí của toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam kiên quyết đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ để đập tan mọi âm mưu đó.

- Báo Nhân Dân, số 366, ngày 3-3-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr.483-485.

           Năm 1955. Tháng 3, ngày 13

           Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Những lời dọa dẫm của tên đại cuồng chiến Đalét chỉ tăng thêm lòng căm phẫn của nhân dân Đông Dương và nhân dân toàn Châu Á, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 376.

           Trong bài, Người lên án lời tuyên bố hiếu chiến của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Đalét là sẽ chiếm đóng lâu dài vùng đất Đài Loan; lên án âm mưu của Mỹ phá hoại hoà bình ở Lào... Đalét ngang nhiên khuyến khích Chính phủ nhà vua Lào hành động vũ trang chống lại các lực lượng Pathét Lào. Đalét nói rằng: ‘‘Chính phủ nhà vua Lào đừng sợ cộng sản vì đã có Hiệp ước Mani che chở’’. Mục đích của Đalét không có gì khác là xúi Chính phủ nhà vua Lào cứ làm bừa, Mỹ sẽ tích cực ủng hộ. Vì vậy, từ khi Đalét sang Lào đến nay, Chính phủ nhà vua Lào đã nhiều lần tấn công các lực lượng Pathét Lào ở Sầm nưa và Phôngxalỳ. Mỹ lại đưa 3.000 tàn quân Quốc dân Đảng đột nhập khu vực tập kết của quân đội Pathét Lào. Hoà bình ở Lào đang bị đế quốc Mỹ và tay sai của chúng uy hiếp nghiêm trọng.

- Báo Nhân Dân, số 376, ngày 13-3-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 493-495.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 52.

          Năm 1955. Tháng 3, ngày 22

          Lời chào mừng Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Lào của đại biểu Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, khẳng định: Đảng Nhân dân Lào được thành lập có một ý nghĩa vô cùng trọng đại trong hoàn cảnh gay go và phức tạp. Nhờ đó, lực lượng cách mạng Lào sẽ được trưởng thành, sẽ đủ sức đạp phăng mọi trở ngại trên con đường tiến triển của mình và đập tan mọi âm mưu quỷ quyệt và thâm độc của kẻ thù đế quốc và phong kiến để đưa cách mạng Lào đến thành công, thực hiện mục đích trước mắt là hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

            Năm 1955. Tháng 3, ngày 26

           Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời phát biểu tại phiên họp bế mạc Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Khoá I, Kỳ họp thứ tư.

            Người đánh giá cao kết quả của kỳ họp và tin tưởng Quốc hội, Chính phủ đoàn kết nhất trí sẽ làm trọn được những trọng trách mà nhân dân đã giao phó. Người cũng nêu lên chính sách ngoại giao của ta là: Đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn, nhân dân hai nước Cao Miên, Lào, nhân dân Châu Á...

- Báo Nhân Dân, số 391, ngày 28-3-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 499-500.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 56-57.

             Năm 1955. Tháng 3, ngày 30

            Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Năm nguyên tắc lớn, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 393.

            Trong bài, Người nêu rõ: Nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã bày tỏ sự ủng hộ năm nguyên tắc chung sống hoà bình mà Chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ và Miến Điện đã tuyên bố.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 58.

            Năm 1955. Tháng 4, ngày 06

           Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận được điện của Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và lời thề của 19 đảng viên Lào dự Hội nghị thành lập Đảng, nguyện sẽ noi theo tinh thần và sự nghiệp đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương để đưa cách mạng Lào đến thắng lợi cuối cùng.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

            Năm 1955. Tháng 5, ngày 15

           Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện của Hoàng thân Xuphanuvông chúc mừng sinh nhật Người.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

           Năm 1955. Tháng 5, ngày 19

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Hoàng thân Xuphanuvông đã gửi điện chúc mừng sinh nhật Người.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1955. Tháng 6, ngày 03

          Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Cần phải triệt để thi hành các điều cam kết về vấn đề Lào, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 457.

          Trong bài, Người vạch rõ âm mưu và những hoạt động của đế quốc Mỹ xúi giục Chính phủ nhà vua Lào vi phạm những quy định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Chính phủ nhà vua Lào tuyên bố sẽ tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ, vu cáo lực lượng kháng chiến Pathét Lào là “phiến loạn” và cho quân xâm nhập trái phép vào vùng Pathét Lào kiểm soát. Người khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ ở Lào.

- Báo Nhân Dân, số 457, ngày 3-6-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 93-94.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

             Năm 1955. Tháng 6, ngày 26

           Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại buổi tiệc do Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai thết đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người khẳng định tình hữu nghị bền vững giữa nhân dân hai nước Việt - Trung sẽ ngày càng củng cố và phát triển, lực lượng hoà bình Châu Á và thế giới ngày càng lớn mạnh. Người còn nhắc lại rằng, Chính phủ Việt Nam “đã từng tuyên bố rõ rệt sẵn sàng căn cứ vào 5 nguyên tắc chung sống hoà bình đã đề ra trong bản tuyên bố chung của các Thủ tướng Trung Quốc - Ấn Độ và Trung Quốc - Miến Điện để đặt mối quan hệ bình thường hữu hảo với bất cứ nước nào dù có chế độ xã hội khác nhau, đặc biệt là với các Chính phủ nhà vua Lào và Cao Miên cũng như với các nước khác ở Đông Nam Á”.

- Báo Nhân Dân, số 482, ngày 28-6-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 6-9.

              Năm 1955. Tháng 9, ngày 02

             * Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự và đọc Lời kêu gọi trong buổi Lễ mừng Quốc khánh 02-9-1955 tại Quảng trường Ba Đình.

             Người nêu lên những biến đổi trên thế giới và trong nước, đề ra nhiệm vụ mới cho nhân dân ta. Người viết: Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta đã thắng lợi, Hội nghị Giơnevơ năm ngoái đã đưa lại hoà bình ở Đông Dương, trên cơ sở các nước công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam ta và của hai nước láng giềng Miên, Lào.

- Báo Nhân Dân, số 548, ngày 2-9-1955.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 45-50.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 144.

            * Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Quốc khánh lần thứ mười của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đăng Tuần báo Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân, bản tiếng Pháp, số 356.

          Người tóm lược lại quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ những cuộc chiến đấu du kích ở Nam Bộ những năm 80 của thế kỷ XIX, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến, và cuộc chiến tranh cứu nước kéo dài 9 năm đã đem lại hoà bình cho Việt Nam. Cùng với Việt Nam, hai nước Lào và Miên cũng giành được nền hoà bình trên cơ sở thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 51-60.

            Năm 1955. Tháng 10, ngày 08

           12 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Mặt trận Lào Ítxala tới chào Người trên đường đi Rănggun (Miến Điện) để hội đàm với Chính phủ Hoàng gia Lào, đã ghé qua Hà Nội.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr.164.

             Năm 1956. Tháng 01, ngày 01

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời chúc mừng năm mới đến toàn thể bộ đội, cán bộ, quân, dân, chính, Đảng, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài.

           Trong đó, Người tổng kết tình hình năm 1955, đề ra nhiệm vụ của năm 1956. Người viết về tình hình Đông Dương “vẫn căng thẳng, vì đế quốc Mỹ càng ngày càng can thiệp vào miền Nam Việt Nam và Miên, Lào. Vì Mỹ xui đẩy chính quyền miền Nam vi phạm Hiệp định Giơnevơ một cách trắng trợn”, vì vậy “nhân dân Việt Nam ta và nhân dân hai nước Miên và Lào càng phải đoàn kết để đấu tranh chống đế quốc Mỹ can thiệp, thi hành đầy đủ Hiệp định Giơnevơ và để đưa lại hoà bình thật sự ở Đông Dương”.

- Báo Nhân Dân, số 669, ngày 1-1-1956.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 102-106.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 208-210.

            Năm 1956. Tháng 4, ngày 03

            Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong cuộc mít tinh chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô sang thăm nước ta. Trong lời phát biểu Người nói về quan hệ với Miên, Lào như sau: “Chúng ta mong muốn có quan hệ tốt với hai nước láng giềng Miên, Lào. Chúng ta sẽ tăng thêm quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á, nhất là với Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương”.

- Báo Nhân Dân, số 762, ngày 4-4-1956.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 142-146.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 260.

            Năm 1956. Tháng 5, ngày 25

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ Lào (cùng đại biểu phụ nữ các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Đức) dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ II.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1956. Tháng 8, ngày 07

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nhân dịp Quốc khánh Vương quốc Lào.

- Báo Nhân Dân, số 886, ngày 7-8-1956.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 229.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 317.

              Năm 1956. Tháng 8, ngày 28

            12 giờ 30, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào do Hoàng thân Thủ tướng Xuvana Phuma dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước ta.

            Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ xưa đến nay, hai nước Việt - Lào là láng giềng và hai dân tộc ta là anh em”. “Nhân dân và Chính phủ Việt Nam tuyệt đối tôn trọng Hiệp nghị Giơnevơ và năm nguyên tắc chung sống hòa bình của Băngđung; và tất cả mọi vấn đề giữa hai nước Việt, Lào, chúng ta đều có thể giải quyết với tinh thần láng giềng thân thiện và tình nghĩa anh em”.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng phẩm của nhân dân Hà Nội tặng Hoàng thân Thủ tướng Xuvana Phuma.

- Báo Nhân Dân, số 908, ngày 29-8-1956.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 240-241.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 327.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

          Năm 1956. Tháng 8, ngày 29

          Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào tại Phủ Chủ tịch.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1957. Tháng 5, ngày 19

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng sinh nhật của ông Tuấn Hùng, Việt kiều ở Lào.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1957. Tháng 5, ngày 30.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng. Người mong rằng tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải nâng cao tính trách nhiệm, tính phấn đấu, tính tổ chức và phải có lòng tin vào mình, vào Đảng. Người nói: ‘‘Trước Cách mạng Tháng Tám, số đảng viên không bằng số đảng viên ở Hải Phòng hiện nay thế mà sao lại thắng? Vì đảng viên lãnh đạo quần chúng, gần gũi quần chúng... một đảng viên lãnh đạo hàng mấy chục vạn người, đảng viên lúc đó chỉ có 5.000 từ Trung - Nam - Bắc, Miên, Lào. Nếu trừ số đồng chí hoạt động ở Miên, Lào thì cũng chỉ còn trên 4.000 một chút thôi, thế mà hiện nay riêng thành phố Hải Phòng cũng có hơn 4.000 đảng viên. Vậy các cô các chú cố gắng sao cho xứng đáng’’

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 380-389.

          Năm 1957. Tháng 7, trước ngày 15.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vông, nhân kỷ niệm Ngày sinh Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 1224, ngày 15-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 488.

          Năm 1957. Tháng 7, trước ngày 19.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vông nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Vương quốc Lào.

- Báo Nhân Dân, số 1228, ngày 19-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 492.

Năm 1958. Tháng 2, ngày 07.

           Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng nước Cộng hoà Ấn Độ Giaoaháclan Nêru ký Thông cáo chung.

          Chủ tịch và Thủ tướng hoan nghênh những kết quả của việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Cao Miên, hoan nghênh những tiến bộ gần đây trong việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Lào và vui mừng thấy khả năng giải quyết vấn đề chính trị ở Lào phù hợp với Hiệp định Giơnevơ.

           15 giờ, Người tiếp hơn 50 đại biểu các báo chí Ấn, Anh, Mỹ. Về Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người nêu rõ: “Những mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rất tốt đẹp. Những mối quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Vương quốc Lào và Vương quốc Khơme đều là những quan hệ láng giềng tốt dựa trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình…”.

- Báo Nhân Dân, số 1437, ngày 14-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 29-32.

          Năm 1958. Tháng 2, ngày 17.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Liên bang Miến Điện Unu ký Tuyên bố chung. Trong đó cả hai vị đều lo ngại đến việc củng cố hoà bình ở Đông Dương; hoan nghênh việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ ở Cao Miên và những phát triển gần đây nhằm giải quyết vấn đề chính trị ở Lào...

- Báo Nhân Dân, số 1442, ngày 21-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 9, tr. 622-624.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Tiếp)

            Năm 1959. Tháng 3, ngày 03

           Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Tuyên bố tại cuộc họp báo ở Thủ đô Giacácta (Inđônêxia).

           Trong Tuyên bố, Người nêu rõ: ‘‘Do sự can thiệp của nước ngoài nên tình hình biên giới Lào - Việt trong một thời gian đã trở thành không bình thường. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn duy trì và phát triển quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Lào và cho rằng Hiệp định Giơnevơ về Lào cần được thi hành đúng đắn vì lợi ích của nhân dân Lào cũng như của nền hoà bình và an ninh ở Đông Dương và ở Đông Nam Á nói chung’’.

- Báo Nhân Dân, số 1821, ngày 10-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 357-359.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 230.

            Năm 1959. Tháng 4, trước ngày 22

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương và nhân dân Lào nhân dịp Tết cổ truyền của nhân dân Lào.

- Báo Nhân Dân, số 1864, ngày 22-4-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 262.

             Năm 1959. Tháng 5, ngày 14

             Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn việc giúp đỡ cách mạng Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

 - Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 276-277.

             Năm 1959. Tháng 5, ngày 24

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn việc giúp đỡ cách mạng Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 282-283.

            Năm 1959. Tháng 6, ngày 13

            Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về cách mạng miền Nam, giúp Đài Phát thanh Mátxcơva (Liên Xô) phát thanh tiếng Lào, Miên.

 - Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

            Năm 1959. Tháng 7, ngày 6

            Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết thành lập Ban Công tác Lào của Trung ương, cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban, đồng chí Nguyễn Khang làm Phó ban và bốn Uỷ viên là đồng chí Nguyễn Chính Giao là Uỷ viên thường trực, đồng chí Lê Chưởng, đồng chí Nguyễn Đức Dương, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh là Uỷ viên.

            Đồng thời, Trung ương cử một đoàn cán bộ chính trị, quân sự và chuyên môn giúp Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào theo yêu cầu của Trung ương Đảng Lào.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, Ban Công tác miền Tây, t.II, tr. 98, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

           Năm 1959. Tháng 7, trước ngày 22

           Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 74 của Quốc vương Lào Xrixavang Vông. Người chúc Quốc vương mạnh khoẻ, sống lâu, chúc tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào ngày càng phát triển.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Báo Nhân Dân, số 1954, ngày 22-7-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 312.

            Năm 1959. Tháng 9, ngày 04

           Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 37/SL, tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất cho 29 cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có các đồng chí: Nguyễn Chính Giao, nguyên Chính ủy Quân tình nguyện khu Hạ Lào; Đào Việt Hưng, nguyên Phó Chính ủy Quân tình nguyện Thượng Lào; Võ Thúc Đồng, nguyên Chính ủy Quân tình nguyện Trung Lào.

- Bản gốc Sắc lệnh, lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

 - Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 332-333.

           Năm 1959. Tháng 9, khoảng từ ngày 13 đến ngày 21

           Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về các vấn đề: Tình hình Lào và công tác ở miền Nam Việt Nam. Người nhắc nhở phải cảnh giác và sáng suốt khi nhận định tình hình ở Mỹ và ở Lào. Người cho rằng Mỹ định xây dựng căn cứ quân sự tại Lào có biểu hiện chỗ mạnh nhưng cũng có chỗ yếu, vì vậy ta phải đề phòng, tránh khiêu khích.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 338-339.

           Năm 1959. Tháng 9, ngày 24

            Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề quan hệ với Lào, việc tăng cường quốc phòng và phòng không nhân dân. Phát biểu với Hội nghị, Người nhắc nhở nên đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước anh em.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 342-343.

            Năm 1959. Tháng 10, ngày 05

            Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của ông Sira Isi Bôn, cố vấn biên tập báo Axahi Ximbun (Nhật Bản) về một số vấn đề liên quan đến việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam và Lào, việc Chính phủ Nhật Bản đơn phương tiến hành đàm phán bồi thường chiến tranh với chính quyền miền Nam, khả năng hợp tác kinh tế giữa hai nước.

            Người đã vạch rõ chính âm mưu can thiệp của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và Lào là trở ngại của việc thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 349.

            Năm 1959. Tháng 11

            Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Népdabátxắc (Hunggari).

            Khi được hỏi về những biện pháp để đi đến một sự giải quyết tốt vấn đề Lào đang đe dọa hoà bình ở Việt Nam và ở toàn khu vực Đông Nam Á, Người nói: Sau Nhật Bản, Đài Loan, Philíppin, miền Nam Việt Nam và Thái Lan, đế quốc Mỹ muốn lôi cuốn Campuchia vào hệ thống căn cứ xâm lược của họ. Vì họ thất bại ở Campuchia nên họ đã chọn nước Lào, hòng biến nước này thành một căn cứ quân sự để chống lại nước Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện và Campuchia. Họ đã lật đổ Chính phủ yêu nước ở Lào, một Chính phủ đã nghiêm chỉnh thi hành các Hiệp định Giơnevơ và Viêng Chăn. Họ đã tuyên bố rằng Hiệp định Giơnevơ không còn giá trị. Họ đã đuổi Uỷ ban Quốc tế ra khỏi Lào, lợi dụng danh nghĩa Liên hợp quốc để hợp pháp hóa việc can thiệp của họ.

           Người tán thành và ủng hộ đề nghị của Liên Xô triệu tập lại một cuộc hội nghị các nước đã ký Hiệp định Giơnevơ để giải quyết vấn đề Lào. Việc làm dịu tình hình thế giới sẽ mang lại cho nước Lào hoà bình, dân chủ và độc lập.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 560-564.

            Năm 1959. Tháng 11, trước ngày 03

           Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn đến Thái tử nhiếp chính Xrixavang Vátthana khi được tin Quốc vương Lào Xrixavang Vông từ trần.

- Báo Nhân Dân, số 2057, ngày 03-11-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 361.

              Năm 1959. Tháng 11, trước ngày 13

             Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương mới của Lào Xrixavang Vátthana nhân dịp Quốc vương làm lễ đăng quang.

- Báo Nhân Dân, số 2067, ngày 13-11-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 366.

             Năm 1959. Tháng 12, ngày 23

             Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Cảnh giác, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 2107.

              Người nhắc nhở các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị hãy đề cao cảnh giác trước những hành động khiêu khích, do thám của bọn phản động Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ, cũng như bọn tay sai của chúng ở Lào.

- Báo Nhân Dân, số 2107, ngày 23-12-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 386-387.

            Năm 1960. Tháng 02, ngày 15

            Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về hiệp ước khối Vácsava ở Mátxcơva và vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá II.

           Năm 1960. Tháng 02, ngày 29

           Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục bàn kế hoạch quân sự 5 năm tới. Phát biểu tại Hội nghị, Người nhận định về âm mưu của Mỹ trong việc đàn áp cách mạng miền Nam và chỉ rõ: “Ta có phòng ngự nhưng phải chủ động tiến công, không được coi thường địch, phải nắm chắc kế hoạch hành động của địch trước”.

            Dự đoán khả năng địch có thể tiến công từ biển, từ Lào, giới tuyến và trên không đối với miền Bắc, Người chỉ rõ vai trò hậu bị của dân quân, du kích rất quan trọng với ta và phải coi trọng quan hệ dân, quân. Các khu phải có kế hoạch chung nhưng phải chủ động tác chiến. Người cũng nêu ra khả năng địch đánh ra Khu IV, vậy ta có tiến vào Nam không? Người lưu ý “phải cân nhắc kỹ vấn đề này”.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 430.

            Năm 1960. Tháng 9, ngày 05

            Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam. Trong lời khai mạc Đại hội, Người khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ hoà bình và độc lập dân tộc ở Đông Dương, nhân dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay nhằm chống đế quốc Mỹ, nhằm đưa nước Lào lên con đường hoà hợp dân tộc, độc lập, thống nhất và hòa bình trung lập. Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào, được xây dựng và phát triển tốt”.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 200 - 201.

            Năm 1961. Tháng 01, ngày 05

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện trả lời Thái tử Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc tán thành đề nghị của ông về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để tìm cách lập lại hoà bình ở Lào.

            Bức điện có đoạn: “Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn luôn mong muốn nước Lào là một nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng, theo chính sách hoà bình trung lập và không có nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ không từ chối một cố gắng nào để góp phần thực hiện mục tiêu đó”.

- Báo Nhân Dân, số 2484, ngày 6-1-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 3-4.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 138.

             Năm 1961. Tháng 01, ngày0 9

             Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm thân mật đồng chí Xuphanuvông tại Nhà 54 Phủ Chủ tịch.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.139.

             Năm 1961. Tháng 01, ngày 13

            Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II.

            Năm 1961. Tháng 02, ngày 07

            Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Láo toét!, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 2516.

            Bài báo phê phán những nhận xét sai lầm của báo chí tư sản Mỹ, Anh về việc bọn phiến loạn Phu Mi - Bun Ùm đã vu cáo Việt Nam xâm lược Lào, và kết luận: “Dù đế quốc Mỹ và lũ bù nhìn Lào cứ nói láo và vu khống, cuối cùng chúng sẽ thua, nhân dân Lào anh dũng sẽ thắng”.

- Báo Nhân Dân, số 2516, ngày 7-2-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 22-23.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

             Năm 1961. Tháng 3, ngày 09

             Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và mời cơm Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và Hoàng thân Xuphanuvông.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 151.

             Năm 1961. Tháng 3, ngày 22

             Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu nhân dân Lào sang tham dự ngày ‘‘Nhân dân Á - Phi đoàn kết với nhân dân Lào’’ tổ chức tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2559, ngày 23-3-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 61.

              Năm 1961. Tháng 4, ngày 10

               Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư trả lời Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc tán thành giải pháp hòa bình giải quyết vấn đề Lào do Liên Xô nêu lên.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 127, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

               Năm 1961. Tháng 4, ngày 26

              Trưa, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào Hoàng thân Xuvana Phuma và Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Neo Lào Hắcxạt Hoàng thân Xuphanuvông sang thăm hữu nghị nước ta. Người ra tận thềm đón và ôm hôn các vị khách quý.

              Tối, Người tới dự tiệc do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tổ chức chiêu đãi Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào và cùng xem đoàn nghệ thuật Việt Nam biểu diễn.

- Báo Nhân Dân, số 2594, ngày 27-4-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr.66.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

               Năm 1961. Tháng 4, ngày 27

               Tối, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm thân mật Hoàng thân Xuvana Phuma, Hoàng thân Xuphanuvông và các vị trong Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào.

- Báo Nhân Dân, số 2595, ngày 28-4-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 66.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

             Năm 1961. Tháng 4, ngày 28

            6 giờ 30 sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến lễ Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Xuvana Phuma.

            6 giờ 40, Người đến dự mít tinh chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào của nhân dân Hà Nội tổ chức tại Quảng trường Ba Đình.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr.67-68.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

            Năm 1961. Tháng 5, ngày 07

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với các đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Phumi Vôngmichít.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.163.

             Năm 1961. Tháng 5, ngày 19

             Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thư chúc thọ của Phu nhân Hoàng thân Xuphanuvông.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

            Năm 1961. Tháng 5, ngày 27

             Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III.

            Năm 1961. Tháng 6, ngày 04

           Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Tình hình thế giới, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 2631.

           Bài báo nêu lên tình hình thế giới trong tháng 5, có hai việc nổi bật, đó là: Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình đã giành thêm thắng lợi và đế quốc Mỹ tự lột trần mặt nạ xấu xa của chúng và đã thất bại nhục nhã ở Triều Tiên, Cuba, Lào...

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 363.

- Báo Nhân Dân, số 2631, ngày 4-6-1961.

          Năm 1961. Tháng 6, ngày 06

          Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp trong hai ngày 5 và 6-6 để nhận định tình hình Lào từ đầu năm và đề ra một số công tác cấp bách trước mắt cho cách mạng Lào.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 131, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 7, ngày 14

          Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nghe báo cáo tóm tắt Hội nghị Giơnevơ về Lào và bàn chủ trương giúp đỡ Lào trong tình hình mới.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr.103.

          Năm 1961. Tháng 8

          Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định tình hình Lào và kiểm điểm việc thực hiện chủ trương đã đề ra.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t. 2, tr. 133, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 9, ngày 1

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam.

          Người nêu một số vấn đề về văn hóa, chính trị trước đây 16 năm để so sánh với ngày nay. Ví dụ về văn hóa, dưới thời nô lệ Pháp, năm 1939 là năm nhiều học trò nhất ở xứ Đông Dương, nhưng tổng số học trò của Việt Nam, Campuchia và Lào cộng lại cũng chỉ có 4 vạn học sinh tiểu học và trung học, 580 học sinh đại học. Còn 95% người dân Đông Dương là mù chữ.

          Ngày nay, riêng miền Bắc Việt Nam đã có hơn 2 triệu 72 vạn học trò vỡ lòng, tiểu học và trung học, 13.600 học trò đại học và hơn 4.000 học tại các trường cao đẳng ở các nước anh em.

- Báo Nhân Dân, số 2721, ngày 2-9-1961.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 389-391.

          Năm 1961. Tháng 9, ngày 02

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng của ông Thao Phèng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Lào tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm lần thứ 16 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 9, ngày 7

          Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào - Hoàng thân Xuvana Phuma và Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Neo Lào Hắcxạt Hoàng thân Xuphanuvông.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.181.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 9, ngày 17

          Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp nhận định về tình hình địch ở Lào từ sau ngày ngừng bắn đến nay:

          - Nhảy dù xuống Nọng Khang (Sầm Nưa),

          - Quấy rối vùng Mường Hàm, Mường Pơn,

          - Đánh lấn chiếm một số vùng giải phóng Lào,

          - Từ thế chiến bại, hoang mang nghiêm trọng đến nay đã trở lại thế ổn định và đang tranh thủ chủ động trong chiến đấu với ta.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t. 2, tr. 133, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 10, ngày 20

          Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về tình hình Lào và phương hướng phấn đấu trước mắt của cách mạng Lào, gồm mấy nội dung chính sau:

          - Phương hướng phấn đấu chung của cách mạng.

          - Một số chủ trương và công tác cấp thiết trước mắt.

          - Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Vương quốc Lào và sự giúp đỡ của Đảng Lao động Việt Nam đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 134, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 10, ngày 25

          Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phát biểu với Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào một số vấn đề về tình hình, khả năng diễn biến và mục tiêu phương hướng phấn đấu của cách mạng Lào.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 134, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 11, ngày 20

          Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp bàn về tình hình Lào và đề ra phương hướng phấn đấu trước mắt để đưa cách mạng Lào tiến sang giai đoạn mới.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 135, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

          Năm 1961. Tháng 12, ngày 09

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm của tỉnh Nghệ An. Người nhắc nhở các đảng viên cần cố gắng hơn nữa và đưa ra ví dụ: ‘‘Khi cách mạng thành công, cả Đông Dương, bao gồm cả Việt, Miên, Lào chỉ có trong ngoài 5.000 đảng viên. Bây giờ riêng Nghệ An có 53.000 đảng viên, thế là hơn 10 lần... Chỉ có 5.000 đảng viên mà làm nổi cờ, nổi trống, cách mạng thành công. Bây giờ có nhiều mà không làm cho Nghệ An thành một tỉnh gương mẫu, không làm nổi cờ, nổi trống lên thì thế nào?”.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 462-470.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Tiếp)

Năm 1962

Đầu năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mời ông Lê Văn Hiến đến và chỉ thị: “Tình hình cách mạng Lào có điểm mới. Chính phủ liên hiệp hai phái Pathét Lào và Trung lập đã thành lập. Lại có vùng giải phóng. Hai ông Hoàng thân Xuvana Phuma và Xuphanuvông đã sang ta yêu cầu cử một đoàn cán bộ giúp bạn xây dựng kế hoạch kinh tế vùng giải phóng. Trung ương Đảng và Chính phủ nhắm chú đảm đương công việc này. Tạm đình chỉ việc học tập, tập hợp anh em chuẩn bị lên Xiêng Khoảng - Cánh đồng Chum thực hiện nhiệm vụ”.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 1, ngày 12

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định về tình hình Lào sau 8 tháng ký hiệp định ngừng bắn.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 131, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 2, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Chủ tịch Xuphanuvông ở số nhà 89, phố Lý Nam Đế (Hà Nội).

- Nhật ký công tác bảo vệ Bác Hồ (1945-1969), bản đánh máy, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tr. 5.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 197.

Năm 1962. Tháng 2, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Tin nhanh hàng ngày (Luân Đôn). Người khẳng định Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và ủng hộ việc thi hành Hiệp định Giơnevơ về Lào.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 529-531.

Năm 1962. Tháng 3, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

Năm 1962. Tháng 5, ngày 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Kinim Phônxêna - Bộ trưởng Ngoại giao - Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào và ông Pheng Phôngxana - Cố vấn Chính phủ Lào nhân dịp Đoàn sang thăm hữu nghị Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2966, ngày 8-5-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 230.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 5, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc mừng nhân dịp sinh nhật lần thứ 72 của Người từ Hoàng thân Xuphanuvông - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào.

 - Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 6, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về phương hướng cách mạng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, vấn đề Hiệp định Giơnevơ và viện trợ Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

Năm 1962. Tháng 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Tin tức và Sự thật Thanh niên (Liên Xô).

Trả lời câu hỏi về việc giải quyết vấn đề Lào trong tình hình Đông Nam Á có ý nghĩa gì, Người nói: ‘‘Do sự đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào và do sự giúp đỡ của các nước có thiện chí, vấn đề Lào đã được giải quyết một cách tốt đẹp, tức là Chính phủ liên hợp dân tộc đã được thành lập trên nền tảng hoà bình trung lập, độc lập dân tộc. Vấn đề Lào được giải quyết thích đáng có ý nghĩa là ở Đông Nam Á cũng như ở nơi khác các bên đều có thiện chí thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết tốt bằng cách thương lượng hoà bình”.

- Báo Nhân Dân, số 3041, ngày 22-7-1962.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 570-571.

Năm 1962. Tháng 7, ngày 21

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại biểu Ban Thư ký thường trực Hội đồng đoàn kết nhân dân Á - Phi và đại biểu các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Cuba, Anh, Nhật Bản, Lào sang thăm và dự kỷ niệm lần thứ tám ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp gia đình Hoàng thân Xuphanuvông, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp dân tộc Vương quốc Lào sang thăm và nghỉ hè tại Việt Nam.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 9, ngày 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 44 - LCT, cử ông Lê Văn Hiến làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Vương quốc Lào.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 283.

Năm 1962. Tháng 9, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe ông Lê Văn Hiến báo cáo tình hình chuẩn bị cho công việc ở Lào.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 10, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

Năm 1962. Tháng 10, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và căn dặn ông Lê Văn Hiến - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Vương quốc Lào:

“Đối với bất cứ ai cũng giữ quan hệ tốt. Nói ít nghe nhiều.

Đối với kiều bào:

 Nói Hồ Chủ tịch rất hoan nghênh việc Nhà Vua đi thăm các nước và mong đợi được đón tiếp phái đoàn của Nhà Vua tại Thủ đô Hà Nội.

Chuẩn bị quà tặng của Bác cho Nhà Vua, Hoàng thân Phuma, Tướng Phumi, Hoàng thân Xuphanuvông.”

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 10, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Xuvana Phuma - Chủ tịch Chính phủ Liên hợp dân tộc Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1962. Tháng 11, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Xuphanuvông, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào trên đường đi thăm hữu nghị các nước Đông Nam Á dừng chân tại Hà Nội.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 301.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 12, ngày 05

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ liên hợp dân tộc Vương quốc Lào do Tướng Phuminôxavẳn - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, làm Trưởng đoàn sang thăm hữu nghị Việt Nam.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 320-321.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana cám ơn Quốc vương đã báo tin cho biết việc Quốc vương đã chỉ định Thái tử Vông Savang làm người kế vị ngôi Vua nước Lào.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963

Đầu năm, tại Nhà 54 trong Khu Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật Hoàng thân Xuphanuvông và đồng chí Cayxỏn Phômvihản.

- Sự kiện và Nhân chứng, Nguyệt san báo Quân đội nhân dân, số 53 (5-1998), tr. 3.

Năm 1963. Tháng 01, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông Lê Văn Hiến đến bàn về việc chuẩn bị đón Vua Lào sang thăm hữu nghị Việt Nam.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 01, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana. Thay mặt nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người mời Quốc vương sang thăm hữu nghị Việt Nam nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước và tăng cường sự nghiệp bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 02, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana đã gửi điện mừng Người nhân dịp Tết Quý Mão.

Bức điện viết: “Tôi rất cảm động về những lời chúc mừng đầy nhiệt tình của Quốc vương nhân dịp Tết của chúng tôi. Tôi chân thành cảm ơn và xin gửi tới Quốc vương, Hoàng gia và nhân dân Lào anh em những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào ngày càng phát triển”.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 347.

Năm 1963. Tháng 02, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về nội dung sẽ thảo luận tại Hội nghị Trung ương, trong đó có vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

Năm 1963. Tháng 02, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ liên hợp dân tộc Vương quốc Lào và Đoàn thể thao Vương quốc Lào.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 354.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 223.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 02, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Thao Phèng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Lào tại Phủ Chủ tịch.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 354.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 223.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 3, ngày 10

16 giờ, tại sân bay Gia Lâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam ra tận cầu thang máy bay đón Vua Lào Xrixavang Vátthana, Hoàng thân Thủ tướng Chính phủ liên hợp dân tộc Lào Xuvana Phuma và các vị khách quý Lào sang thăm hữu nghị nước ta.

Đọc lời chào mừng tại lễ đón, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mối quan hệ khăng khít lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Lào và tin tưởng rằng cuộc đi thăm lần này của Nhà vua sẽ mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ anh em giữa hai dân tộc:

“Bấy lâu cách trở quan hà,

Từ nay Lào - Việt rất là gần nhau”.

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Vua và các vị khách quý Lào đến thăm. Sau đó, Người đến thăm đáp lễ.

Tối, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Quốc hội, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mở tiệc chiêu đãi Vua Lào và các vị cùng đi. Trong diễn văn chào mừng đọc tại tiệc chiêu đãi, một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt”. Người tuyên bố: “Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chân thành ủng hộ chính sách hoà bình trung lập của Vương quốc Lào, sẽ hết lòng ủng hộ mọi cố gắng của Nhà vua và của Hoàng thân Thủ tướng nhằm xây dựng một nước Lào giàu mạnh”.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 360-361.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 3, ngày 11

9 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh hội đàm với Vua Lào Xrixavang Vátthana về những vấn đề có quan hệ giữa hai nước. Sau đó, Người cùng Vua Lào và các vị cùng đi đến thăm chùa Quán Sứ.

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Vua Lào và các vị cùng đi đến thăm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại cuộc mít tinh của nhà trường tổ chức hoan nghênh Đoàn, Người căn dặn các sinh viên phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung, góp phần vào sự nghiệp đoàn kết giữa các dân tộc anh em, vào việc giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Lào tại Việt Nam tổ chức.

Trong lời cảm ơn, thay mặt nhân dân Việt Nam Người bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc và những tình cảm nồng nàn đối với Vua, Hoàng tử, Hoàng thân Thủ tướng cùng các vị khách quý Lào và tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác thân thiện giữa hai nước Việt - Lào chắc chắn sẽ phát triển và củng cố mãi mãi.

- Báo Nhân Dân, số 3272, ngày 12-3-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 361-362.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.226.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 3, ngày 12

7 giờ 45, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc mít tinh trọng thể của mười vạn nhân dân Hà Nội do Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội tổ chức hoan nghênh Vua Xrixavang Vátthana và các vị khách quý Lào sang thăm Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình.

Sau đó, Người cùng Vua và các vị khách Lào đến thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

Tối, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm thân mật Nhà vua và các vị cùng đi.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vua Lào Xrixavang Vátthana ký Tuyên bố chung khẳng định sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa nhân dân và Chính phủ hai nước Việt - Lào, đồng thời nói lên sự nhất trí giữa hai nước đối với những vấn đề có quan hệ đến hai nước.

- Báo Nhân Dân, số 3273 và 3274, ngày 13 và ngày 14-3-1963.

 - Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 362-363.

 - Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 3, ngày 13

12 giờ, tại sân bay Gia Lâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đưa tiễn Vua Xrixavang Vátthana cùng các vị khách quý Lào lên đường về nước.

Trong lời tiễn, Người đọc bốn câu thơ ca ngợi tình hữu nghị Việt - Lào:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt - Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

- Báo Nhân Dân, số 3274, ngày 14-3-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 363.

Năm 1963. Tháng 5, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn trong buổi chiêu đãi Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đến thăm Việt Nam.

Trong bài diễn văn của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc và nhấn mạnh: "Hiện nay ở vùng Đông Nam Á, đế quốc Mỹ gây ra tình hình hết sức căng thẳng. Ngoài việc vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ đang ra sức phá hoại Chính phủ liên hợp và nền hoà bình trung lập của nước Lào.

Một lần nữa, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố luôn luôn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ về Lào, kiên quyết ủng hộ Chính phủ liên hợp ba phái do Hoàng thân Xuvana Phuma làm Thủ tướng, trong việc thực hiện chính sách hoà bình, trung lập, độc lập, thống nhất và phồn vinh".

- Báo Nhân Dân, số 3331, ngày 11-5-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 66-71.

Năm 1963. Tháng 5, trước ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy gửi điện mừng tới Vua Lào Xrixavang Vátthana, Hoàng thân Thủ tướng Xuvana Phuma và quyền Bộ trưởng Ngoại giao Khamxúc Keola nhân Ngày lễ Hiến pháp của Vương quốc Lào (11-5), chúc nhân dân Lào thu được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng một nước Lào hoà bình, trung lập, độc lập, thống nhất và phồn vinh.

- Báo Nhân Dân, số 3331, ngày 11-5-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 388.

Năm 1963. Tháng 9, ngày 25

Khai mạc cuộc hội đàm giữa ba Đảng: Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào để bàn về mục tiêu, quyết tâm và biện pháp của cách mạng Lào.

Đoàn đại biểu Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc); đoàn Trung Quốc: các đồng chí Chu Ân Lai, Trần Nghị, La Thụy Khanh, Hứa Lập… (10 người); đoàn Lào: đồng chí Cayxỏn Phômvihản.

Cuộc hội đàm được tiến hành tại Trung Quốc.

- Biên niên sử về Lào 1959-1965, t.2, tr. 156, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1963. Tháng 10, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về quan hệ quốc tế, trong đó có vấn đề Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa III.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng ngày sinh lần thứ 56 của Vua Lào Xrixavang Vátthana.

- Báo Nhân Dân, số 3523, ngày 20-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 459.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 21

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu liên minh Phật giáo Lào do ông Mahả Khămtăm, Chủ tịch Hội liên minh Phật giáo Lào dẫn đầu đang ở thăm nước ta.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 258.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 463.

Năm 1963. Tháng 12, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Khang, Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp nghe ông Lê Văn Hiến báo cáo tình hình Lào.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1964. Tháng 02, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp đồng chí Cayxỏn Phômvihản và Hoàng thân Xuphanuvông.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 276.

Năm 1964. Tháng 02, trước ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana, đã gửi tới Người điện chúc mừng nhân dịp năm mới (1964).

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 26.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 279.

Năm 1964. Tháng 3, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Chính trị đặc biệt.

Báo cáo tại Hội nghị, Người khẳng định: "Đối với Vương quốc Lào, là nước láng giềng, chúng ta luôn luôn mong muốn và sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị về mọi mặt. Chúng ta hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Lào, chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, ủng hộ những cố gắng của Chính phủ liên hợp ở Lào do Hoàng thân Xuvana Phuma làm Thủ tướng, nhằm thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào, bảo vệ nền hoà bình, trung lập của Lào. Chúng ta thành thật chúc Chính phủ liên hợp Lào sớm thực hiện được hoà hợp dân tộc, mau chóng ổn định tình hình để xây dựng một nước Lào phồn vinh".

- Báo Nhân Dân, số 3651, ngày 28-3-1964.

- Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.11, tr. 220-235.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 02

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Hoàng thân Xuvana Phuma và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào đang thăm Việt Nam tại Phủ Chủ tịch.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Thủ tướng Phạm Văn Đồng chiêu đãi Thủ tướng Hoàng thân Xuvana Phuma và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào.

- Báo Nhân Dân, số 3657, ngày 3-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 44-45.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 03

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc của Đại sứ Vương quốc Lào tổ chức nhân dịp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3658, ngày 4-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 45-46.

Năm 1964. Tháng 4, trước ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana và Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp năm mới theo lịch Phật giáo.

- Báo Nhân Dân, số 3672, ngày 18-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 54.

Năm 1964. Tháng 5, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bút danh Chiến sĩ, đăng báo Nhân Dân, số 3690.

Người viết: “Điện Biên Phủ là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nhân kỷ niệm lần thứ mười chiến thắng Điện Biên Phủ, thiên hạ đang dự đoán sẽ có một Điện Biên Phủ mới ở miền Nam Việt Nam.

Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa. Muốn tránh một thất bại như ở Điện Biên Phủ và muốn khỏi mất thể diện, thì đế quốc Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược… thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Campuchia và Lào”.

- Báo Nhân Dân, số 3690, ngày 7-5-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 261-265.

Năm 1964. Tháng 5, trước ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana nhân ngày lễ Hiến pháp của Vương quốc Lào (11-5).

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 67-68.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 299.

Năm 1964. Tháng 5, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thư chúc thọ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Bức thư cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhân dân Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ cách mạng Lào trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai nhằm thực hiện một nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1964. Tháng 5, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện của đồng chí Chính (Hoàng thân Xuphanuvông) chúc thọ nhân dịp sinh nhật Người.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1964. Tháng 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn Tạp chí Mainôrity ốp oăn (Tạp chí của một nhóm nhân sĩ trí thức tiến bộ Mỹ).

Người chỉ rõ: Hiệp định Giơnevơ đã tôn trọng những quyền dân tộc bất khả xâm phạm là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia. Nay đế quốc Mỹ đã và đang phá hoại Hiệp định đó. Người khẩn thiết kêu gọi các nhân sĩ trí thức và nhân dân tiến bộ Mỹ đấu tranh chống chính sách xâm lược của Chính phủ Mỹ ở miền Nam Việt Nam, yêu cầu Chính phủ Mỹ phải để cho công việc nội bộ của Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy. Phải triệt để tôn trọng những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, công nhận những quyền dân tộc bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3708, ngày 25-5-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 271-276.

Năm 1964. Tháng 6, ngày 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp ông Lê Văn Hiến - Đại sứ Việt Nam ở Lào căn dặn về việc dự đám cưới con Vua Lào.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa III nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lời phát biểu có đoạn: “Đế quốc Mỹ đang xâm lược miền Nam Việt Nam cũng là kẻ đang dùng bọn tay sai gây ra cảnh nồi da nấu thịt, phá hoại nền độc lập, hoà bình, trung lập của nước Lào; và cũng là kẻ luôn luôn khiêu khích, uy hiếp nền độc lập, biên giới và lãnh thổ của nước Campuchia. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào, của nhân dân và Chính phủ Campuchia, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để bảo vệ chính sách hoà bình, trung lập của mình”.

- Báo Nhân Dân, số 3748, ngày 4-7-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 280-283.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và mời cơm thân mật một số đồng chí lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 305.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng tiếp Hoàng thân Xuphanuvông - Chủ tịch Mặt trận yêu nước Lào, Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó Thủ tướng Trần Nghị (Trung Quốc), tại Khu nhà nghỉ Trung ương ở Hồ Tây, Hà Nội.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.306.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ sinh nhật Hoàng thân Xuphanuvông tại 12 Ngô Quyền, Hà Nội.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 307.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn phóng viên báo Nhân đạo (Pháp).

Trả lời câu hỏi: Dư luận Pháp lo ngại về tình hình ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm ở miền Nam Việt Nam và ở Lào. Tại sao sau mười năm ký kết Hiệp định Giơnevơ lại đi đến tình trạng như vậy? Người nói: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên cơ sở công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào... Nhưng Chính phủ Mỹ đã trắng trợn vi phạm các điều khoản trong hiệp định..., luôn dùng miền Nam Việt Nam để can thiệp vào Campuchia và Lào... họ tăng cường vũ trang can thiệp vào Lào, mở rộng nội chiến ở Lào, phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào, phá hoại nền hòa bình, trung lập và Chính phủ liên hợp dân tộc ba phái ở Lào.

Rõ ràng chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ là nguồn gốc chính và nguyên nhân trực tiếp của tình hình cực kỳ nghiêm trọng hiện nay ở Đông Dương...

- Báo Nhân Dân, số 3764, ngày 20-7-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 11, tr. 291-295.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nghe Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Văn Tiến Dũng báo cáo tình hình chiến trường Lào.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 88.

Năm 1964. Tháng 8, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam bàn về vấn đề lực lượng trung lập ở Lào.

- Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và mời cơm thân mật đồng chí Cayxỏn Phômvihản và Hoàng thân Xuphanuvông.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 328.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn trong buổi chiêu đãi Tổng thống Mali Môđibô Câyta. Người chào mừng Tổng thống và phu nhân cùng các vị khách quý Mali đã đến thăm Việt Nam, hoan nghênh chính sách hoà bình trung lập, tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc Á-Phi của Mali. Người nói: “Trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Việt Nam chúng tôi đã được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới, trong đó có sự ủng hộ vô cùng quý báu của nhân dân Mali anh em… Cho nên nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn luôn tận tình ủng hộ nhân dân Lào, Campuchia, Inđônêxia, Cônggô, Cuba, Vênêduêla và nhân dân tất cả các nước đang đấu tranh chống đế quốc thực dân đứng đầu là đế quốc Mỹ, để giành lại và giữ gìn độc lập và xây dựng đất nước phồn vinh”.

- Báo Nhân Dân, số 3855, ngày 20-10-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 324-328.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Xrixavang Vátthana, nhân kỷ niệm ngày sinh Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 3884, ngày 18-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 143-144.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ và bảo vệ hoà bình.

Người nói: “Chúng tôi mong rằng nhân dân tiến bộ Mỹ sẽ kiên quyết đấu tranh hơn nữa đòi Chính phủ Mỹ phải thi hành đúng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác ở miền Nam Việt Nam và mọi hành động khiêu khích và gây chiến đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đối với Lào và Campuchia”.

- Báo Nhân Dân, số 3897, ngày 1-12-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 343-344.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và chụp ảnh kỷ niệm với Đoàn Văn công Neo Lào Hắcxạt do nhà thơ Sômsi Đêkhămphu làm Trưởng đoàn sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr.345.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Hãng Thông tin Côpơlây (Hồng Kông).

Trả lời câu hỏi: Cần có điều kiện tiên quyết gì để giải quyết hoà bình vấn đề Đông Nam Á và đặc biệt là vấn đề Việt Nam, Người khẳng định rằng chỉ có một cách là Mỹ phải tôn trọng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam và các Hiệp định Giơnevơ về Campuchia và Lào, Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút hết quân đội và vũ khí Mỹ ra khỏi xứ này, chấm dứt những hành động chiến tranh đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước khác ở Đông Dương.

- Báo Nhân Dân, số 3919, ngày 23-12-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 351.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc Tết của Vua Lào Xrixavang Vátthana.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Tiếp)

Năm 1964

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với đồng chí Khăm Uộn Buppha - Trưởng đoàn lực lượng trung lập trong Đoàn đại biểu quân sự của Neo Lào Hắcxạt và lực lượng trung lập. Người nói: “Muốn làm bất cứ một việc gì đều phải tính toán toàn diện”.

- Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 60.

Năm 1965

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc Tết của ông Khămphay Boupha - Tam tán sứ quán của Vương quốc Lào tại Hà Nội.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Điện Biên nhỏ và Nhịp cầu vàng, bút danh Chiến sĩ, đăng báo Nhân Dân, số 3934. Bài viết nói về những thành công của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và những thành công này đã gây sức ép, buộc Mỹ phải rút lui khỏi Đông Dương. Việc thực hiện theo Hiệp định Giơnevơ cũng là một ‘‘nhịp cầu vàng’’ để Mỹ rút lui mà không mất mặt.

- Báo Nhân Dân, số 3934, ngày 7-1-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 358-361.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 5-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Văn công Neo Lào Hắcxạt đang thăm và biểu diễn tại Việt Nam.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 176.

Năm 1965. Tháng 02, ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chào mừng Hội nghị nhân dân Đông Dương.

Trong thư, Người khẳng định đế quốc Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và năm 1962 về Lào, xâm phạm chủ quyền của ba nước Đông Dương. Người kết luận: “Nhân dân ba nước anh em Việt Nam, Campuchia và Lào vốn đã luôn luôn cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mở rộng do Mỹ gây nên, nhân dân ba nước chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi”.

- Báo Nhân Dân, số 3986, ngày 2-3-1965

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 196-197.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 397-398.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1965. Tháng 3, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc chúc mừng thắng lợi của Hội nghị nhân dân Đông Dương.

Người khẳng định thành công của Hội nghị đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược, là một đòn mạnh mẽ đánh vào chính sách can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Đông Dương.

- Báo Nhân Dân, số 4002, ngày 18-3-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 206.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Điện cảm ơn Thái tử Nôrôđôm Xihanúc, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia. Trong bức điện, Người khẳng định rằng mọi âm mưu xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ đối với các nước Đông Dương nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn trước sức mạnh đoàn kết của các dân tộc Việt Nam, Khơme và Lào.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 424-425.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của đồng chí Yôsihisa Tacanô, phóng viên báo Acahata (Nhật Bản).

Đánh giá về Hội nghị nhân dân Đông Dương họp ở Phnôm Pênh (Campuchia), Người cho rằng đó là "một thắng lợi to lớn của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào trong sự nghiệp đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ".

- Báo Nhân Dân, số 4024, ngày 9-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 426-430.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại kỳ họp thứ hai Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Khoá III.

Trong lời phát biểu của mình, Người khẳng định: “Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng’’.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 431-435.

Năm 1965. Tháng 4, trước ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana nhân dịp Tết Bunpimay (Tết năm mới ) của nhân dân Lào.

- Báo Nhân Dân, số 4033, ngày 18-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 226.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Hoàng thân Xuphanuvông, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp dân tộc Vương quốc Lào, Chủ tịch Mặt trận Neo Lào Hắcxạt và các vị đại biểu trong đoàn đi dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Băngđung trên đường về nước, ghé thăm Hà Nội.

- Báo Nhân Dân, số 4041, ngày 26-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 229-230.

Năm 1965. Tháng 5, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana, nhân dịp lễ Hiến pháp của Vương quốc Lào.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 385.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 237.

Năm 1965. Tháng 9, ngày 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thư của ông Thao Phèng, Đại sứ Lào tại Việt Nam chúc mừng nhân dịp Quốc khánh, chúc toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng thu được những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chính nghĩa, quyết liệt và vinh quang chống sự xâm lược vô nhân đạo của đế quốc Mỹ, nhằm thống nhất lãnh thổ Việt Nam và xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh và thịnh vượng.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1965. Tháng 11, trước ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày sinh nhật Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana.

- Báo Nhân Dân, số 4253, ngày 26-11-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 321.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Người chỉ rõ âm mưu của đế quốc Mỹ dùng những luận điệu “thương lượng hoà bình” để lừa bịp dư luận thế giới và dư luận ở Mỹ, đồng thời chúng ta "phải tích cực giúp đỡ nhân dân Lào. Lào ở bên cạnh ta. Bây giờ Mỹ cũng gây chiến tranh ở đó. Nếu Mỹ và bọn phản động Lào thắng ở Lào, tức là có hại cho ta, hại nhiều không phải ít".

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 14-25.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô và các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa, các nước có liên quan đến Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, các nước dân tộc chủ nghĩa và nhiều nước khác.

Bức thư nêu rõ: Đế quốc Mỹ là kẻ đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ. Họ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh và đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược hết sức dã man ở miền Nam Việt Nam; tiếp tục các hành động do thám, khiêu khích và bắn phá miền Bắc Việt Nam; bắn phá nhiều vùng ở Vương quốc Lào; tăng cường khiêu khích vũ trang đối với Vương quốc Lào... Những hoạt động đó của họ đã bóc trần sự giả dối trong cuộc vận động “đi tìm hoà bình” và đề nghị 14 điểm của Tổng thống Giônxơn.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 362-364.

Năm 1966. Tháng 02, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản dẫn đầu (cùng Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, nhân dân Campuchia) sang thăm và làm việc với các đồng chí lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1966. Tháng 4, trước ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Đoàn Vô tuyến truyền hình Hãng tin Nihông Đenpa (Nhật Bản) về tình hình cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và một số vấn đề thời sự khác.

Trả lời câu hỏi về tình hình Đông Dương, Người cho biết, những hành động của đế quốc Mỹ và tay sai đối với Lào và Campuchia là nằm trong âm mưu của Mỹ nhằm mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương; nhân dân Đông Dương sẽ càng đoàn kết, càng kiên quyết chiến đấu.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 392-393.

Năm 1966. Tháng 4, trước ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Vua Lào Xrixavang Vátthana nhân dịp Tết Bunpimay của Lào, chúc tình hữu nghị anh em giữa hai nước Việt - Lào ngày càng phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 4399, ngày 22-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 397.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1966. Tháng 4, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cảm ơn Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc.

Trong thư, Người hoan nghênh những sáng kiến tốt đẹp và cử chỉ cao quý của Quốc trưởng nhằm tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết anh em giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia và giữa ba dân tộc Việt Nam, Khơme và Lào.

- Báo Nhân Dân, số 4406, ngày 29-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 75-76.

Năm 1966. Tháng 5, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Vua Lào nhân dịp Lễ Hiến pháp của Vương quốc Lào.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 407.

Năm 1966. Tháng 9, trước ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện thăm hỏi Quốc vương Xrixavang Vátthana và nhân dân Lào khi được tin nạn lụt đã gây nhiều thiệt hại cho đất nước Lào.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 452.

Năm 1966

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với đồng chí Khăm Uộn Buppha - Trưởng đoàn lực lượng trung lập trong Đoàn đại biểu quân sự của Neo Lào Hắcxạt và lực lượng trung lập. Người nói: “Muốn làm bất cứ một việc gì đều phải có quan điểm cụ thể”.

- Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 60.

Năm 1967

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc Tết của ông Thao Phèng, Đại sứ Vương quốc Lào tại Việt Nam

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1967

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc Tết của ông Khămphay Boupha, Tham tán Đại sứ quán Vương quốc Lào tại Việt Nam.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1967. Tháng 01, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc Tết của đại diện Chính phủ Lào tại Việt Nam.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1967. Tháng 4, trước ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Xrixavang Vátthana, nhân dịp Tết cổ truyền của Lào.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr.73.

Năm 1967. Tháng 8, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng Quốc khánh Việt Nam của Đồng chí Cayxỏn Phômvihản - Bí thư thứ nhất Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Trong bức điện có viết: “Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào, người bạn chiến đấu cùng chung một chiến trường, một kẻ thù, một sứ mệnh với nhân dân Việt Nam anh em”.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1968. Tháng 5, ngày 13

17 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và mời cơm thân mật Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 179.

Năm 1968. Tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận điện chúc mừng Quốc khánh của Vua Lào Xrixavang Vátthana.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1968. Tháng 9, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được điện chúc mừng nhân dịp Quốc khánh Việt Nam của Mặt trận yêu nước Lào.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1968. Tháng 9, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng nghe ông Lê Văn Hiến - Đại sứ Việt Nam tại Lào báo cáo về lễ cưới của Hoàng tử Xrixavang và bà Rátsamy Bôvôn.

- Nhật ký Lê Văn Hiến, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sưu tầm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” do Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Đại sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, tháng 7-2006, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1968. Tháng 10, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và mời cơm thân mật đồng chí Cayxỏn Phômvihản.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 590.

Năm 1968. Tháng 11, ngày 26

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nghe báo cáo về quá trình làm việc với đoàn đại biểu Lào.

- Biên bản họp Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 281.

Năm 1968. Tháng 12, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Cayxỏn Phômvihản, Xuphanuvông, Nuhắc Phunxavẳn, Khămtày Xiphanđon, Phumi Vôngvichít và một số đồng chí khác.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 596.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 288.

Năm 1969. Tháng 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thiếp chúc mừng năm mới của Đại sứ Lào tại Việt Nam - ông Khămphay Boupha.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1969. Tháng 01, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận yêu nước Lào, nhân dịp Mặt trận yêu nước Lào công bố Cương lĩnh chính trị.

Bức điện có đoạn: “Bản Cương lĩnh chính trị đã thể hiện đường lối đúng đắn, chính sách đại đoàn kết của Mặt trận yêu nước Lào và ý chí sắt đá của nhân dân Lào quyết tâm đánh thắng sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ ở Lào… Nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ bản Cương lĩnh chính trị của Mặt trận yêu nước Lào”.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 301.

Năm 1969. Tháng 4, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana, nhân dịp Tết Bunpimay, Tết cổ truyền của nhân dân Lào.

- Báo Nhân Dân, số 5507, ngày 13-5-1969.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 341.

Năm 1969. Tháng 5, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thư chúc thọ của Hoàng thân Xuphanuvông - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận yêu nước Lào.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1969. Tháng 5, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thư chúc thọ của Bí thư thứ nhất Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản nhân dịp sinh nhật Người.

- Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng sinh nhật lần thứ 60 của Hoàng thân Xuphanuvông.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 373.

Còn nữa

Huyền Anh (tổng hợp)


 

Vương quốc Campuchia

            Năm 1956. Tháng 3, ngày 03

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Cao Miên Suramarít nhân dịp lễ đăng quang của Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 741, ngày 14-3-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 243-244.

            Năm 1956. Tháng 7, ngày 19

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu báo chí Khơme (Campuchia) đang ở thăm nước ta. Người tặng đoàn một củ khoai lang to do một thanh niên nông dân ngoại thành Hà Nội vừa biếu Người.

- Báo Nhân Dân, số 868, ngày 20-7-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 306-307.

            Năm 1956. Tháng 11, trước ngày 21

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Khơme Nôrôđôm Suramarít và Hoàng hậu nhân kỷ niệm Quốc khánh nước này.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 8, tr. 267.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 358-359.

            Năm 1957. Tháng 3, trước ngày 06

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Khơme Nôrôđôm Suramarít, nhân dịp kỷ niệm ngày lên ngôi và sinh nhật của Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 1094, ngày 6--1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 414.

            Năm 1957. Tháng 5, ngày 26

            Chiều, tại sân vận động Cột cờ Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem trận thi đấu bóng đá hữu nghị giữa Đội tuyển Hà Nội và Đội tuyển Vương quốc Khơme.

- Báo Nhân Dân, số 1175, ngày 27-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 450.

            Năm 1957. Tháng 5, ngày 27

            Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu bóng đá Vương quốc Khơme sang thăm và thi đấu hữu nghị tại Việt Nam, đến chào Người trước khi đoàn lên đường về nước.

- Báo Nhân Dân, số 1176, ngày 28-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 450.

            Năm 1957. Tháng 5

            Nhân dịp kỷ niệm 2.500 năm Ngày sinh Đức Phật, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Nhà vua Campuchia Nôrôđôm Suramarít và Hoàng hậu. Cũng trong dịp này, Người gửi tặng Nhà vua và Hoàng hậu một lư hương cổ.

- Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia: Viện nghiên cứu Tôn giáo: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 390.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 457-458.

            Năm 1957. Tháng 11, ngày 12

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày độc lập của Vương quốc Khơme.

- Báo Nhân Dân, số 1343, ngày 12-11-1957.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 583.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 556.

            Năm 1958. Tháng 3, ngày 25

            Nhân dịp kỷ niệm lễ đăng quang và sinh nhật của Quốc vương Khơme Nôrôđôm Suramarít, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương và Hoàng hậu. Bức điện có đoạn viết: “Chúc tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta ngày càng củng cố và phát triển”.

- Báo Nhân Dân, số 1474, ngày 25-3-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 65.

            Năm 1958. Tháng 8, ngày 06

            Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn báo chí Campuchia, Người thân mật nói chuyện với các vị trong Đoàn, thăm hỏi đời sống của nhân dân Campuchia và chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng chặt chẽ và phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 1608, ngày 7-8-1958 và số 1609, ngày 8-8-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 117.

            Năm 1958. Tháng 11, ngày 09

            Nhân dịp kỷ niệm ngày Độc lập của Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Nôrôđôm Suramarít và Hoàng hậu Cốtxamắc Nêarinrêát. Bức điện có đoạn viết: “Chúc nhân dân Khơme thu được nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp kiến thiết đất nước Khơme phồn thịnh, chúc tình hữu nghị sẵn có giữa hai dân tộc Việt Nam và Khơme ngày càng củng cố và phát triển”.

- Báo Nhân Dân, số 101, ngày 9-11-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 171.

            Năm 1959. Tháng 3, ngày 06

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Campuchia Nôrôđôm Suramarít nhân dịp lễ đăng quang và ngày sinh của Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 1817, ngày 6-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 233.

            Năm 1959. Tháng 4, ngày 11

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Campuchia Nôrôđôm Suramarít nhân dịp Tết Chol Chnam Kor Eksad của nhân dân Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 1856, ngày 14-4-1959.

            Năm 1959. Tháng 11, trước ngày 09

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Campuchia Nôrôđôm Suramarít và Hoàng hậu, nhân dịp kỷ niệm ngày độc lập của nhân dân Campuchia.

            Bức điện có đoạn viết: “Chúc tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Khơme ngày càng củng cố và phát triển”.

- Báo Nhân Dân, số 2063, ngày 9-11-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 364.

            Năm 1960. Tháng 3, ngày 08

            Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Campuchia Nôrôđôm Suramarít và Hoàng hậu Cốtxamắc Nêarinrêát nhân dịp kỷ niệm ngày sinh và ngày lên ngôi của Quốc vương.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, 1996, t.2, tr. 92.

            Năm 1960. Tháng 4, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn tới Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Campuchia khi được tin Quốc vương Nôrôđôm Suramarít từ trần.

- Báo Nhân Dân, số 2210, ngày 6-4-1960.

            Năm 1960. Tháng 6, trước ngày 21

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Thái tử Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp Thái tử được cử làm Quốc trưởng Vương quốc Campuchia.

            - Báo Nhân Dân, số 2285, ngày 21-6-1960.

            Năm 1960. Tháng 11, ngày 02

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ngày sinh của Thái tử Nôrôđôm Xihanúc, Quốc tr­ưởng Vư­ơng quốc Campuchia (31-10-1922).

- Báo Nhân Dân, số 2420, ngày 3-11-1960.

            Năm 1960. Tháng 11, ngày 09

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Thái tử Nôrôđôm Xihanúc, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia nhân ngày Quốc khánh Vương quốc Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 2427, ngày 10-11-1960 và số 2428, ngày 11-11-1960.

            Năm 1961. Tháng 01, ngày 05

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện trả lời Thái tử Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc tán thành đề nghị của ông về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để tìm cách lập lại hoà bình ở Lào.

            Bức điện có đoạn: “Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn luôn mong muốn nước Lào là một nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng, theo chính sách hoà bình trung lập và không có nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ không từ chối một cố gắng nào để góp phần thực hiện mục tiêu đó”.

- Báo Nhân Dân, số 2484, ngày 6-1-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 3-4.

            Năm 1961. Tháng 10, trước ngày 31

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ngày sinh lần thứ 40 của Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Thái tử Nôrôđôm Xihanúc.

- Báo Nhân Dân, số 2779, ngày 31-10-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 146.

            Năm 1961. Tháng 11, ngày 09

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Thái tử Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm Quốc khánh của Vương quốc Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 2788 và 2790, ngày 9-11-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 150.

            Năm 1962. Tháng 11, ngày 08

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến Thái tử Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp kỷ niệm Ngày độc lập của Vương quốc Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 3149 và 3151, ngày 8 và ngày 10-11-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 306.

            Năm 1962. Tháng 11, trước ngày 09

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng sinh nhật lần thứ 41 của Thái tử Nôrôđôm Xihanúc, Quốc trưởng Vương quốc Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 3150, ngày 9-11-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 307.

            Năm 1963. Tháng 01, ngày 25

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng đá Vương quốc Campuchia do ông Nhamman làm Trưởng đoàn.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 219.

            Năm 1963. Tháng 4, ngày 14

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn và nhận lời mời của Thái tử Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc sẽ sang thăm Campuchia.

            Bức điện có đoạn: “Tôi lấy làm vinh dự sẽ có cơ hội tới chào Hoàng hậu kính mến và sẽ có dịp gặp gỡ nói chuyện trực tiếp với Thái tử Quốc trưởng, vị lãnh tụ kính mến của nhân dân Campuchia, người đã có những cống hiến quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam Á. Tôi tin chắc rằng cuộc đi thăm này sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước chúng ta”.

- Báo Nhân Dân, số 3320, ngày 29-4-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 51.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 373-374.

            Năm 1963. Tháng 7, ngày 22

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai nhà báo Campuchia.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 243.

            Năm 1963. Tháng 8, ngày 26

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu thể thao của Vương quốc Campuchia do ông Sốcxamnam dẫn đầu.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 248.

            Năm 1963. Tháng 10, trước ngày 31

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng sinh nhật của Thái tử Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc: “Chúc Thái tử Quốc trưởng mạnh khoẻ và hạnh phúc, chúc Vương quốc Campuchia ngày càng phồn vinh và tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia ngày càng thắm thiết”.

- Báo Nhân Dân, số 3503, ngày 31-10-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 451.

            Năm 1963. Tháng 11, ngày 09

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Thái tử Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 10 của Vương quốc Campuchia. “Chúc tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Khơme ngày càng củng cố và phát triển, góp phần tăng cường sự đoàn kết của nhân dân Châu Á và bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 3512, ngày 9-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 457.

            Năm 1964. Tháng 4, trước ngày 18

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavang Vátthana và Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp năm mới theo lịch Phật giáo.

- Báo Nhân Dân, số 3672, ngày 18-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 54.

            Năm 1964. Tháng 4, trước ngày 22

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Hoàng hậu Vương quốc Campuchia Cốtxamắc Nêarinrêát nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày sinh của Hoàng hậu.

- Báo Nhân Dân, số 3676, ngày 22-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 55.

            Năm 1964. Tháng 7, trước ngày 20

            Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên báo L’Humanité (Pháp) tại Hà Nội. Người lên án việc đế quốc Mỹ thúc giục chính quyền tay sai ở miền Nam khước từ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đưa vũ khí, quân đội và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, khiêu khích và phá hoại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phá hoại đường lối hoà bình trung lập của Vương quốc Campuchia, phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào và tung dư luận dối trá để che đậy tội ác. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương sau 10 năm ký kết vẫn chưa được thực hiện. Người khẳng định nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là xây dựng đất nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với tất cả các nước. Chính phủ Mỹ cũng như Chính phủ các nước đã tham gia Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương phải tôn trọng và thi hành đúng Hiệp định; Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút quân đội và vũ khí khỏi miền Nam. Đó là cách đúng đắn nhất để giải quyết tình hình miền Nam Việt Nam. Người cảm ơn nhân dân các nước anh em, bạn bè, nhân dân Pháp đã đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

- Báo Nhân Dân, số 3764, ngày 20-7-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 291-295.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 85-86.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Vương quốc Campuchia

Năm 1964. Tháng 8, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc đã gửi điện tới Người lên án hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; biểu thị sự ủng hộ và đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Campuchia đối với nhân dân ta.

- Báo Nhân Dân, số 3791, ngày 16-8-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 97.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng chuyền Campuchia sang thăm và thi đấu giao hữu tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3837, ngày 2-10-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 118.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng bàn Campuchia sang thăm và thi đấu giao hữu tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3873, ngày 7-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 138.

Năm 1964. Tháng 11, trước ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm ngày sinh Quốc trưởng.

- Báo Nhân Dân, số 3871, ngày 5-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 138.

Năm 1964. Tháng 11, trước ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm lần thứ 11 Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3875, ngày 9-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 141.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 25

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam và đàm phán về vấn đề biên giới hai nước.

- Báo Nhân Dân, số 3892, ngày 26-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 149.

Năm 1965. Tháng 02, trước ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc đã gửi điện cho Người lên án những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hoan nghênh những thắng lợi của quân và dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3969, ngày 13-2-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 389.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 190-191.

Năm 1965. Tháng 02, ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chào mừng Hội nghị nhân dân Đông Dương. Trong thư, Người khẳng định đế quốc Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và năm 1962 về Lào, xâm phạm chủ quyền của ba nước Đông Dương và kết luận: “Nhân dân ba nước anh em Việt Nam, Campuchia và Lào vốn đã luôn luôn cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mở rộng do Mỹ gây nên, nhân dân ba nước chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi”.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 397-398.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 196.

Năm 1965. Tháng 3, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc chúc mừng thắng lợi của Hội nghị nhân dân Đông Dương.

Người khẳng định thành công của Hội nghị đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược, là một đòn mạnh mẽ đánh vào chính sách can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Đông Dương.

- Báo Nhân Dân, số 4002, ngày 18-3-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 412-413.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 206.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, cảm ơn sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Campuchia đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của mình.

- Báo Nhân Dân, số 4021, ngày 6-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 218.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 25

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Thái tử, Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp Tết năm mới Khơme.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 376.

Năm 1965. Tháng 5, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc hoan nghênh ý chí chống Mỹ của nhân dân Campuchia thể hiện trong bài diễn văn của Quốc trưởng đọc trước Quốc hội và Hội đồng Vương quốc Campuchia ngày 17-5-1965.

- Báo Nhân Dân, số 4073, ngày 29-5-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 247.

Năm 1965. Tháng 5, ngày 29

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện nhiệt liệt hoan nghênh Thái tử Nôrôđôm Xihanúc đã tỏ rõ thái độ chống Mỹ mạnh mẽ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 386.

Năm 1965. Tháng 6, trước ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã gửi tặng nhân dân Việt Nam thuốc chữa bệnh.

- Báo Nhân Dân, số 4102, ngày 27-6-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 253.

Năm 1965. Tháng 10, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp kỷ niệm sinh nhật của Quốc trưởng.

- Báo Nhân Dân, số 4237, ngày 10-11-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 309.

Năm 1965. Tháng 11, trước ngày 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm lần thứ 12 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4236, ngày 9-11-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 310.

Năm 1966. Tháng 2, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Rõ như ban ngày”, bút danh Chiến sĩ, đăng báo Nhân dân, số 4336.

Bài báo dẫn quan điểm của Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc về vấn đề Mỹ xâm lược Việt Nam và nêu rõ vấn đề chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam đã rõ như ban ngày. Đế quốc Mỹ là kẻ xâm lược, Việt Nam bị xâm lược. Nhân dân Việt Nam phải chiến đấu đến cùng để tự vệ. Bài báo nêu rõ tán thành quan điểm của Nôrôđôm Xihanúc là để đưa lại hoà bình, Mỹ phải cút khỏi miền Nam Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4336, ngày 18-2-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 373.

Năm 1966. Tháng 4, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cảm ơn Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bày tỏ lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là triệt để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Khơme anh em nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 4406, ngày 29-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 394.

Năm 1966. Tháng 4, trước ngày 21

Nhân dịp Tết Khơme, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, chúc tình hữu nghị, đoàn kết anh em giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố và phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 4398, ngày 21-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 397.

Năm 1966. Tháng 5, trước ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Hoàng hậu Vương quốc Campuchia Cốtxamắc Nêarinrêát nhân kỷ niệm ngày sinh của Hoàng hậu.

- Báo Nhân Dân, số 4411, ngày 5-5-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 403.

Năm 1966. Tháng 11, trước ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm lần thứ 13 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4598, ngày 9-11-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 481.

Năm 1966. Tháng 11, trước ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Quốc trưởng.

- Báo Nhân Dân, số 4614, ngày 25-11-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 487.

Năm 1967. Tháng 3, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm lần thứ hai Hội nghị nhân dân Đông Dương. Người đánh giá cao sự đóng góp của Hội nghị vào thắng lợi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Khơme. Người cảm ơn Quốc trưởng đã tuyên bố kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: “Đó là một biểu hiện mới của tình đoàn kết hữu nghị chiến đấu của nhân dân Khơme đối với chúng tôi, là một cổ vũ quý báu đối với chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước”.

- Báo Nhân Dân, số 4738, ngày 30-3-1967.

Năm 1967. Tháng 4, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp Tết Khơme cổ truyền của nhân dân Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 4762, ngày 23-4-1967.

Năm 1967. Tháng 5, trước ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Thái tử Nôrôđôm Xihanúc, Quốc trưởng kiêm Hội đồng Bộ trưởng Vương quốc Campuchia, nhân Chính phủ mới ở Campuchia được thành lập.

- Báo Nhân Dân, số 4784, ngày 16-5-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 84.

Năm 1967. Tháng 6, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp Việt Nam và Vương quốc Campuchia đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.

Sau khi nhắc lại tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Việt Nam và nhân dân Khơme, trong chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ những quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Bức điện khẳng định: “Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là sự biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu ấy. Đó là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”.

- Báo Nhân Dân, số 4823, ngày 24-6-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 101.

Năm 1967. Tháng 10, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới ngài Nôrôđôm Xihanúc, Quốc trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vương quốc Campuchia, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Quốc trưởng (31-10-1922).

- Báo Nhân Dân, số 4231, ngày 6-11-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 137.

Năm 1967. Tháng 11, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Quốc trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh của Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 4960, ngày 9-11-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 141.

Năm 1968. Tháng 01, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 549.

Năm 1968. Tháng 01, trước ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Campuchia và khẳng định chuyến đi thăm vừa qua của Hoàng thân Nôrôđôm Phuritxara, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia là sự cổ vũ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

- Báo Nhân Dân, số 5030, ngày 18-1-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 171.

Năm 1968. Tháng 4, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp Tết cổ truyền của Campuchia.

- Báo Nhân Dân, số 5127, ngày 25-4-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 191.

Năm 1968. Tháng 6, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nhân kỷ niệm một năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao giữa nước ta với Vương quốc Campuchia.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 569.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 228.

Năm 1968. Tháng 10, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân kỷ niệm ngày sinh của Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc (31-10-1922).

- Báo Nhân Dân, số 5326, ngày 12-11-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 268.

Năm 1968. Tháng 11, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, nhân kỷ niệm lần thứ 15 ngày Quốc khánh Campuchia.

Sau khi nhiệt liệt chào mừng thắng lợi của nhân dân Khơme, Người chỉ rõ thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là “thắng lợi của tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Dương” và khẳng định “Chính sách trước sau như một của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ Vương quốc Campuchia trong biên giới hiện tại”.

- Báo Nhân Dân, số 5323, ngày 9-11-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 273.

Năm 1969. Tháng 02, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Xămđéc Nôrôđôm Xihanúc, cảm ơn sự ủng hộ hoàn toàn của Chính phủ và nhân dân Campuchia đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam tại Hội nghị Pari.

Bức điện khẳng định: “Đó là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của chúng tôi trong giai đoạn hiện nay, là biểu hiện rực rỡ của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước chúng ta”.

- Báo Nhân Dân, số 5416, ngày 10-2-1969.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 319.

Năm 1969. Tháng 4, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Xămđéc Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp Tết cổ truyền của nhân dân Campuchia (13-4-1969).

- Báo Nhân Dân, số 5504, ngày 10-5-1969.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 118-LCT bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Vương quốc Campuchia.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 544.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Ấn Độ

Năm 1954. Tháng 10, ngày 17

Tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh hội đàm với Thủ tướng J.Nêru, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ sang thăm nước ta.

Sau đó, Người mở tiệc chiêu đãi Thủ tướng J.Nêru và các vị cùng đi. Đọc diễn văn trong buổi tiệc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảm ơn Chính phủ Ấn Độ và cá nhân Thủ tướng J.Nêru đã có nhiều đóng góp trong việc lập lại hoà bình ở Đông Dương và khẳng định rằng Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ chấp hành và thực hiện đúng Hiệp định đình chiến đã ký ở Giơnevơ.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 370-371.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 513.

Năm 1954. Tháng 11, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Thủ tướng Ấn Độ J.Nêru nhân Ngày sinh lần thứ 65 của ông. Bức điện có đoạn: “Thủ tướng đã luôn luôn tích cực hoạt động để giữ gìn và củng cố hoà bình ở Đông - Nam Châu Á và thế giới. nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Châu Á và nhân dân thế giới đều nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ đường lối của Thủ tướng nhằm thực hiện sự chung sống hoà bình của các nước có chế độ xã hội khác nhau, trên năm nguyên tắc đoàn kết hòa mục”.

- Báo Nhân Dân, số 264, ngày 16-11-1954.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr. 523-524.

Năm 1955. Tháng 01, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát, nhân kỷ niệm lần thứ năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Thủ tướng J.Nêru nhân kỷ niệm lần thứ năm Ngày thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 458.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 24.

Năm 1955. Tháng 4, ngày 07

Nhân dịp khai mạc Hội nghị nhân dân Châu Á tại Ấn Độ, Người viết bài ca ngợi phong trào đấu tranh cho hoà bình và tiến bộ xã hội đang phát triển mạnh tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện, Inđônêxia, v.v..

- Báo Nhân Dân, số 401, ngày 07-4-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 61-62.

Năm 1955. Tháng 5, ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Thủ tướng Ấn Độ J.Nêru. Bức điện có đoạn viết: “Tôi xin chân thành cảm tạ những lời chúc mừng thân ái của Thủ tướng nhân ngày sinh nhật của tôi. Chúc Ngài luôn luôn mạnh khoẻ”.

- Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 1955. Tháng 12, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng sinh nhật lần thứ 71 của Tổng thống Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát (03-12-1884 - 03-12-1955).

Bức điện có đoạn: “Xin kính chúc Tổng thống mạnh khỏe để lãnh đạo công cuộc xây dựng nước Cộng hoà Ấn Độ ngày thêm thịnh vượng và góp phần đấu tranh củng cố hoà bình Châu Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 640, ngày 3-12-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 190-191.

Năm 1955. Tháng 12, trước ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên tuần báo Thời đại mới (Ấn Độ).

Người đánh giá cao phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình ở châu Á, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á - Phi; tố cáo chủ nghĩa đế quốc âm mưu lập các khối quân sự để chạy đua vũ trang; bày tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 96-98.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 200.

Năm 1956. Tháng 01, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng các vị lãnh đạo nước Cộng hoà Ấn Độ: Tổng thống Ragiăngđia Pơraxát, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao J.Nêru nhân kỷ niệm lần thứ sáu Quốc khánh nước này.

Cùng ngày, Người dự tiệc do ông Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 694, ngày 26-1-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 219-220.

Năm 1956. Tháng 5, ngày 06

Chiều, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đoàn nghệ thuật Ấn Độ sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quà kỷ niệm do đoàn trao tặng.

- Báo Nhân Dân, số 794, ngày 7-5-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 276-277.

Năm 1956. Tháng 5, ngày 08

Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tình hữu nghị Việt - Ấn, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 795.

Người viết về Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có nền văn hoá lâu đời và phong phú nhất thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Châu Á giành được độc lập và khôi phục lại mối quan hệ láng giềng. Đó là điều có ý nghĩa chính trị quan trọng.

Người nêu rõ việc Đoàn văn hóa Á Đông của Ấn Độ sang thăm Việt Nam chẳng những nối lại quan hệ văn hóa láng giềng giữa hai dân tộc, “mà còn để chuyển cho chúng ta tình nghĩa anh em của nhân dân Ấn Độ vĩ đại”.

- Báo Nhân Dân, số 795, ngày 8-5-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 278.

Năm 1956. Tháng 5, ngày 09

Chiều, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi Đoàn nghệ thuật Ấn Độ nhân dịp đoàn kết thúc chuyến thăm và biểu diễn tại Việt Nam.

Tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đoàn bức trướng mang dòng chữ: Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ muôn năm.

- Báo Nhân Dân, số 797, ngày 10-5-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 279-280.

Năm 1956. Tháng 11, trước ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Ấn Độ J.Nêru nhân kỷ niệm Ngày sinh của Thủ tướng.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 268.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 360.

Năm 1956. Tháng 12, ngày 22

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng sinh nhật lần thứ 72 của Tổng thống Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 122.

Năm 1957. Tháng 01, ngày 01

Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ, Đại diện lâm thời các nước xã hội chủ nghĩa, Tổng lãnh sự Cộng hoà Ấn Độ, Tổng lãnh sự Cộng hoà Nam Dương, Tổng đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp bên cạnh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; quyền Chủ tịch và các vị Đại sứ Trưởng đoàn Ba Lan và Canađa trong Ủy ban quốc tế ở Việt Nam đến chúc mừng Người nhân dịp năm mới (1957). Người cảm ơn những lời chúc năm mới và bày tỏ lòng mong muốn tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước sẽ được củng cố và tăng cường. Người nhờ các vị khách quốc tế chuyển lời chúc mừng năm mới của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đến Chính phủ và nhân dân các nước.

- Báo Nhân Dân, số 1033, ngày 02-01-1957, ngày 20-5-2002.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 380.

Năm 1957. Tháng 01, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát nhân dịp năm mới.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 300.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 387.

Năm 1957. Tháng 01, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát và Thủ tướng J. Nêru nhân kỷ niệm Ngày tuyên bố độc lập của nước Cộng hoà Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 1058, ngày 27-1-1957, số 1061, ngày 30-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 390.

Năm 1957. Tháng 5, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ông Ragiăngđra Pơraxát nhân dịp ông được bầu làm Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 1164, ngày 16-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 444.

Năm 1957. Tháng 9, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Phó Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan nhân kỷ niệm Ngày sinh của ông.

- Báo Nhân Dân, số 1275, ngày 5-9-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 532-533.

Năm 1957. Tháng 9, ngày 10

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu thanh niên Ấn Độ đang thăm Việt Nam đến chào Người. Nói chuyện thân mật với các đại biểu, Người nhờ chuyển lời chúc “Đoàn kết đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình” tới nhân dân và thanh niên Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 1281, ngày 11-9-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 537.

Năm 1957. Tháng 9, ngày 12

11 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới sân bay Gia Lâm đón Phó Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan sang thăm hữu nghị Việt Nam.

Tối, 19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Phó Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ - bác sĩ Xavapali Rađacơrixnan. Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Người chúc mừng chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Phó Tổng thống Xavapali Rađacơrixnan và chúc tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ, giữa nhân dân các nước Á - Phi ngày càng củng cố và phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 1283, ngày 13-9-1957.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 507.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 538-539.

Năm 1957. Tháng 9, ngày 13

Trưa, tại Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng… dự tiệc chiêu đãi của Phó Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan.

- Báo Nhân Dân, số 1284, ngày 14-9-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 539.

Năm 1957. Tháng 9, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Phó Tổng thống Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan tới chào từ biệt.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 153.

Năm 1957. Tháng 12, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát, nhân kỷ niệm sinh nhật ông.

- Báo Nhân Dân, số 1364, ngày 3-12-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 563.

Năm 1958. Tháng 01, ngày 26

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ tám Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao J. Nêru, chúc tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ ngày càng củng cố và phát triển.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam T.N.Côn nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 164.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 18.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 02

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Đại sứ T.N.Côn, Trưởng đoàn Ấn Độ trong Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế, tổ chức chiêu đãi nhân dịp Người sắp sang thăm Ấn Độ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, 1995, t.1, tr. 165.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 22.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các vị trưởng phái đoàn các nước Ấn Độ, Canađa, Ba Lan (trong Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam), đến chào từ biệt trước khi Ủy ban chuyển trụ sở từ Hà Nội vào Sài Gòn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt bài nói chuyện tại Hội đồng Ấn Độ nghiên cứu vấn đề thế giới.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 165-166.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 23.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Ấn Độ và Liên bang Miến Điện theo lời mời của Chính phủ hai nước.

Cùng đi có Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bộ trưởng Thương nghiệp Phan Anh, Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Minh Giám.

Trong bài nói chuyện với đồng bào đi tiễn ở sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích chuyến đi thăm này là “thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Việt Nam, Ấn Độ và Miến Điện đồng thời để tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc Á - Phi, do đó thêm lực lượng giữ gìn hòa bình thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 1428, ngày 5-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 24.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hoà Ấn Độ. Tổng thống Pơraxát, Thủ tướng Nêru và con gái là bà Inđira Găngđi cùng đông đảo nhân dân Ấn Độ nồng nhiệt đón chào Người cùng các thành viên trong đoàn. Đáp lại lời hoan nghênh của Tổng thống Pơraxát, Chủ tịch bày tỏ: “Cuộc đi thăm nước Cộng hoà Ấn Độ lần này sẽ giúp chúng tôi hiểu biết hơn nhân dân Ấn Độ anh dũng đang ra sức xây dựng đất nước và chúng tôi sẽ được học hơn những kinh nghiệm quý báu của các bạn trong công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá. Chúng tôi tin rằng cuộc đi thăm lần này sẽ củng cố hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước chúng ta, đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Á - Phi củng cố hòa bình Châu Á và thế giới”.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đặt vòng hoa tưởng niệm tại mộ nhà đại ái quốc Ấn Độ Găngđi và trồng cây đại kỷ niệm trong Công viên Găngđi.

- Báo Nhân Dân, số 1430, ngày 7-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 36-37.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 06

Lễ đón chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Tổng thống Pơraxát, trò chuyện với Thủ tướng Nêru về tình hình thế giới và quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm chùa Cutatmina được xây dựng từ thế kỷ thứ XII ở Thủ đô Niu Đêli, tham gia tiệc trà của “Uỷ ban tiếp đón Hồ Chủ tịch”, thăm Viện Nghiên cứu Vật lý học, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, dự cuộc mít tinh chào mừng của 8.000 nhân dân Thủ đô Niu Đêli. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng ông Chủ tịch Hội đồng thành phố bức tranh chùa Một Cột và bức thêu có hai dòng chữ Việt - Ấn: “Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ muôn năm”.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn dự cuộc chiêu đãi của Tổng thống Pơraxát.

Trong buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp từ: “Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới, văn hoá, triết học, nghệ thuật của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người”.

- Báo Nhân Dân, số 1431, 1432 ngày 08 và ngày 09-02-1958.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 07

9 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn xem biểu diễn thể dục của các em học sinh Ấn Độ thuộc đoàn thể “Kỷ luật quốc dân”, chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam. Sau buổi biểu diễn, Người đã ôm hôn và khen ngợi các em: “Đối với các cháu, Bác là Bác Hồ chứ không phải là Cụ Chủ tịch”.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đi xem tháp Qutab Minar và Người đã dẫn đầu trong số các khách quý trèo qua 379 bậc thang đá lên đỉnh tháp. Do đó, nhân dân Đêli gọi Người là anh hùng.

15 giờ, Người tiếp hơn 50 đại biểu các nhà báo Ấn Độ, Anh, Mỹ và trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo về vấn đề thống nhất nước Việt Nam, chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội đồng nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Ấn Độ.

19 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Nêru ký bản Tuyên bố chung. Sau đó, Người tổ chức tiệc chiêu đãi và từ biệt Tổng thống, Thủ tướng và các bạn Ấn Độ ở Đêli. Tổng thống Pơraxát tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh một cây bồ đề - biểu tượng cho sự thanh cao và trong sạch.

- Báo Nhân Dân, số 1433, ngày 10-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 29-32.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đến thăm thành phố Nănggan. Ông Thủ hiến đã đưa Người và Đoàn đi xem công trình xây dựng đập nước lớn nhất Ấn Độ mang tên Bacơra trên sông Sútlê, thăm một làng quê làm theo “Kế hoạch cải tiến nông thôn”, tham quan đập Nănggan và dự tiệc chiêu đãi do ông Thủ hiến tổ chức.

- Báo Nhân Dân, số 1434, ngày 11-2-1958.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đến thăm thành phố Agơra, thăm lăng Tagiô Mahan - một công trình nổi tiếng xây bằng đá hoa trắng từ thế kỷ XVII được mang tên “Bài thơ bằng đá gấm”, thăm thành Arơga. Trả lời câu hỏi các nhà báo về ấn tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc thăm này, Người nói: “Ngày xưa nhân dân Ấn Độ đã xây dựng những cung điện, lâu đài cực kỳ đồ sộ. Ngày nay, nhân dân Ấn Độ dùng tài năng và lực lượng của mình làm những nhà máy to, đắp những đập nước lớn, để làm cho nước nhà giàu mạnh, con cháu mình sung sướng. Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân Ấn Độ có một quá khứ vẻ vang và một tương lai càng rực rỡ”.

- Báo Nhân Dân, số 1434, ngày 11-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 33.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đến thăm thành phố Bombay, một cửa biển nằm ở phía Tây Ấn Độ, tham quan Viện nuôi cá, Nông trường nuôi trâu, Viện Nghiên cứu nguyên tử.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn dự cuộc mít tinh chào mừng của nhân dân thành phố Bombay. Đọc diễn từ tại buổi mít tinh, Người nói: “Bombay là quê hương của Thánh Găngđi, Người đã nêu cao đạo đức yêu nước, khắc khổ, nhẫn nại, suốt đời hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho hoà bình. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Nêru và sự cố gắng của toàn dân Ấn Độ, từ ngày độc lập, nước Cộng hòa Ấn Độ đã trở nên một nước hùng mạnh. Trong sự nghiệp đó, nhân dân Bombay đã góp phần xứng đáng của mình”.

- Báo Nhân Dân, số 1435, ngày 12-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 34.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm công viên Camla Nêru, thăm Viện Khảo cổ, v.v..

Buổi chiều, Người và Đoàn đến thành phố Bănggalo. Nhân dân địa phương đã tổ chức mít tinh chào mừng Đoàn.

- Báo Nhân Dân, số 1436, ngày 13-02-1958.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm xưởng Chế tạo máy ở ngoại ô Bănggalo, Viện Nghiên cứu khoa học Ấn Độ, thăm tượng Thánh Găngđi và trồng cây lưu niệm.

- Báo Nhân Dân, số 1436, ngày 13-02-1958.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đến thành phố Cancútta, thành phố đông dân và buôn bán sầm uất nhất Ấn Độ, thăm Trường thuốc nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Bôdơ, Viện Thống kê.

Buổi chiều, Người và Đoàn tham dự cuộc mít tinh chào mừng của nhân dân Cancútta. Đọc diễn từ tại buổi mít tinh, Chủ tịch nói: “Nhân dân Cancútta và Bănggan đã góp phần xứng đáng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ, đã có nhiều vị anh hùng liệt sĩ và cũng đã anh dũng đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Bănggan còn là một trung tâm văn hóa của nước bạn, là quê hương của đại văn hào Tago mà cả thế giới đều kính trọng”.

Ông Thị trưởng đã tặng Đoàn một pho tượng Phật bằng đồng và bức vẽ trên lụa. Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhân dân Cancútta hai bức tranh sơn mài vẽ Thánh Găngđi và Thủ tướng Nêru.

Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đến thăm Hội Mahabođi có chức năng truyền bá đạo Phật khắp thế giới. Sau khi lễ Phật, Người và Đoàn đã dự mít tinh chào mừng của đông đảo thiện nam tín ngưỡng.

Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đặt hoa tưởng niệm thi sĩ Tago và thăm bảo tàng nơi đặt sách vở của thi sĩ.

- Báo Nhân Dân, số 1437, ngày 14-2-1958.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 60.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 36-38.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn rời Cancútta kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị Cộng hòa Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 1438, ngày 15-2-1958.

Năm 1958. Tháng 2, ngày 17

Tối 15-02-1958, Đài Phát thanh Ấn Độ đã phát đi bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn nhân dân Ấn Độ đã đón tiếp nồng nhiệt Người và các thành viên trong Đoàn trong cuộc đi thăm Ấn Độ vừa qua, đã tỏ lòng quan tâm thân thiết đến công cuộc thống nhất nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc nhân dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tích trong công cuộc kiến thiết đất nước. Hai bên Việt Nam - Ấn Độ đều thống nhất quan điểm với nhau về những vấn đề quốc tế quan trọng. Cả hai bên đều mong tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng bền vững.

- Báo Nhân Dân, số 1469, ngày 20-3-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 41.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Ấn Độ

Năm 1959. Tháng 01, trước ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến cụ Ragiăngđra Pơraxát, Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ nhân dịp kỷ niệm lần thứ chín ngày thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ. Bức điện có đoạn viết: “Kính chúc nhân dân anh em ngày càng giàu mạnh. Kính chúc tình hữu nghị giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nước Cộng hòa Ấn Độ ngày càng phát triển và củng cố”.

- Báo Nhân Dân, số 1779, ngày 26-01-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 22

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đón Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Trong bài diễn văn chào mừng, Người ca ngợi những cống hiến to lớn của nhân dân Ấn Độ và Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát trong việc bảo vệ hoà bình thế giới. Người thay mặt nhân dân Việt Nam cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Ấn Độ đối với công cuộc giải phóng của nhân dân Việt Nam.

17 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát và Đoàn đại biểu Ấn Độ đến thăm. Sau đó, Người đáp lễ Tổng thống. Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát, sau đó đến xem Đoàn Văn công Trung ương biểu diễn.

- Báo Nhân Dân, số 1834, ngày 23-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 241-242.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 23

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch. Sau đó, Người hướng dẫn Tổng thống đi thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Buổi chiều, Người dự cuộc mít tinh của nhân dân Thủ đô chào mừng Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát.

Buổi chiều, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông S.K.Patin - Bộ trưởng Giao thông vận tải cùng một số quan chức cao cấp trong Đoàn đại biểu Ấn Độ.

Buổi tối, tại Nhà khách Chính phủ, Người dự tiệc chiêu đãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chiêu đãi Đoàn đại biểu Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 1835, ngày 24-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 242-243.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 24

9 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát đến thăm Nhà máy cơ khí Hà Nội, xã Định Công (Thanh Trì, Hà Nội), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chùa Quán Sứ và chùa Một Cột.

19 giờ 30, tại Phủ Chủ tịch, Người dự tiệc chiêu đãi của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát. Sau đó, Người cùng Tổng thống xem Đoàn ca múa nhân dân Trung ương biểu diễn.

- Báo Nhân Dân, số 1836, ngày 25-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 243-244.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 25

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát ra sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lên đường về nước.

Trong lời tiễn, Người bày tỏ tình cảm lưu luyến khi phải chia tay Tổng thống và khẳng định rằng chuyến đi của Tổng thống đã thắt chặt hơn nữa tình cảm sẵn có giữa hai nước và càng nhất trí với nhau trong sự mong muốn phát triển hơn nữa tình hữu nghị giữa các dân tộc Á - Phi và quan hệ giữa hai nước. Người trân trọng nhờ Tổng thống gửi đến Chính phủ và nhân dân Ấn Độ anh em mối tình đoàn kết hữu nghị thân thiết của nhân dân Việt Nam, đến Phó Tổng thống và Thủ tướng Ấn Độ lời chúc mừng thân ái.

- Báo Nhân Dân, số 1837, ngày 26-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 244-245.

Năm 1959. Tháng 11, trước ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ J. Nêru.

Bức điện có đoạn viết: “Kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc và mạnh khoẻ, sống lâu để lãnh đạo nhân dân Ấn Độ anh em, xây dựng một nước nhà giàu mạnh và góp phần to lớn vào sự nghiệp giữ gìn hoà bình ở châu Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 2068, ngày 14-11-1959.

Năm 1959. Tháng 12, trước ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 75 của Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát.

Bức điện có đoạn viết: “Kính chúc Ngài sống lâu và luôn luôn mạnh khoẻ để lãnh đạo nhân dân Ấn Độ anh em đạt được nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong việc xây dựng đất nước, góp phần vào việc bảo vệ và củng cố hoà bình ở châu Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 2087, ngày 03-12-1959.

Năm 1960. Tháng 01, trước ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 ngày thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ.

Bức điện có đoạn viết: “Ngày 25 tháng 1 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử Ấn Độ. Từ ngày giành được độc lập đến nay, nhân dân Ấn Độ đã luôn luôn phấn đấu để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và đã có nhiều cống hiến quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 2140, ngày 26-01-1960.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tổng lãnh sự Ấn Độ đến chào từ biệt trước khi lên đường về nước.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 112.

Năm 1960. Tháng 10, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đại sứ Gôpala Mơnông, Trưởng phái đoàn Ấn Độ sang nhậm chức Chủ tịch Uỷ ban quốc tế kiểm soát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, 1996, t.2, tr. 130.

Năm 1960. Tháng 10, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông Cunđơru, Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Ấn Độ và các nhà báo Ấn Độ sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 132.

Năm 1961. Tháng 6, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tổng lãnh sự Ấn Độ mới sang nhậm chức tại Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 166.

Năm 1961. Tháng 9, ngày 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ngày sinh lần thứ 73 của Phó Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan.

- Báo Nhân Dân, số 2723, ngày 5-9-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 126.

Năm 1961. Tháng 12, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Ấn Độ Ragiăngđra Pơraxát thọ 77 tuổi.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 192.

Năm 1961. Tháng 12, ngày 20

Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đại sứ Ấn Độ (đại biểu trong Uỷ ban quốc tế).

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 196.

Năm 1962. Tháng 01, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Tổng thống Ragiăngđra Pơraxát, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Ấn Độ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 Ngày thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 2866, ngày 24-1-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 185-186.

Năm 1962. Tháng 4, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Tổng lãnh sự Ấn Độ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 5, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới các ông Xavapali Rađacơrixnan và D. Hútxam nhân dịp hai ông được bầu giữ chức Tổng thống và Phó Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ.

- Báo Nhân Dân, số 2989, ngày 31-5-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 239-240.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ R. Gôbớcđan, Trưởng đoàn Ấn Độ, Chủ tịch Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam, từ Sài Gòn ra Hà Nội tới chào.

- Báo Nhân Dân, số 3082, ngày 01-9-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 275-276.

Năm 1962. Tháng 10, ngày 08

Báo Nhân dân đăng điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng nhân dịp Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan thọ 74 tuổi.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 11, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ và Tổng thống Ấn Độ Xavapali Rađacơrixnan, Thủ tướng Ấn Độ J. Nêru hoan nghênh các biện pháp hai nước đang áp dụng nhằm làm giảm tình hình căng thẳng trên biên giới Trung - Ấn.

- Báo Nhân Dân, số 3167, ngày 26-11-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 313-314.

Năm 1963. Tháng 01, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Xavapali Rađacơrixnan, Phó Tổng thống D. Hútxam và Thủ tướng J. Nêru nhân dịp kỷ niệm lần thứ 13 Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ. “Chúc nhân dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, góp phần tăng cường tình đoàn kết Á - Phi và giữ gìn hoà bình ở Châu Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 3229, ngày 28-01-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 344.

Năm 1963. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng lãnh sự Ấn Độ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 247.

Năm 1964. Tháng 3, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ Ấn Độ R. Gôbớcđan, Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam, hết nhiệm kỳ đến chào để về nước.

- Báo Nhân Dân, số 3630, ngày 7-3-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 32.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đại sứ M.A. Raman, Trưởng đoàn Ấn Độ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam mới nhận nhiệm vụ, đến chào Người.

- Báo Nhân Dân, số 3682, ngày 28-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 60.

Năm 1964. Tháng 5, trước ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện tới Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Rađacơrixnan chia buồn về việc Thủ tướng J.Nêru từ trần.

- Báo Nhân Dân, số 3710, ngày 27-5-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 71.

Năm 1964. Tháng 5, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vòng hoa tới Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Hà Nội viếng Thủ tướng J.Nêru.

- Báo Nhân Dân, số 3714, ngày 31-5-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 72.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chia buồn về việc Thủ tướng Ấn Độ Lan Bahađua Saxtơri từ trần.

- Bản sao bức điện lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Báo Nhân Dân, số 4301, ngày 13-1-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 354.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vòng hoa đến Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng cố Thủ tướng Ấn Độ Lan Bahađua Saxtơri.

- Báo Nhân Dân, số 4302, ngày 14-1-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 355-356.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng bà Inđira Găngđi nhân dịp bà được cử làm Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ.

- Bản sao bức điện lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 365.

Năm 1969. Tháng 5, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh chia buồn tới quyền Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ V. Giri và gửi vòng hoa đến Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Hà Nội khi được tin Tổng thống Dakia Hútxam từ trần.

- Báo Nhân Dân, số 5501, ngày 5-7-1969.

Năm 1969. Tháng 6, ngày 16

Báo Nhân Dân đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề “Bão lụt lớn ở Nam Ấn Độ”. Bài viết bày tỏ sự thông cảm với nhân dân Ấn Độ trước nạn lụt lớn: 20 năm nay chưa từng có… khoảng 5.000 người chưa rõ chết hay sống, hàng nghìn tấn thóc gạo hư hỏng, hàng trăm con trâu chết…

- Báo Nhân Dân, số 4450, ngày 16-6-1969.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Các nước Ả Rập

Năm 1959. Tháng 02, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

Người ca ngợi những thành tựu mà nước Cộng hòa Arập Thống nhất đã đạt được trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập và kiến thiết kinh tế quốc dân. Bức điện khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo của Ngài, nước Cộng hòa Arập Thống nhất sẽ thu được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn hòa bình”.

- Báo Nhân Dân, số 1807, ngày 24-02-1959.

Năm 1960. Tháng 02, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Báo Nhân Dân, số 2167, ngày 23-02-1960.

Năm 1960. Tháng 10, ngày 23

Báo Nhân dân, số 2409, ngày 23-10-1960, đăng điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Yêmen.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 132.

Năm 1961. Tháng 01, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ Cộng hòa Arập Thống nhất Xala Endaphurany đến chuyển thiếp mừng năm mới của Tổng thống Gaman Ápđun Nátxê.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 140.

Năm 1961. Tháng 02, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

Bức điện có đoạn: “Tôi chân thành chúc nhân dân nước Cộng hòa Arập Thống nhất thu được nhiều thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, góp phần vào việc tăng cường khối đoàn kết Á - Phi để giữ gìn hòa bình ở Trung Cận Đông và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 2531, ngày 23-2-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 34.

Năm 1962. Tháng 11, ngày 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng ông Ápđunla Anxalan, nhân dịp ông được cử giữ chức Tổng thống kiêm Thủ tướng nước Cộng hòa Arập Yêmen.

- Báo Nhân Dân, số 3148, ngày 7-11-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 302.

Năm 1963. Tháng 10, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Arập Yêmen Ápđunla Anxalan nhân dịp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Arập Yêmen chính thức đặt quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. “Chúc mối quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Arập Yêmen ngày càng củng cố và phát triển tốt đẹp”.

- Báo Nhân Dân, số 3492, ngày 20-10-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 447.

Năm 1964. Tháng 01, trước ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Yêmen Ápđunla Anxalan nhân dịp năm mới.

- Báo Nhân Dân, số 3576, ngày 12-1-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 5.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê, nhân kỷ niệm Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3767, ngày 23-7-1964.

Năm 1964. Tháng 8, trước ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 ngày Cách mạng của nhân dân Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Báo Nhân Dân, số 3789, ngày 14-8-1964.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chào mừng Hội nghị các vị đứng đầu các nước Arập đang họp tại nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

Bức điện khẳng định nhân dân Việt Nam luôn luôn đồng tình với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Arập chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của các nước Trung Đông, châu Phi và bảo vệ hòa bình thế giới. Người cảm ơn sự đồng tình ủng hộ đối với nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược.

- Báo Nhân Dân, số 3811, ngày 06-9-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 108-109.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Yêmen Ápđunla Anxalan và Thủ tướng Hátmút Gaiphi nhân kỷ niệm lần thứ hai ngày cách mạng nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3831, ngày 26-9-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 116.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 12

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại biện thường nhiệm nước Cộng hòa Arập Ai Cập E.Môhamét Talát.

- Báo Nhân Dân, số 3848, ngày 13-10-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 125.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp vợ chồng Đại biện nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 329.

Năm 1965. Tháng 3, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng ông Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp ông được bầu lại làm Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Báo Nhân Dân, số 4007, ngày 23-3-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 209-210.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 42-LCT, cử ông Nguyễn Xuân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Arập Thống nhất.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 227.

Năm 1965. Tháng 7, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê nhân kỷ niệm lần thứ 13 ngày Quốc khánh nước này.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 475.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 270.

Năm 1965. Tháng 7, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn Hiệp định thương mại dài hạn và Hiệp định thanh toán Việt Nam - Cộng hòa Arập Thống nhất ký tại Cairô.

- Báo Nhân Dân, số 4137, ngày 1-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 276.

Năm 1965. Tháng 9, trước ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Hội nghị các vị đứng đầu các nước Arập họp tại Cadablăngca (Marốc).

- Báo Nhân Dân, số 4180, ngày 14-9-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 299.

Năm 1965. Tháng 9, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Cộng hòa Arập Yêmen Ápđunla Anxalan nhân kỷ niệm lần thứ ba ngày Cách mạng của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4192, ngày 26-9-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 11, tr. 509.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 302.

Năm 1966. Tháng 3, cuối tháng

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Arập Xyri Nurenđinơ Atátxi nhân dịp ông được cử giữ chức Tổng thống nước Cộng hòa Arập Xyri.

- Báo Nhân Dân, số 4378, ngày 1-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 388.

Năm 1966. Tháng 5, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Arập Thống nhất tại Việt Nam Dacaria En Átli Iman.

- Báo Nhân Dân, số 4422, ngày 16-5-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 409-410.

Năm 1966. Tháng 7, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 59-LCT, cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Arập Yêmen.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 423.

Năm 1966. Tháng 7, ngày 23

Báo Nhân Dân đăng điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 Quốc khánh nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 471.

Năm 1967. Tháng 4, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Bác sĩ Atátxi- Tổng thống nước Cộng hòa Arập Xyri nhân dịp kỷ niệm lần thứ 21 Quốc khánh nước này.

Bức điện có đoạn viết: “Chân thành chúc Ngài, Chính phủ và nhân dân Xyri anh em thu được nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, thực dân và xây dựng đất nước phồn vinh”.

- Báo Nhân Dân, số 4756, ngày 17-4-1967.

Năm 1967. Tháng 6, ngày 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê và Tổng thống nước Cộng hòa Arập Xyri Nurenđinơ Atátxi bày tỏ lập trường của Chính phủ và của nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa chống xâm lược của nhân dân các nước Arập. Chính phủ và nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng: “Trước sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân các nước Arập, mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc... sẽ thất bại thảm hại”.

- Báo Nhân Dân, số 4806, ngày 7-6-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 93-94.

Năm 1967. Tháng 7, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hoà Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê nhân dịp Quốc khánh lần thứ 15 của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4853, ngày 24-7-1967.

Năm 1967. Tháng 9, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Ngài Ápđunla Anxalan, Tổng thống nước Cộng hòa Arập Yêmen, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 ngày Quốc khánh của Arập Yêmen.

- Báo Nhân Dân, số 4916, ngày 26-9-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 132.

Năm 1967. Tháng 12, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Ngài Môhamét Quatan Ansaabi, Tổng thống kiêm Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Nam Yêmen, nhân dịp nước Cộng hòa nhân dân Nam Yêmen tuyên bố độc lập.

- Báo Nhân Dân, số 4986, ngày 5-12-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 148.

Năm 1968. Tháng 7, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 16 Quốc khánh nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Báo Nhân Dân, số 5215, ngày 23-7-1968.

Năm 1968. Tháng 10, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa nhân dân Nam Yêmen Môhamét Quatan Ansaabi, nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ nhất nước Cộng hòa nhân dân Nam Yêmen.

Bức điện có đoạn viết: “Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng thống, Chính phủ và nhân dân Nam Yêmen về sự đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam chúng tôi”.

- Báo Nhân Dân, số 5279, ngày 14-10-1968.

Năm 1968. Tháng 10, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 125-LCT bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Quế làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Arập Xyri.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 544.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 267-268.

Năm 1969. Tháng 01, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Hội nghị quốc tế ủng hộ nhân dân các nước Arập họp ở Lơke.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 607.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 311.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Arập Thống nhất Gaman Ápđun Nátxê, nhân dịp Quốc khánh lần thứ 17 nước Cộng hòa Arập Thống nhất.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 651.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 382-383.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 118-LCT bổ nhiệm ông Trần Văn Sớ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hoà Arập Thống nhất.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 545.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 383-384.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Inđônêxia

Năm 1955. Tháng 6, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn chúc mừng nhân kỷ niệm sinh nhật Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương (nay gọi là Inđônêxia) A.Xucácnô.

- Báo Nhân Dân, số 465, ngày 11-6-1955

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 97.

Năm 1956. Tháng 6, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương A. Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 55 Ngày sinh của Tổng thống.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 177.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 289.

Năm 1956. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương A. Xucácnô nhân kỷ niệm ngày nước này tuyên bố độc lập.

- Báo Nhân Dân, số 896, ngày 17-8-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 322.

Năm 1957. Tháng 01, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tổng lãnh sự Inđônêxia và phu nhân đến chúc Tết Người.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 391.

Năm 1957. Tháng 02, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu sinh viên Inđônêxia sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr. 129.

Năm 1957. Tháng 02, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại biểu Hội Hữu nghị Inđônêxia - Tiệp Khắc thăm Việt Nam.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 399.

Năm 1957. Tháng 5, ngày 05

Sáng, tại vườn hoa trong Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Hòang Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp Đoàn đại biểu Công đoàn Inđônêxia đang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1154, ngày 06-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 440-441.

Năm 1957. Tháng 6, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A. Xucácnô, nhân kỷ niệm Ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 1186, ngày 07-6-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 459-460.

Năm 1957. Tháng 12, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô bình yên trong vụ bọn phản động mưu sát Tổng thống. Người lên án hành động dã man của chúng và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân bị giết hại trong vụ mưu sát.

- Báo Nhân Dân, số 1367, ngày 06-12-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 563-564.

Năm 1959. Tháng 01, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu báo chí Inđônêxia đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1773, ngày 20-01-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Inđônêxia. Cùng đi có: Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Phủ Thủ tướng Phan Mỹ, ông Rađen Xucácnô - Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Inđônêxia tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phu nhân.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghé qua Rănggun (Thủ đô Miến Điện), Tổng thống U Vin Môn, Thủ tướng Nê Uyn và nhiều vị cao cấp trong Chính phủ Miến Điện đã nồng nhiệt đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn. Nhân dịp này, báo Người Miến Điện số ra ngày 26-2-1959 đã đăng xã luận có đoạn viết: “Dù thời gian Chủ tịch lưu lại Miến Điện rất ngắn, chúng ta vẫn hoan nghênh Chủ tịch không những như một trong những vĩ nhân lỗi lạc nhất Châu Á sau chiến tranh mà còn như một nhân vật lịch sử của Châu Á”.

- Báo Nhân Dân, số 1810, 1811, ngày 26 và ngày 27-2-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đến Inđônêxia. Tổng thống Xucácnô và các vị cao cấp trong Chính phủ và quân đội Inđônêxia đã ra tận sân bay đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị trong đoàn.

Trên đường đến Giacácta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn ghé thăm Mêđăng, địa đầu của Inđônêxia.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đến Giacácta. Đọc diễn từ trong lễ đón, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong cuộc đi thăm Inđônêxia lần này sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị anh em sẵn có giữa hai nước và góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết của các nước Á - Phi để bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

- Báo Nhân Dân, số 1812, ngày 01-3-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 28

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm, nói chuyện trước Quốc hội Inđônêxia, thăm Tổng thống Xucácnô, Thủ tướng Giuanđa, Chủ tịch Quốc hội Xáctônô và một số vị cao cấp Chính phủ Inđônêxia. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Giuanđa đã hội đàm về các vấn đề thuộc lợi ích chung của hai nước.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đã đặt hoa tại lâu đài Tuyên ngôn độc lập và mộ anh hùng liệt sĩ ở Giacácta.

Buổi trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu nông dân làng Paxa Rebu (ngoại ô Giacácta) đến chào mừng. Các đại biểu tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nông sản do mình làm ra.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các Đoàn đại biểu thanh niên, phụ nữ Giacácta đến chào mừng. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu báo chí Inđônêxia mới sang thăm Việt Nam về.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn dự chiêu đãi do Tổng thống Xucácnô tổ chức tại Dinh Độc lập. Trong diễn từ đọc tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Toàn thể nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm khôi phục miền Tây Iriăng của nhân dân Inđônêxia anh em và nhân dân Việt Nam tin chắc rằng nhân dân Inđônêxia cũng đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh giành thống nhất hòa bình đất nước Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1813, ngày 02-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 351.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn thăm thành phố Bôgô (nằm phía tây Giava). Tổng thống Xucácnô cùng đi với Người và Đoàn.

Tại Bôgô, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm nơi nghỉ mát thứ nhất của Tổng thống Xucácnô, tham dự buổi biểu diễn văn nghệ của nhân dân địa phương đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn.

- Báo Nhân Dân, số 1814, ngày 03-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Băngđung, thành phố của Hội nghị lịch sử các nước Á - Phi. Hàng vạn nhân dân Băngđung đã họp mít tinh chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi. Đọc diễn văn tại buổi mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá caotruyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Băngđung trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do và những cống hiến lớn lao của Tổng thống Xucácnô vào sự thành công của Hội nghị Băngđung. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng: “Tinh thần Băngđung ngày nay phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh đã làm lay chuyển đến tận gốc rễ chủ nghĩa thực dân. Thời đại mà chủ nghĩa đế quốc có thể thống trị thế giới đã vĩnh viễn qua rồi”.

Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Xucácnô dự lễ khai mạc Học viện Kỹ thuật ở Băngđung.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ trao tặng bằng “Tiến sĩ danh dự luật học” do Trường Đại học Băngđung tổ chức, gặp gỡ giới báo chí và thăm trụ sở họp Hội nghị Á - Phi năm 1955.

- Báo Nhân Dân, số 1815, ngày 04-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 352-353.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 03

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Gióc Giacácta - Thủ đô của Inđônêxia trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân Hà Lan từ giai đoạn 1946-1950. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hai ngôi tháp nổi tiếng Bôrôbuđua và Menđút, tiếp Giáo sư Puốcvôđiningrát, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ hòa bình của Inđônêxia, tiếp các đoàn đại biểu của công nhân, nông dân, phụ nữ và nghệ sĩ địa phương đến chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Xôlô. Người tặng nhân dân Xôlô lá cờ của tỉnh Hải Dương mang dòng chữ “Tình hữu nghị giữa nhân dân Inđônêxia và nhân dân Việt Nam”, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm trại thương binh và tàn tật.

- Báo Nhân Dân, số 1816, ngày 05-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Xurabaiya, một trung tâm công nghiệp lớn của Inđônêxia và cũng là một trung tâm thương mại quan trọng ở Viễn Đông.

- Báo Nhân Dân, số 1817, ngày 06-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn dự cuộc mít tinh của hơn 20 vạn nhân dân Xurabaiya chào mừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện thân mật với nhân dân địa phương. Lúc đầu, Người đã nói bằng tiếng Inđônêxia. Tiếp đó, Người đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo Inđônêxia và quốc tế.

Buổi trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm đảo Bali, một đảo ở đông Giava nổi tiếng về cảnh đẹp và nghệ thuật ca múa.

- Báo Nhân Dân, số 1818, ngày 07-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm làng Ubút, một căn cứ kháng chiến của du kích Inđônêxia trước đây. Sau đó Người về thành Đenpara - thủ phủ đảo Bali và dự cuộc mít tinh của nhân dân địa phương tổ chức chào mừng Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhân dân Bali lá Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Bali tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh thanh kiếm ngắn nạm vàng gọi là Kêri.

- Báo Nhân Dân, số 1819, ngày 08-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 07

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn về Giacácta.

Chiều, Tổng thống Xucácnô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương “Du kích Mêđăng”. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp báo.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Tổng thống Xucácnô và các vị cao cấp trong Chính phủ Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1820, ngày 09-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn rời Thủ đô Giacácta về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1821, ngày 10-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Inđônêxia Aiđích nhân dịp ông đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1847, ngày 29-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 246.

Năm 1959. Tháng 6, trước ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 1908, ngày 06-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 287.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đón Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Tổng thống và Đoàn đại biểu Chính phủ Inđônêxia. Trong bài diễn văn đọc tại bữa tiệc, Người đặc biệt nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và khẳng định lại sự ủng hộ hòan toàn cuộc đấu tranh đòi thu hồi miền Tây Iriăng của nhân dân Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1927, ngày 25-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 293-294.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 25

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Người tặng Tổng thống Xucácnô Huân chương Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Buổi chiều, Chủ tịch cùng Tổng thống Xucácnô dự buổi họp chào mừng các đại biểu Đoàn thanh niên các dân tộc Việt Nam.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức nhân Đoàn đại biểu Chính phủ Inđônêxia sang thăm hữu nghị nước ta.

- Báo Nhân Dân, số 1927, ngày 25-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 294.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 26

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô dự cuộc mít tinh chào mừng của sinh viên các trường đại học và một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông tổ chức tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Người thay mặt các sinh viên Việt Nam gửi đến các thanh niên và học sinh, sinh viên Inđônêxia “tất cả tình hữu nghị thắm thiết và ý chí thi đua xã hội chủ nghĩa của thanh niên và sinh viên Việt Nam”.

- Báo Nhân Dân, số 1929, ngày 27-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 295-296.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Người dự buổi lễ trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho Tổng thống Xucácnô. Trong diễn văn chào mừng, Người đánh giá cao bác sĩ A.Xucácnô: “Người chiến sĩ gan góc, tiêu biểu cho ý chí quật cường và tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân Inđônêxia”, “Người đã xây dựng nền độc lập và nước Cộng hòa Inđônêxia” và là “Vị lãnh tụ đầu tiên của một nước bạn sẽ mang Huân chương cao quý này của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Trại hè “Bồ câu trắng” của thiếu niên Hà Nội.

- Báo Nhân Dân, số 1930, ngày 28-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 296.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi mít tinh chào mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô tổ chức tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Người đã ca ngợi tình hữu nghị đoàn kết giữa nhân dân hai nước:

“Nước xa mà lòng chẳng xa,

Thật là bầu bạn thật là anh em”.

Cùng ngày, Người dự tiệc do Tổng thống Xucácnô chiêu đãi.

- Báo Nhân Dân, số 1931, ngày 29-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 475.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô ra sân bay Gia Lâm Hà Nội lên đường về nước.

Trong lời tiễn, Người đã bày tỏ tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Nam bằng bốn câu thơ:

“Nhớ nhung trong lúc chia tay,

Tấm lòng lưu luyến cùng bay theo Người.

Người về Tổ quốc xa khơi,

Chúc Người thắng lợi, chúc Người bình an”.

- Báo Nhân Dân, số 1932, ngày 30-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 297-298.

Năm 1959. Tháng 8, trước ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 ngày tuyên bố Độc lập của nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1980, ngày 17-8-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 325.

Năm 1959. Tháng 10, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 43/SL tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Lệnh gốc lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 355.

Năm 1960. Tháng 01, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn tới Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô về việc Giava và nhiều nơi khác bị lụt nặng.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 85.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn bác sĩ D.Giuanđa, quyền Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia đã chúc mừng sinh nhật Người.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 106.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp Ngày sinh lần thứ 59.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 108.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 09

Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu hữu nghị Inđônêxia đến chào Người nhân dịp Đoàn sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2274, ngày 10-6-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 482.

Năm 1960. Tháng 8, trước ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 Quốc khánh nước Cộng hòa Inđônêxia.

Người đánh giá cao thành tích mà nhân dân Inđônêxia dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Xucácnô thu được trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc và xây dựng Inđônêxia. Người chúc: “Nhân dân Inđônêxia thu nhiều thành tích hơn nữa và mau chóng thu hồi miền Tây Iriăng, làm cho Tổ quốc Inđônêxia ngày càng giàu mạnh”.

- Báo Nhân Dân, số 2342, ngày 17-8-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 517.

Năm 1961. Tháng 02, ngày 02

Báo Nhân dân, số 2511 đăng điện thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Inđônêxia vừa bị nạn lũ gây thiệt hại lớn về người và của.

- Báo Nhân Dân, số 2511, ngày 02-02-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 19.

Năm 1961. Tháng 6, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 60 của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 2634, ngày 07-6-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 89.

Năm 1961. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Xucácnô, nhân kỷ niệm lần thứ 16 Quốc khánh nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 2705, ngày 17-8-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 119.

Năm 1961. Tháng 11, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn nghệ thuật Inđônêxia sang thăm và biểu diễn ở nước ta.

Người nói chuyện thân mật với các nghệ sĩ trong đoàn và nhờ đoàn chuyển lời thăm hỏi của Người tới Tổng thống Xucácnô, các vị lãnh đạo Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 2801, ngày 22-11-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 153.

Năm 1961. Tháng 11, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 59-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 155.

Năm 1961. Tháng 12, trước ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Inđônêxia Xucácnô, thông báo về tình hình nghiêm trọng ở miền Nam Việt Nam do đế quốc Mỹ gây ra. (Bức thư do đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chuyển cho Tổng thống Xucácnô ngày 1-12-1961).

- Báo Nhân Dân, số 2811, ngày 2-12-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 158.

Năm 1961. Tháng 12, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông Alimuarơxít, Đại biện lâm thời Inđônêxia tại Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 195.

Năm 1962. Tháng 01, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Tổng thống Inđônêxia Xucácnô, lên án bọn đế quốc âm mưu ám hại Tổng thống và bày tỏ sự vui mừng khi biết tin Tổng thống được bình yên.

- Báo Nhân Dân, số 2853, ngày 13-1-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 180.

Năm 1962. Tháng 01, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Hội đồng toàn quốc các Công đoàn Inđônêxia sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 200.

Năm 1962. Tháng 7, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tổng lãnh sự Inđônêxia đến chào từ biệt để về nước.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Inđônêxia D.N.Aiđích đã gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm tám năm ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam.

-   Báo Nhân Dân, số 3052, ngày 2-8-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 261.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 17 Quốc khánh Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 3067, ngày 16-8-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 266.

Năm 1962. Tháng 9, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Tổng lãnh sự Inđônêxia.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 214.

Năm 1962. Tháng 9, ngày 20

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang sân bay Gia Lâm đón Đoàn đại biểu Inđônêxia do Bà Tổng thống Háctini Xucácnô dẫn đầu sang thăm nước ta. Trong diễn văn chào mừng, Chủ tịch tin tưởng rằng chuyến đi thăm Việt Nam của bà Tổng thống sẽ thắt chặt và phát triển hơn nữa tình hữu nghị sẵn có giữa nhân dân hai nước.

Chiều, tại Phủ Chủ tịch, Người cùng bà Háctini Xucácnô và các vị khách quý Inđônêxia vui liên hoan với các cháu thiếu nhi Thủ đô đến chào mừng.

Tối, cũng tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch mở tiệc chiêu đãi Đoàn đại biểu Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 3100, ngày 20-9-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 286.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Inđônêxia (Tiếp theo)

Năm 1962. Tháng 9, ngày 22

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 44-LCT, tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho bà Háctini Xucácnô có công ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Inđônêxia.

Trưa, tại Phủ Chủ tịch, Người cùng một số vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta dự tiệc chiêu đãi do bà Háctini Xucácnô mời.

Chiều, cũng tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho bà Háctini Xucácnô. Trong buổi Lễ, Người nói: “Bà là người phụ nữ đầu tiên của một nước bạn sẽ mang Huân chương cao quý này của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…, là người có công lao trong việc thắt chặt hơn nữa tình anh em giữa hai nước chúng ta”.

Tối, Người dự tiệc chiêu đãi do Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời bà Háctini Xucácnô và các vị cùng đi.

- Báo Nhân Dân, số 3103, ngày 23-9-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 288-289.

Năm 1962. Tháng 9, ngày 23

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ tiễn bà Háctini Xucácnô và các vị khách quý Inđônêxia tiếp tục cuộc hành trình thăm hữu nghị các nước.

Trong lời tiễn bà Tổng thống, người bày tỏ tình cảm quyến luyến trước lúc chia tay và kết thúc bằng hai câu thơ:

“Tiễn đưa, xin gửi một lời.

Mối tình hữu nghị, muôn đời không phai”.

- Báo Nhân Dân, số 3104, ngày 24-9-1962.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 623.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 289.

Năm 1963. Tháng 3, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn với Tổng thống Xucácnô khi được tin nạn núi lửa ở Bali và nạn lụt ở Tây Nam Calimantan đã gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân Inđônêxia. Người nhờ Tổng thống chuyển lời thăm hỏi và lời an ủi thân thiết tới nhân dân những vùng bị nạn.

- Báo Nhân Dân, số 3286, ngày 26-3-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 50.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 368.

Năm 1963. Tháng 4, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Tổng thống Xucácnô chào mừng thắng lợi mới của Cộng hòa Inđônêxia thu hồi lại được miền Tây Iriăng.

Bức điện có đoạn: “Đó là thắng lợi của chính nghĩa, thắng lợi của một dân tộc anh hùng kiên quyết chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc để thống nhất đất nước mình. Thắng lợi đó góp phần đẩy nhanh quá trình diệt vong của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á và trên thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 3323, ngày 03-5-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 56.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 381.

Năm 1963. Tháng 5, ngày 16

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Inđônêxia. Người ân cần hỏi thăm sức khoẻ các đại biểu và nhờ chuyển lời thăm hỏi của Người tới anh chị em công nhân, lao động và các cháu thiếu nhi Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 3337, ngày 17-5-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 75-76.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 393.

Năm 1963. Tháng 6, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng ngày sinh lần thứ 62 của Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô. “Chúc Tổng thống mạnh khoẻ, sống lâu để lãnh đạo nhân dân Inđônêxia anh em thu nhiều thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, góp phần bảo vệ hòa bình ở Châu Á và trên thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 3359, ngày 08-6-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 402.

Năm 1963. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Tổng thống Xucácnô nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 18 của nước Cộng hòa Inđônêxia. “Chúc nhân dân Inđônêxia anh dũng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng thống thu được nhiều thành tích to lớn trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, trong công cuộc xây dựng đất nước Inđônêxia giàu mạnh và trong sự nghiệp đoàn kết các nước Á - Phi theo tinh thần Băngđung, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

- Báo Nhân Dân, số 3429, ngày 17-8-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 425-426.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp Đại hội GANEFO (Tổ chức thể thao của các lực lượng mới trỗi dậy) lần thứ nhất được tổ chức tại Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 3512, ngày 09-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 455-456.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp bà Xupơin - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Inđônêxia đến chào trước khi bà lên đường về nước.

- Báo Nhân Dân, số 3519, ngày 16-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 459.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 25

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghệ thuật của Hội Lêcra Inđônêxia (Hội Liên hiệp văn hóa dân gian Inđônêxia) đang ở thăm và biểu diễn tại nước ta.

- Báo Nhân Dân, số 3529, ngày 26-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 464.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 51-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật của Hội Lêcra Inđônêxia sang biểu diễn tại Việt Nam, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 466.

Năm 1964. Tháng 01, trước ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân dịp năm mới.

- Báo Nhân Dân, số 3576, ngày 12-01-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 5.

Năm 1964. Tháng 6, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô, nhân kỷ niệm lần thứ 63 ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 3720, ngày 06-6-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 73.

Năm 1964. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 19 ngày Độc lập nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3791, ngày 16-8-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 99.

Năm 1964. Tháng 8, ngày 17

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của Đại biện lâm thời Cộng hòa Inđônêxia nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3793, ngày 18-8-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 101.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân dịp nước ta và Inđônêxia nâng quan hệ ngoại giao lên hàng đại sứ.

- Báo Nhân Dân, số 3811, ngày 06-9-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 109.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu quân sự nước Cộng hòa Inđônêxia do Trung tướng - Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Inđônêxia Môcôginta làm Trưởng đoàn đang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3849, ngày 14-10-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 125-126.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng bàn Inđônêxia sang thăm và thi đấu giao hữu tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3874, ngày 08-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 139.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô, khẳng định sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia - chống đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc.

- Báo Nhân Dân, số 3944, ngày 17-01-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 178.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện với ông Xucrítxnô - Đại sứ đầu tiên của nước Cộng hòa Inđônêxia tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4018, ngày 03-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 216.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô và các vị đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước Á - Phi tham dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Băngđung, tổ chức tại Inđônêxia. Người nêu lên ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Băngđung: “Lịch sử trong 10 năm qua đã chứng minh một cách hùng hồn sự đúng đắn, sức mạnh và sức sống của những nguyên tắc đã được nêu ra ở Băngđung”. Người lên án đế quốc Mỹ mặc dù đã thất bại, nhưng vẫn ngoan cố xúc tiến những hành động xâm lược chống lại các lực lượng mới trỗi dậy trên thế giới. Chúng đã thực hiện chính sách chiến tranh hiếu chiến ở Việt Nam: Tăng cường lực lượng Mỹ và chư hầu để mở rộng chiến tranh ở miền Nam và bắn phá miền Bắc Việt Nam. Hành động đó của Mỹ và chư hầu là một nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh của các dân tộc Đông Dương và Đông Nam Á.

Người khẳng định: “Nhân dân Việt Nam yêu hòa bình nhưng quyết không bao giờ lùi bước trước bất kỳ một sự đe dọa nào của bọn đế quốc. Hơn 30 triệu nhân dân Việt Nam, đoàn kết muôn người như một, quyết tâm đánh bại bọn xâm lược Mỹ cho đến thắng lợi cuối cùng để bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mình”.

- Báo Nhân Dân, số 4020, ngày 05-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 216-217.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 4042, ngày 27-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 230.

Năm 1965. Tháng 5, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Inđônêxia nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đảng Cộng sản Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 4067, ngày 23-5-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 246-247.

Năm 1965. Tháng 6, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân kỷ niệm lần thứ 64 ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 4081, ngày 06-6-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 248-249.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Inđônêxia do Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Đối ngoại Karen Supít dẫn đầu đang ở thăm Việt Nam.

- Vũ Kỳ: Sổ công tác, tài liệu do đồng chí Vũ Kỳ cung cấp.

- Báo Nhân Dân, số 4145, ngày 9-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 280-281.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 12

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng tổ chức chiêu đãi tiễn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 4149, ngày 13-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 283.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày tuyên bố Độc lập của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4153, ngày 17-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 285.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 17

Tại Câu lạc bộ Quốc tế, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự mít tinh kỷ niệm lần thứ 20 ngày tuyên bố Độc lập của nước Cộng hòa Inđônêxia.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi do Đại sứ Inđônêxia tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày tuyên bố Độc lập của nước này.

- Nhật ký bảo vệ Bác Hồ, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tr. 10.

- Báo Nhân Dân, số 4154, ngày 18-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 285-286.

Năm 1965. Tháng 9, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Agam Vítxpi, phóng viên báo Harian Rắciát, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Inđônêxia.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 298.

Năm 1965. Tháng 10, trước ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện thăm hỏi sức khoẻ Tổng thống Inđônêxia A.Xucácnô.

- Báo Nhân Dân, số 4203, ngày 07-10-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 304.

Năm 1965. Tháng 10, ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Hội nghị quốc tế chống căn cứ quân sự của nước ngoài họp tại Giacácta (Inđônêxia).

- Báo Nhân Dân, số 4217, ngày 21-10-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 307.

Năm 1966. Tháng 3, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Inđônêxia.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 451.

Năm 1966. Tháng 3, ngày 25

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tiễn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Inđônêxia lên đường về nước.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 453.

Năm 1966. Tháng 08, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân kỷ niệm lần thứ 21 ngày Quốc khánh nước này.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 121.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 442.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Irắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn chúc mừng nhân kỷ niệm sinh nhật Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương (nay gọi là Inđônêxia) A.Xucácnô.

- Báo Nhân Dân, số 465, ngày 11-6-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 97.

Năm 1956. Tháng 6, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương A. Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 55 Ngày sinh của Tổng thống.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 177.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 289.

Năm 1956. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Nam Dương A. Xucácnô nhân kỷ niệm ngày nước này tuyên bố độc lập.

- Báo Nhân Dân, số 896, ngày 17-8-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 322.

Năm 1957. Tháng 01, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Tổng lãnh sự Inđônêxia và phu nhân đến chúc Tết Người.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 391.

Năm 1957. Tháng 02, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu sinh viên Inđônêxia sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954-1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr. 129.

Năm 1957. Tháng 02, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại biểu Hội Hữu nghị Inđônêxia - Tiệp Khắc thăm Việt Nam.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 399.

Năm 1957. Tháng 5, ngày 05

Sáng, tại vườn hoa trong Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp Đoàn đại biểu Công đoàn Inđônêxia đang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1154, ngày 06-5-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 440-441.

Năm 1957. Tháng 6, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A. Xucácnô, nhân kỷ niệm Ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 1186, ngày 07-6-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 459-460.

Năm 1957. Tháng 12, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô bình yên trong vụ bọn phản động mưu sát Tổng thống. Người lên án hành động dã man của chúng và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân bị giết hại trong vụ mưu sát.

- Báo Nhân Dân, số 1367, ngày 6-12-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 563-564.

Năm 1959. Tháng 01, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu báo chí Inđônêxia đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1773, ngày 20-01-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Inđônêxia. Cùng đi có: Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Phủ Thủ tướng Phan Mỹ, ông Rađen Xucácnô - Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Inđônêxia tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phu nhân.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghé qua Rănggun (Thủ đô Miến Điện), Tổng thống U Vin Môn, Thủ tướng Nê Uyn và nhiều vị cao cấp trong Chính phủ Miến Điện đã nồng nhiệt đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn. Nhân dịp này, báo Người Miến Điện số ra ngày 26-02-1959 đã đăng xã luận có đoạn viết: “Dù thời gian Chủ tịch lưu lại Miến Điện rất ngắn, chúng ta vẫn hoan nghênh Chủ tịch không những như một trong những vĩ nhân lỗi lạc nhất Châu Á sau chiến tranh mà còn như một nhân vật lịch sử của Châu Á”.

- Báo Nhân Dân, số 1810, 1811, ngày 26 và ngày 27-02-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đến Inđônêxia. Tổng thống Xucácnô và các vị cao cấp trong Chính phủ và Quân đội Inđônêxia đã ra tận sân bay đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị trong Đoàn.

Trên đường đến Giacácta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn ghé thăm Mêđăng, địa đầu của Inđônêxia.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đến Giacácta. Đọc diễn từ trong lễ đón, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong cuộc đi thăm Inđônêxia lần này sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị anh em sẵn có giữa hai nước và góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết của các nước Á - Phi để bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

- Báo Nhân Dân, số 1812, ngày 01-3-1959.

Năm 1959. Tháng 02, ngày 28

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm, nói chuyện trước Quốc hội Inđônêxia, thăm Tổng thống Xucácnô, Thủ tướng Giuanđa, Chủ tịch Quốc hội Xáctônô và một số vị cao cấp Chính phủ Inđônêxia. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Giuanđa đã hội đàm về các vấn đề thuộc lợi ích chung của hai nước.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đã đặt hoa tại lâu đài Tuyên ngôn Độc lập và mộ anh hùng liệt sĩ ở Giacácta.

Buổi trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu nông dân làng Paxa Rebu (ngoại ô Giacácta) đến chào mừng. Các đại biểu tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nông sản do mình làm ra.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các Đoàn đại biểu thanh niên, phụ nữ Giacácta đến chào mừng. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu báo chí Inđônêxia mới sang thăm Việt Nam về.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn dự chiêu đãi do Tổng thống Xucácnô tổ chức tại Dinh Độc lập. Trong diễn từ đọc tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Toàn thể nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm khôi phục miền Tây Iriăng của nhân dân Inđônêxia anh em và nhân dân Việt Nam tin chắc rằng nhân dân Inđônêxia cũng đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh giành thống nhất hòa bình đất nước Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1813, ngày 02-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 351.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn thăm thành phố Bôgô (nằm phía Tây Giava). Tổng thống Xucácnô cùng đi với Người và Đoàn.

Tại Bôgô, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm nơi nghỉ mát thứ nhất của Tổng thống Xucácnô, tham dự buổi biểu diễn văn nghệ của nhân dân địa phương đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn.

- Báo Nhân Dân, số 1814, ngày 03-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Băngđung, thành phố của Hội nghị lịch sử các nước Á - Phi. Hàng vạn nhân dân Băngđung đã họp mít tinh chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi. Đọc diễn văn tại buổi mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Băngđung trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do và những cống hiến lớn lao của Tổng thống Xucácnô vào sự thành công của Hội nghị Băngđung. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng: “Tinh thần Băngđung ngày nay phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh đã làm lay chuyển đến tận gốc rễ chủ nghĩa thực dân. Thời đại mà chủ nghĩa đế quốc có thể thống trị thế giới đã vĩnh viễn qua rồi”.

Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Xucácnô dự lễ khai mạc Học viện Kỹ thuật ở Băngđung.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ trao tặng bằng “Tiến sĩ danh dự luật học” do Trường Đại học Băngđung tổ chức, gặp gỡ giới báo chí và thăm trụ sở họp Hội nghị Á - Phi năm 1955.

- Báo Nhân Dân, số 1815, ngày 04-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 352-353.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 03

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Gióc Giacácta - Thủ đô của Inđônêxia trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân Hà Lan từ giai đoạn 1946-1950. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hai ngôi tháp nổi tiếng Bôrôbuđua và Menđút, tiếp Giáo sư Puốcvôđiningrát, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình của Inđônêxia, tiếp các đoàn đại biểu của công nhân, nông dân, phụ nữ và nghệ sĩ địa phương đến chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Xôlô. Người tặng nhân dân Xôlô lá cờ của tỉnh Hải Dương mang dòng chữ “Tình hữu nghị giữa nhân dân Inđônêxia và nhân dân Việt Nam”, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm trại thương binh và tàn tật.

- Báo Nhân Dân, số 1816, ngày 05-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm thành phố Xurabaiya, một trung tâm công nghiệp lớn của Inđônêxia và cũng là một trung tâm thương mại quan trọng ở Viễn Đông.

- Báo Nhân Dân, số 1817, ngày 06-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn dự cuộc mít tinh của hơn 20 vạn nhân dân Xurabaiya chào mừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện thân mật với nhân dân địa phương. Lúc đầu, Người đã nói bằng tiếng Inđônêxia. Tiếp đó, Người đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo Inđônêxia và quốc tế.

Buổi trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm đảo Bali, một đảo ở đông Giava nổi tiếng về cảnh đẹp và nghệ thuật ca múa.

- Báo Nhân Dân, số 1818, ngày 07-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn thăm làng Ubút, một căn cứ kháng chiến của du kích Inđônêxia trước đây. Sau đó Người về thành Đenpara - thủ phủ đảo Bali và dự cuộc mít tinh của nhân dân địa phương tổ chức chào mừng Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhân dân Bali lá Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Bali tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh thanh kiếm ngắn nạm vàng gọi là Kêri.

- Báo Nhân Dân, số 1819, ngày 08-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 07

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn về Giacácta.

Chiều, Tổng thống Xucácnô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương “Du kích Mêđăng”. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp báo.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Tổng thống Xucácnô và các vị cao cấp trong Chính phủ Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1820, ngày 09-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn rời Thủ đô Giacácta về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1821, ngày 10-3-1959.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Inđônêxia Aiđích nhân dịp ông đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 1847, ngày 29-3-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 246.

Năm 1959. Tháng 6, trước ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 1908, ngày 06-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 287.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đón Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Tổng thống và Đoàn đại biểu Chính phủ Inđônêxia. Trong bài diễn văn đọc tại bữa tiệc, Người đặc biệt nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và khẳng định lại sự ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh đòi thu hồi miền Tây Iriăng của nhân dân Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1927, ngày 25-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 293-294.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 25

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Người tặng Tổng thống Xucácnô Huân chương Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Buổi chiều, Chủ tịch cùng Tổng thống Xucácnô dự buổi họp chào mừng các đại biểu Đoàn thanh niên các dân tộc Việt Nam.

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức nhân Đoàn đại biểu Chính phủ Inđônêxia sang thăm hữu nghị nước ta.

- Báo Nhân Dân, số 1927, ngày 25-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 294.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 26

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô dự cuộc mít tinh chào mừng của sinh viên các trường đại học và một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông tổ chức tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Người thay mặt các sinh viên Việt Nam gửi đến các thanh niên và học sinh, sinh viên Inđônêxia “tất cả tình hữu nghị thắm thiết và ý chí thi đua xã hội chủ nghĩa của thanh niên và sinh viên Việt Nam”.

- Báo Nhân Dân, số 1929, ngày 27-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 295-296.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Nhà máy cơ khí Hà Nội.

Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Người dự buổi lễ trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho Tổng thống Xucácnô. Trong diễn văn chào mừng, Người đánh giá cao bác sĩ A.Xucácnô: “Người chiến sĩ gan góc, tiêu biểu cho ý chí quật cường và tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân Inđônêxia”, “Người đã xây dựng nền độc lập và nước Cộng hòa Inđônêxia” và là “Vị lãnh tụ đầu tiên của một nước bạn sẽ mang Huân chương cao quý này của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô thăm Trại hè “Bồ câu trắng” của thiếu niên Hà Nội.

- Báo Nhân Dân, số 1930, ngày 28-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 296.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi mít tinh chào mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô tổ chức tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Người đã ca ngợi tình hữu nghị đoàn kết giữa nhân dân hai nước:

“Nước xa mà lòng chẳng xa,

Thật là bầu bạn thật là anh em”.

Cùng ngày, Người dự tiệc do Tổng thống Xucácnô chiêu đãi.

- Báo Nhân Dân, số 1931, ngày 29-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 475.

Năm 1959. Tháng 6, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô ra sân bay Gia Lâm Hà Nội lên đường về nước.

Trong lời tiễn, Người đã bày tỏ tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Nam bằng bốn câu thơ:

“Nhớ nhung trong lúc chia tay,

Tấm lòng lưu luyến cùng bay theo Người.

Người về Tổ quốc xa khơi,

Chúc Người thắng lợi, chúc Người bình an”.

- Báo Nhân Dân, số 1932, ngày 30-6-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 297-298.

Năm 1959. Tháng 8, trước ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 ngày tuyên bố Độc lập của nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 1980, ngày 17-8-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 325.

Năm 1959. Tháng 10, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 43/SL tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Lệnh gốc lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 355.

Năm 1960. Tháng 01, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn tới Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô về việc Giava và nhiều nơi khác bị lụt nặng.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 85.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn bác sĩ D.Giuanđa, quyền Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia đã chúc mừng sinh nhật Người.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 106.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp Ngày sinh lần thứ 59.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 108.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 09

Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu hữu nghị Inđônêxia đến chào Người nhân dịp Đoàn sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2274, ngày 10-6-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 482.

Năm 1960. Tháng 8, trước ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 Quốc khánh nước Cộng hòa Inđônêxia.

Người đánh giá cao thành tích mà nhân dân Inđônêxia dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Xucácnô thu được trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc và xây dựng Inđônêxia. Người chúc: “Nhân dân Inđônêxia thu nhiều thành tích hơn nữa và mau chóng thu hồi miền Tây Iriăng, làm cho Tổ quốc Inđônêxia ngày càng giàu mạnh”.

- Báo Nhân Dân, số 2342, ngày 17-8-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 517.

Năm 1961. Tháng 02, ngày 02

Báo Nhân Dân số 2511 đăng điện thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Inđônêxia vừa bị nạn lũ gây thiệt hại lớn về người và của.

- Báo Nhân Dân, số 2511, ngày 02-02-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 19.

Năm 1961. Tháng 6, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 60 của Tổng thống.

- Báo Nhân Dân, số 2634, ngày 7-6-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 89.

Năm 1961. Tháng 8, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Xucácnô, nhân kỷ niệm lần thứ 16 Quốc khánh nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 2705, ngày 17-8-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 119.

Năm 1961. Tháng 11, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn nghệ thuật Inđônêxia sang thăm và biểu diễn ở nước ta.

Người nói chuyện thân mật với các nghệ sĩ trong đoàn và nhờ đoàn chuyển lời thăm hỏi của Người tới Tổng thống Xucácnô, các vị lãnh đạo Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 2801, ngày 22-11-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 153.

Năm 1961. Tháng 11, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 59-LCT tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Inđônêxia.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 155.

Năm 1961. Tháng 12, trước ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Inđônêxia Xucácnô, thông báo về tình hình nghiêm trọng ở miền Nam Việt Nam do đế quốc Mỹ gây ra. (Bức thư do đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chuyển cho Tổng thống Xucácnô ngày 01-12-1961).

- Báo Nhân Dân, số 2811, ngày 2-12-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 158.

Năm 1961. Tháng 12, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông Alimuarơxít, Đại biện lâm thời Inđônêxia tại Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 195.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Mông Cổ

Năm 1955. Tháng 02, ngày 10

17 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quốc thư của Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ ủy nhiệm ông Bayanbato Ôsiabát làm Công sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam.

Trong đáp từ, Người ca ngợi tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mông Cổ và tin tưởng rằng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước sẽ ngày càng phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 347, ngày 12-2-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 35-36.

Năm 1955. Tháng 02, ngày 20

17 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi Công sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ tại Việt Nam Bayanbato Ôsiabát.

- Báo Nhân Dân, số 358, ngày 23-2-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 40.

Năm 1955. Tháng 7, ngày 8

10 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đến Thủ đô Ulan Bato, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

11 giờ 30, Người dự và đọc lời phát biểu trong cuộc mít tinh của 5 vạn nhân dân Thủ đô Ulan Bato chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ ta.

Người gửi lời chào của nhân dân Việt Nam tới nhân dân Mông Cổ và bày tỏ niềm tin tưởng tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mông Cổ sẽ ngày càng phát triển và bền vững.

Chiều, Người đến Quảng trường Xukhê Bato, vào Lăng viếng Xukhê Bato, nhà sáng lập nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Sau đó, Người thăm Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Sinh vật học - khoáng sản, một ngôi chùa và một làng Mông Cổ.

Tối, Người dự chiêu đãi của Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Xêđenban.

- Báo Nhân Dân, số 494, ngày 10-7-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 115.

Năm 1955. Tháng 11, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Trưởng đoàn đại biểu nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Mingiuarơ mang quà tặng của Chính phủ và nhân dân Mông Cổ giúp nhân dân Việt Nam góp phần giải quyết khó khăn sau kháng chiến.

- Báo Nhân Dân, số 625, ngày 18-11-1955.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 183.

Năm 1956. Tháng 7, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Xămbu nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 859, ngày 11-7-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 301.

Năm 1956. Tháng 8, ngày 30

17 giờ 30, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận Quốc thư của Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Ủy nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau đó, Người đọc đáp từ ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ, cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Mông Cổ đối với nhân dân ta trong công cuộc khôi phục kinh tế và đấu tranh thống nhất đất nước. Người tin tưởng mối quan hệ hữu nghị đó sẽ được củng cố và phát triển.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 240-245.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 327-328.

Năm 1957. Tháng 7, trước ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng các ông Xămbu và I.Xêđenban, nhân dịp các ông được bầu lại làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 1226, ngày 17-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 489.

Năm 1957. Tháng 8, ngày 31

16 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mông Cổ tại Việt Nam và nhận Quốc thư của Chủ tịch Đoàn Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Phát biểu tại lễ trình Quốc thư, Người đánh giá cao những thành tựu của nhân dân Mông Cổ trong công cuộc xây dựng đất nước và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 1272, ngày 1-9-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 529.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 26

Tối 25-2-1958, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng Đoàn Nghệ thuật Mông Cổ Huân chương Lao động hạng Nhất và lá cờ thêu bốn chữ: “Đoàn kết hữu nghị”. Tiếp đó, Người dự buổi liên hoan tiễn Đoàn về nước.

- Báo Nhân Dân, số 1447, ngày 26-02-1958.

Năm 1959. Tháng 8, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ trình Quốc thư của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ do đồng chí Đ.Savarơ, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam trình.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 62.

Năm 1959. Tháng 8, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ đến thăm Người.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 328.

Năm 1959. Tháng 8, ngày 31

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ.

Buổi tối, Người mở tiệc chiêu đãi Đoàn. Sau đó, Người và các vị trong Đoàn cùng xem bộ phim Việt Nam “Nước về Bắc - Hưng - Hải” được tặng Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Mátxcơva.

- Báo Nhân Dân, số 1994, ngày 01-9-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 329.

Năm 1959. Tháng 9, ngày 01

Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Thủ tướng Chính phủ chiêu đãi Đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 1996, ngày 02-9-1959.

Năm 1959. Tháng 9, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ ký Tuyên bố chung về cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam và Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 1999, ngày 06-9-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 334.

Năm 1959. Tháng 9, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam chiêu đãi nhân dịp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2000, ngày 07-9-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 334-335.

Năm 1959. Tháng 12, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ và chuyên gia cùng phái đoàn viện trợ gia súc của Mông Cổ mang gia súc tặng nhân dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2098, ngày 14-12-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 380.

Năm 1960. Tháng 7, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Ôiunu Khốtbaia, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đến trình Quốc thư.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 114.

Năm 1960. Tháng 7, ngày 11

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc khánh lần thứ 39 nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 116.

Năm 1960. Tháng 8, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ sang dự Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 120.

Năm 1960. Tháng 9, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận Huân chương Xukhê Bato, Huân chương cao nhất của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ do Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ sang dự Quốc khánh và dự Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam thay mặt Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ trao tặng.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 123.

Năm 1961. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch I.U. Xêđenban, nhân kỷ niệm lần thứ 40 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

Cùng ngày, theo đề nghị của Đài Phát thanh Mông Cổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời chúc mừng Quốc khánh Mông Cổ, nêu rõ những thành tựu của nhân dân Mông Cổ trong 40 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng, đặc biệt là trong năm 1960 đã hòan thành vượt mức thời hạn kế hoạch ba năm.

Nhân dịp này, Người gửi đến Đảng, Chính phủ và nhân dân Mông Cổ lời cảm ơn chân thành về sự ủng hộ nhiệt tình đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà hiện nay.

- Báo Nhân Dân, số 2668, ngày 11-7-1961.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr. 372-373.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 100-101.

Năm 1961. Tháng 7, ngày 11

Tối, tại Câu lạc bộ Quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 2669, ngày 12-7-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 102.

Năm 1961. Tháng 12, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Khốtbaia, Đại sứ Mông Cổ đến chào từ biệt.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 195.

Năm 1962. Tháng 02, ngày 17

Chiều, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ Mông Cổ Đenđêvin Xêreuđodơ tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2888, ngày 18-02-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 196.

Năm 1962. Tháng 3, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 10-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn xiếc quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ sang biểu diễn tại Việt Nam.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 208-209.

Năm 1962. Tháng 3, trước ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn xiếc nhân dân Trung ương của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 2913, ngày 15-3-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 209.

Năm 1962. Tháng 6, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện mừng tới Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội Gi. Xămbu và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U. Xêđenban, nhân kỷ niệm một năm Ngày ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Mông Cổ (25-6).

- Báo Nhân Dân, số 3014, ngày 25-6-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 244.

Năm 1963. Tháng 7, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội Gi.Xămbu và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U. Xêđenban nhân dịp hai ông được tái cử chức vụ cũ.

- Báo Nhân Dân, số 3391, ngày 10-7-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 414.

Năm 1963. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 42 Quốc khánh của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3392, ngày 11-7-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 415.

Năm 1964. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U.Xêđenban, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Gi. Xămbu nhân kỷ niệm lần thứ 43 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3755, ngày 11-7-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 82.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 55-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho chuyên gia Mông Cổ, bác sĩ thú y S.Gom Bátxuren đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, nhân viên chăn nuôi, thú y.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 158.

Năm 1965. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mông Cổ I.U. Xêđenban, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Gi.Xămbu nhân kỷ niệm lần thứ 44 Ngày Quốc khánh của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4116, ngày 11-7-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 259.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 75-LCT, bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Thu làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 284.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 4-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho bác sĩ thú y, chuyên gia Mông Cổ đã giúp Việt Nam về kỹ thuật thú y và chăn nuôi.

- Lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 349.

Năm 1966. Tháng 6, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng Đại hội lần thứ XV Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 99-100.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 417.

Năm 1966. Tháng 6, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Gi.Xămbu, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mông Cổ I.U.Xêđenban nhân kỷ niệm 5 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 4462, ngày 25-6-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 419.

Năm 1966. Tháng 7, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Gi.Xămbu, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U.Xêđenban nhân dịp các ông được bầu lại giữ chức vụ cũ.

- Báo Nhân Dân, số 4476, ngày 09-7-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 426.

Năm 1966. Tháng 7, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Gi.Xămbu, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U.Xêđenban nhân kỷ niệm lần thứ 45 Ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4478, ngày 11-7-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 426-427.

Năm 1966. Tháng 9, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ Cộng hòa nhân dân Mông Cổ Đ. Batha mới sang nhậm chức tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4535, ngày 07-9-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 449.

Năm 1966. Tháng 9, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U.Xêđenban nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày sinh của ông.

- Báo Nhân Dân, số 4548, ngày 20-9-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 452-453.

Năm 1967. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 46 ngày Quốc khánh của Mông Cổ.

- Báo Nhân Dân, số 4840, ngày 11-7-1967.

Năm 1967. Tháng 12, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ do Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ - Sonomưn Lúpxan dẫn đầu, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đến chào Chủ tịch.

- Báo Nhân Dân, số 5007, ngày 26-12-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 153-154.

Năm 1968. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đoàn đại biểu nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ do ông J.Giamian làm Trưởng đoàn sang thăm hữu nghị nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn sự nhiệt tình của nhân dân Mông Cổ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 5204, ngày 12-7-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 233.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 48 Quốc khánh của Mông Cổ. Cùng ngày, Người cùng các đồng chí Trường Chinh và Phạm Văn Đồng gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Gi.Xămbu, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.U.Xêđenban nhân dịp các đồng chí được bầu giữ các chức vụ trên.

- Báo Nhân Dân, số 5566, ngày 11-7-1969.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Miến Điện (Mianma)

            Năm 1955. Tháng 01, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Ba U và Thủ tướng U Nu, nhân Ngày tuyên bố độc lập của Liên bang Miến Điện (04-01-1948).

- Báo Nhân Dân, số 310, ngày 05-01-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 6.

            Năm 1955. Tháng 6, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn chúc mừng sinh nhật Thủ tướng Liên bang Miến Điện U Nu.

- Báo Nhân Dân, số 458, ngày 04-6-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 94.

            Năm 1956. Tháng 01, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Liên bang Miến Điện Ba U nhân kỷ niệm lần thứ tám ngày nước này tuyên bố độc lập.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 108.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr. 211.

            Năm 1957. Tháng 01, ngày 18

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Liên bang Miến Điện nhân dịp kỷ niệm lần thứ chín Ngày tuyên bố độc lập.

- Báo Nhân Dân, số 1049, ngày 18-01-1957.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 292.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 385.

            Năm 1957. Tháng 3, ngày 17

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ông U Vin Môn nhân dịp ông được cử giữ chức Tổng thống Liên bang Miến Điện.

- Báo Nhân Dân, số 1105, ngày 17-3-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 417.

            Năm 1958. Tháng 01, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 159.

            Năm 1958. Tháng 02, ngày 14

            Nhận lời mời của Chính phủ Liên bang Miến Điện, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sang thăm hữu nghị chính thức Liên bang Miến Điện từ ngày 14 đến ngày 17-02-1958.

            Cùng ngày, Người đã đến Rănggun (Thủ đô Miến Điện). Người và Đoàn đại biểu Chính phủ ta đã được Tổng thống U Vin Môn, Thủ tướng U Nu, các vị trong Chính phủ và nhân dân Rănggun đón tiếp rất trọng thể.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 38-39.

            Năm 1958. Tháng 02, ngày 15

            Chủ tịch Hồ Chí Minh dự mít tinh của nhân dân Thủ đô Rănggun chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ ta; thăm nơi kỷ niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Miến Điện; xem Trâu Vàng Souvedagôn, một thắng cảnh nổi tiếng ở Miến Điện và trên thế giới.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 124.

            Năm 1958. Tháng 02, ngày 16

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước các nhà báo Miến Điện và quốc tế về cuộc đi thăm chính thức Liên bang Miến Điện của Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

            Sau khi bày tỏ tình cảm trước sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ và nhân dân Miến Điện đối với Đoàn đại biểu của Chính phủ ta, đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Miến Điện đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước, Người đã đề cập tới một số vấn đề quốc tế quan trọng hiện tại và hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Miến Điện nhất trí. Đó là các vấn đề về: Chính sách ngoại giao hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, về việc thống nhất nước Việt Nam, về những kết quả tốt đẹp trong cuộc đi thăm hữu nghị Liên bang Miến Điện của Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 64-68.

Năm 1958. Tháng 02, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng U Nu ký bản Tuyên bố chung về cuộc đi thăm chính thức Liên bang Miến Điện của Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ trao tặng danh hiệu “Bác sĩ luật học danh dự” cho Người do Trường Đại học Rănggun tổ chức. Sau khi cảm ơn ông Giám đốc, Người đã căn dặn sinh viên của Trường “phải là những cán bộ tốt, đem hết đức tài của mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi xem Quốc hội Miến Điện. Ông bà Thủ tướng U Nu đã biếu Người một bộ áo Miến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rời Miến Điện kết thúc tốt đẹp chuyến đi thăm hữu nghị Liên bang Miến Điện. Trong diễn từ trước khi rời Miến Điện, Người nói: “Cuộc đi thăm Liên bang Miến Điện của chúng tôi kết thúc tốt đẹp. Ngày mai là ngày Tết âm lịch của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi sung sướng được mang về cho đồng bào chúng tôi món quà Tết rất quý báu là lời chúc hữu nghị thắm thiết của nhân dân Liên bang Miến Điện. Chắc chắn rằng đồng bào chúng tôi sẽ rất vui mừng, phấn khởi”.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 127-129.

            Năm 1958. Tháng 4, ngày 23

            Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống Miến Điện U Vin Môn nhân Ngày sinh của Tổng thống.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 179.

            Năm 1958. Tháng 5, ngày 11

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Miến Điện sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 181.

            Năm 1958. Tháng 9, ngày 8

            Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Hội đồng Hòa bình thế giới của Miến Điện.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 18.

            Năm 1958. Tháng 9, ngày 13

            Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Giáo sư U.Oongla, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Miến Điện.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 19.

            Năm 1959. Tháng 11, ngày 03

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Văn hóa Liên bang Miến Điện do ông Thiri Pianchi Chít Thoung - Bộ trưởng Bộ Văn hóa làm Trưởng đoàn sang thăm nước ta.

- Báo Nhân Dân, số 2374, ngày 18-9-1959.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 362.

            Năm 1960. Tháng 4, ngày 17

            Báo Nhân Dân đăng lời chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới U Vin Môn, Tổng thống Liên bang Miến Điện nhân dịp kỷ niệm lần thứ 44 Ngày sinh của Tổng thống.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 98.

            Năm 1960. Tháng 9, ngày 17

            Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 26-LCT tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Văn hóa và hữu nghị Liên bang Miến Điện sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam, đã góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Miến Điện.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc) lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 535.

            Năm 1961. Tháng 01, ngày 04

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Liên bang Miến Điện (Mianma) U Vin Môn nhân kỷ niệm lần thứ 13 ngày Liên bang tuyên bố độc lập: “Chúc tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Miến Điện ngày càng bền vững”.

- Báo Nhân Dân, số 2482, ngày 04-01-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 3.

            Năm 1961. Tháng 4, ngày 16

            Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Tổng thống Liên bang Miến Điện (Mianma) U Vin Môn, nhân kỷ niệm lần thứ 45 Ngày sinh của ông.

- Báo Nhân Dân, số 2583, ngày 16-4-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 62.

            Năm 1961. Tháng 4, ngày 25

            Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai nhà văn Miến Điện.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 160.

            Năm 1962. Tháng 01, trước ngày 05

            Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống và Thủ tướng Liên bang Miến Điện (Mianma) nhân kỷ niệm lần thứ 14 ngày Độc lập của Liên bang.

- Báo Nhân Dân, số 2845, ngày 05-01-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 175.

            Năm 1963. Tháng 10, ngày 10

            Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng đá Liên bang Miến Điện (Mianma). Người đã nói chuyện thân mật và thăm hỏi sức khoẻ các cầu thủ, sau đó chụp ảnh kỷ niệm chung với Đoàn.

- Báo Nhân Dân, số 3483, ngày 11-10-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 442-443.

            Năm 1965. Tháng 01, trước ngày 23

            Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Hội đồng cách mạng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Miến Điện (Mianma) Nêuyn, nhân kỷ niệm lần thứ 17 ngày Độc lập của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3950, ngày 23-01-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 181.

            Năm 1967. Tháng 01, trước ngày 14

            Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng đến Tướng Nêuyn, Chủ tịch Hội đồng cách mạng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ Miến Điện nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 19 của Liên bang Miến Điện (14-01-1967).

- Báo Nhân Dân, số 4681, ngày 31-01-1967.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 15-16.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Nhật Bản

Năm 1956. Tháng 7, ngày 10

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Văn hóa của Uỷ ban đoàn kết châu Á của Nhật Bản đang ở thăm Việt Nam. Nói chuyện với Đoàn, Người cảm ơn Đoàn đã sang thăm và tìm hiểu đất nước Việt Nam và chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển.

- Báo Nhân Dân, số 858, ngày 10-7-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 300-301.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 04

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nhận tặng phẩm của các đại biểu hòa bình Nhật Bản.

- Báo Nhân Dân, số 1214, ngày 5-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 480.

Năm 1960. Tháng 4, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Hòa bình và Hội Hồng thập tự Nhật Bản sang tiếp nhận kiều dân Nhật ở Việt Nam hồi hương.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 97.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn đồng chí Xando Nôxaka, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 106.

Năm 1961. Tháng 8, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Hội nghị quốc tế chống bom nguyên tử họp ở Tôkyô (Nhật Bản).

Bức điện có đoạn: “Để cho những tội ác kinh khủng do đế quốc Mỹ gây ra ở Hirôsima và Nagadaki không bao giờ còn diễn lại, chúng ta kiên quyết đấu tranh chống việc thử bom nguyên tử và bom khinh khí, kiên quyết đấu tranh đòi giải trừ quân bị toàn bộ và triệt để”.

- Báo Nhân Dân, số 2700, ngày 12-8-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 117-118.

Năm 1963. Tháng 5, ngày 16

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các Đoàn đại biểu Hội đồng toàn quốc các công đoàn Nhật Bản, Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn cách mạng Cuba và Đoàn đại biểu Tổng Công hội Inđônêxia. Người ân cần hỏi thăm sức khoẻ các đại biểu và nhờ chuyển lời thăm hỏi của Người tới anh chị em công nhân, lao động và các cháu thiếu nhi Nhật Bản, Cuba, Inđônêxia.

- Báo Nhân Dân, số 3337, ngày 17-5-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 393.

Năm 1963. Tháng 11, ngày 11

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn ca múa dân gian “Oarabida” Nhật Bản. Người ân cần hỏi thăm sức khoẻ và nói chuyện thân mật với ông Trưởng đoàn Hara Tarô và các nghệ sĩ trong đoàn, sau đó cùng chụp ảnh kỷ niệm.

- Báo Nhân Dân, số 3515, ngày 12-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 458.

Năm 1963. Tháng 11, trước ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phóng viên báo Akahata (Cờ Đỏ) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản - về một số câu hỏi liên quan đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, sự nghiệp đấu tranh của đồng bào miền Nam, sự đoàn kết quốc tế, quan hệ giữa hai nước Nhật Bản - Việt Nam, v.v..

Trả lời câu hỏi về đặc điểm và triển vọng của tình hình Việt Nam hiện nay, Người nêu rõ: Chỉ mới hơn chín năm kể từ sau khi hòa bình lập lại (1954), nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã hàn gắn xong vết thương chiến tranh và chia ruộng đất cho dân cày, đã căn bản hòan thành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người và hiện nay đang bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Với quyết tâm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân Việt Nam đang ra sức tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa… Mặc dù còn nhiều khó khăn, miền Bắc nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho công cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

Về tình hình miền Nam, Người khẳng định: Dù phải chịu muôn ngàn đau khổ dưới chế độ tàn khốc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đồng bào miền Nam không bao giờ chịu khuất phục, luôn luôn đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng để tự giải phóng mình, và nhất định sẽ thắng lợi. Cuộc chiến tranh yêu nước của đồng bào miền Nam, dù có khó khăn gian khổ, nhưng với sự ủng hộ của đồng bào cả nước, của nhân dân tiến bộ toàn thế giới (kể cả nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình và công lý), đồng bào miền Nam cuối cùng sẽ là người chiến thắng, miền Nam Việt Nam sẽ được giải phóng hòan toàn.

Người tuyên bố: “Vấn đề miền Nam chỉ có một cách giải quyết là: đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam để nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy công việc của mình, theo tinh thần của Hiệp định Giơnevơ”.

- Báo Nhân Dân, số 3524, ngày 21-11-1963.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 173-176.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 461-462.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 12

Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản đang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3667, ngày 13-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 51.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng tổ chức tiễn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản.

- Báo Nhân Dân, số 3673, ngày 19-4-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 54.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến 12 phố Ngô Quyền tiễn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản về nước.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 292.

Năm 1964. Tháng 7, cuối tháng

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chào mừng Hội nghị thế giới chống bom nguyên tử và khinh khí đang họp tại Nhật Bản. Người khẳng định nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nhật Bản đòi triệt để cấm vũ khí nguyên tử, đòi huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật và tin tưởng Hội nghị sẽ lên án những âm mưu gây chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, động viên nhân dân các nước tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.

- Báo Nhân Dân, số 3776, ngày 01-8-1964.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 302.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 92.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và trả lời phỏng vấn của Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Nhật Bản Iôcô Mátxuôca. Người nêu rõ ý nghĩa cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam không chỉ vì độc lập, thống nhất của nước Việt Nam mà còn vì sự nghiệp chung của phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.

Về triển vọng của sự thống nhất đất nước Việt Nam, Người khẳng định: “Miền Nam nhất định sẽ được giải phóng, sự nghiệp đấu tranh để hòa bình thống nhất đất nước chúng tôi nhất định sẽ thành công”.

Về đặc điểm của công cuộc xây dựng miền Bắc, Người nêu rõ: “Chúng tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh một nước vốn là thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá. Hoàn cảnh ấy cố nhiên gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn. Song, những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn ở sự cần thiết và khả năng của một nước như nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi không phải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Người còn nêu một số vấn đề về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại; về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

- Báo Nhân Dân, số 3811, ngày 06-9-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 107-108.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Nhật Bản sang dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 156-157.

Năm 1965. Tháng 2, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn các nhà văn và phóng viên Vô tuyến truyền hình Nhật Bản.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 187.

Năm 1965. Tháng 3, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng sinh nhật lần thứ 73 của Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Nôxaca Xanđô.

- Báo Nhân Dân, số 4036, ngày 21-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 214-215.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Yôshisa Tacanô, phóng viên báo Acahata, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Người nêu lên vị trí, ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; lên án những hành động của đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh ở miền Nam, trong đó có việc Mỹ hối thúc đàm phán Nhật Bản - Nam Triều Tiên nhằm lôi kéo Nhật tham gia tích cực hơn nữa vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, leo thang đánh phá miền Bắc và khẳng định: Chống lại và làm thất bại những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền sống, đó là quyền thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến đấu yêu nước cho đến thắng lợi cuối cùng. Lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam là Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam, chấm dứt đánh phá miền Bắc. Người đánh giá cao thắng lợi của Hội nghị nhân dân Đông Dương và cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại những âm mưu và hành động của Mỹ.

- Báo Nhân Dân, số 4024, ngày 09-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 218-219.

Năm 1965. Tháng 7, ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn tới đồng chí Nôxaca Xanđô, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 75 của Người.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 393.

Năm 1965. Tháng 7, trước ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Hội nghị Quốc tế lần thứ 11 chống bom nguyên tử và bom khinh khí. Người khẳng định sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đòi triệt để cấm vũ khí hạt nhân, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật Bản; đòi Mỹ trả lại Ôkinaoa và Ôgaxaoara cho Nhật Bản. Người cảm ơn sự ủng hộ của Hội đồng Chống bom nguyên tử và bom khinh khí của nhân dân Nhật Bản đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4131, ngày 26-7-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 273.

Năm 1966. Tháng 2, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Trường Chinh và một số đồng chí lãnh đạo Đảng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản do Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Miyamôtô Kêngi dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4336, ngày 18-02-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 372.

Năm 1966. Tháng 2, ngày 18

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng tổ chức chiêu đãi Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản do Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Tổng Bí thư Miyamôtô Kêngi dẫn đầu đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4337, ngày 19-02-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 373.

Năm 1966. Tháng 02, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc của Trung ương Đảng chiêu đãi Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản.

- Báo Nhân Dân, số 4346, ngày 28-2-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 375.

Năm 1966. Tháng 3, ngày 03

Báo Nhân dân đăng điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị toàn quốc Ngày Bikini (1-3) tại Nhật Bản kỷ niệm ngày thảm họa Bikini.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 449.

Năm 1966. Tháng 3, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn quay phim truyền hình Nhật Bản.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 380.

Năm 1966. Tháng 4, trước ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Đoàn Vô tuyến truyền hình Hãng tin Nihông Đenpa (Nhật Bản) về tình hình cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và một số vấn đề thời sự khác.

Trả lời câu hỏi về đặc điểm của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và triển vọng của nó, Người cho biết cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam ngày càng ác liệt và mở rộng trên cả hai miền Nam Bắc Việt Nam; những thất bại của Mỹ ngày càng nặng nề. Nhân dân Việt Nam càng đoàn kết chiến đấu và thất bại cuối cùng của Mỹ là không thể tránh khỏi.

Trả lời câu hỏi về tình hình Đông Dương, Người cho biết những hành động của đế quốc Mỹ và tay sai đối với Lào và Campuchia là nằm trong âm mưu của Mỹ nhằm mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương; nhân dân Đông Dương sẽ càng đoàn kết, càng kiên quyết chiến đấu.

Trả lời câu hỏi về hoạt động “công tác hòa bình” của Chính phủ Nhật Bản, Người khẳng định, đó là sự phụ họa với chiến dịch lừa bịp “đi tìm hòa bình” của Tổng thống Mỹ Giônxơn; nếu Chính phủ Nhật Bản muốn thật sự đóng góp vào việc lập lại hòa bình ở Việt Nam thì phải chấm dứt hành động đó.

Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của bức thư của Người gửi các vị đứng đầu các nước (ngày 24-1-1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, lập trường của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nêu trong bức thư là chính nghĩa; lập trường đó đang được Chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới đồng tình ủng hộ. Người đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước sự đồng tình, ủng hộ quý báu đó.

- Báo Nhân Dân, số 4389, ngày 12-4-1966.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 70-73.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 392-393.

Năm 1966. Tháng 12, ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của các báo Nhật Bản Chunichi Simbun, Tôkyô Simbun, Nisi, Nihông Simbun và Hôkaiđô Simbun, cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của báo Nhật Bản Akahata. Trả lời câu hỏi về việc Mỹ cho máy bay bắn phá khu vực nội thành Hà Nội và âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, Người nêu rõ những thắng lợi quan trọng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở cả hai miền Nam - Bắc; vạch ra những thủ đoạn “thương lượng hòa bình” giả tạo của Mỹ. Người nói: “Vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hòa bình ở châu Á và thế giới, nhân dân Việt Nam không sợ hy sinh gian khổ, quyết đánh, quyết thắng và nhất định sẽ thắng giặc Mỹ xâm lược”. Về những câu hỏi khác, Người khẳng định muốn giải quyết những vấn đề Việt Nam, Chính phủ Mỹ phải rút quân về nước, phải triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Người mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ hơn nữa của Đảng Cộng sản và nhân dân Nhật Bản.

- Báo Nhân Dân, số 4644, ngày 25-12-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 494-495.

Năm 1967. Tháng 7, ngày 31

Báo Nhân Dân đăng điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới Hội nghị thế giới lần thứ 13 chống bom nguyên tử và bom khinh khí họp ở Nhật Bản.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 536.

Năm 1968. Tháng 7, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Hội nghị thế giới lần thứ 14 chống bom nguyên tử và bom khinh khí họp tại Nhật Bản, nêu rõ lập trường của nhân dân ta hòan toàn đồng tình và ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Nhật Bản đòi triệt để cấm bom nguyên tử và bom khinh khí, đòi huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật, đòi xoá bỏ “Hiệp ước an ninh” Nhật - Mỹ, đòi trả lại Ôkinaoa cho Nhật, chống việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Nhân dịp khai mạc Hội nghị, Người bày tỏ lời cảm ơn nhân dân Nhật, Hội đồng Nhật Bản chống bom nguyên tử và khinh khí đã ủng hộ cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân Việt Nam.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 238-239.

Năm 1969. Tháng 7, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Hội nghị thế giới lần thứ 15 chống bom nguyên tử và bom khinh khí họp tại Nhật Bản.

Bức điện nêu rõ lập trường của nhân dân ta hòan toàn đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh đòi cấm phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới; đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Nhật đã dành cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

- Báo Nhân Dân, số 5586, ngày 31-7-1969.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.10, tr. 386.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Vương quốc Nêpan

Năm 1957. Tháng 6, trước ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Nêpan Mahenđơra Via Vicơram, nhân kỷ niệm sinh nhật Quốc vương.

- Báo Nhân Dân, số 1199, ngày 20-6-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 474.

Năm 1958. Tháng 3, ngày 04

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc khánh lần thứ bảy Vương quốc Nêpan.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 170.

Năm 1959. Tháng 3, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Quốc vương Nêpan nhân dịp Quốc khánh lần thứ tám của Vương quốc Nêpan. Bức điện có đoạn viết: “Kính chúc Nhân Dân Nêpan, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ngài thu được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước Nêpan ngày càng giàu mạnh”.

- Báo Nhân Dân, số 1825, ngày 14-3-1959.

Năm 1960. Tháng 5, ngày 15

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nước Cộng hòa Nêpan nhân dịp Quốc khánh.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 103.

Năm 1960. Tháng 7, ngày 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Ngày sinh Quốc vương Nêpan Mahenđơra.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 114.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 494.

Năm 1961. Tháng 02, ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Quốc vương Mahenđơra, nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 10 Cộng hòa Nêpan. “Kính chúc nước Nêpan thịnh vượng, nhân dân Nêpan hạnh phúc. Chúc tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nêpan ngày càng phát triển”.

- Báo Nhân Dân, số 2526, ngày 18-02-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 29.

Năm 1962. Tháng 02, trước ngày 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Vua Mahenđơra nhân kỷ niệm lần thứ 11 Quốc khánh của Vương quốc Nêpan.

- Báo Nhân Dân, số 2929, ngày 31-3-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 196.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan

Năm 1956. Tháng 4, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan Iskanđê Mida nhân kỷ niệm ngày Pakixtan tuyên bố độc lập.

- Báo Nhân Dân, số 767, ngày 09-4-1956.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 263.

Năm 1958. Tháng 3, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan nhân Ngày Quốc khánh Pakixtan.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 172.

Năm 1960. Tháng 3, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 94.

Năm 1961. Tháng 3, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Tổng thống Pakixtan Môhamét Ayúp Khan nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ năm của nước này.

- Báo Nhân Dân, số 2559, ngày 23-3-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 50.

Xây Lan (Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Xri Lanca)

  1. Tháng 02, ngày 07

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ông Gônéttilơke, Toàn quyền Xây Lan, nhân dịp kỷ niệm 12 năm Ngày Độc lập của Xây Lan.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 87.

Năm 1961. Tháng 02, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới ông Écnơxtơ Gunơtilêcơ, Toàn quyền Xây Lan nhân kỷ niệm lần thứ 13 ngày Độc lập của Xây Lan.

- Báo Nhân Dân, số 2513, ngày 04-02-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 20.

Năm 1962. Tháng 3, trước ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp ông Uyliam Gôpalaon nhận chức Toàn quyền nước Xây Lan (nay là Xri Lanca).

- Báo Nhân Dân, số 2914, ngày 16-3-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 202.

Năm 1963. Tháng 10, ngày 10

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với các vị trong Đoàn đại biểu văn hóa Xây Lan (Xri Lanca) đang ở thăm Việt Nam do Hòa thượng Uypulaxari Têrô, Hội trưởng Hội Nghệ thuật dân tộc Xây Lan làm Trưởng đoàn.

- Báo Nhân Dân, số 3483, ngày 11-10-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 443.

Năm 1964. Tháng 02, ngày 04

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Toàn quyền Xây Lan Uyliam Gôpalaon nhân dịp kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Độc lập của Xây Lan.

- Báo Nhân Dân, số 3624, ngày 01-3-1964.

Còn nữa

Huyền Anh (Tổng hợp)


 

Năm 1955. Tháng 3, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quốc thư do Đại sứ Triều Tiên tại nước ta trình.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 27.

Năm 1955. Tháng 4, ngày 01

17 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quốc thư của Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên uỷ nhiệm ông Từ Triết làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Triều Tiên tại Việt Nam. Trong buổi lễ, Người đọc đáp từ ca ngợi tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 503-504.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 59-60.

Năm 1955. Tháng 8, ngày 08

Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hoan nghênh Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 523.

Nhân dịp Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang thăm Việt Nam, Người viết bài ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, trí thông minh, tinh thần lao động quên mình của nhân dân Triều Tiên trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng đất nước. Bày tỏ niềm tin tưởng về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước sẽ ngày càng bền vững.

18 giờ 15, tại Phủ Chủ tịch, Người tiếp Đoàn đại biểu nhân dân và Đoàn Nghệ thuật Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 523, ngày 08-8-1955; số 524, ngày 09-8-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 132.

Năm 1955. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng các nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên nhân kỷ niệm Ngày Bắc Triều Tiên được giải phóng (15-8).

- Báo Nhân Dân, số 530, ngày 15-8-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 135.

Năm 1955. Tháng 9, ngày 06

Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh giác, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 552.

Trong bài, Người nêu lên kinh nghiệm chống đặc vụ Mỹ ở Triều Tiên và lên án hoạt động đặc vụ của chính quyền Lý Thừa Văn chống lại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Nhắc nhở nhân dân ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của địch.

- Báo Nhân Dân, số 552, ngày 6-9-1955.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 148-149.

Năm 1955. Tháng 9, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng gửi điện cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã chúc mừng Quốc khánh lần thứ 10 của Việt Nam.

- Bản đánh máy có sửa chữa, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 149.

Năm 1955. Tháng 9, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi Đoàn đại biểu nhân dân và Đoàn Nghệ thuật Quân đội nhân dân Triều Tiên trước khi lên đường về nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 236-SL, tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật Quân đội nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 562, ngày 16-9-1955.

- Các sắc lệnh lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 153.

Năm 1956. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng các vị lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên: Chủ tịch nước Kim Nhật Thành, Uỷ viên trưởng Hội đồng nhân dân tối cao Kim Đẩu Phụng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nam Nhật nhân kỷ niệm lần thứ 11 Ngày giải phóng Triều Tiên.

- Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1956, t. 3, tr. 313-314.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 320-321.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 08

14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Bình Nhưỡng, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Sau lễ đón chính thức, Người và các vị cùng đi dự mít tinh của hơn 10 vạn nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng chào mừng các vị khách Việt Nam, tổ chức tại Quảng trường Kim Nhật Thành.

Phát biểu tại cuộc mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời chào các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, gửi lời chào nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng và nhân dân Triều Tiên. Sau khi ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân Triều Tiên trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Người nói: Thắng lợi của nhân dân Triều Tiên đã cổ vũ nhân dân Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh chống đế quốc; nhân dân hai nước Việt Nam và Triều Tiên sẽ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ để thống nhất Tổ quốc.

Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi tới đặt vòng hoa trước Đài giải phóng trên đồi Mẫu Đơn; tới đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Hồng quân Liên Xô đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Triều Tiên khỏi sự thống trị của phát xít Nhật.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Thủ tướng Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên.

Cùng buổi tối, Người dự chiêu đãi của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đọc đáp từ tại buổi chiêu đãi, Người chúc mừng những thành tích của nhân dân Triều Tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chúc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đời đời bền vững.

- Báo Nhân Dân, số 1218, ngày 09-7-1957; số 1219, ngày 10-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 482-483.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 09

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Phòng triển lãm công nghiệp, nông nghiệp Triều Tiên và Viện Bảo tàng Chiến tranh giải phóng Tổ quốc Triều Tiên ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Trước khi rời Bảo tàng, Người ghi trong sổ cảm tưởng: “Đến thăm Viện Bảo tàng Chiến tranh giải phóng Tổ quốc, chúng tôi càng thấy rõ và cảm phục tinh thần anh dũng vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết thắng quân thù của quân và dân Triều Tiên. Một dân tộc như thế nhất định sẽ thành công trong sự nghiệp thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Chiều, Người thăm Trường trung học số 28 ở Bình Nhưỡng. Người nói chuyện với các học sinh về đời sống của thiếu nhi Việt Nam, những thành tích của thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ Triều Tiên xem Đoàn Văn công Triều Tiên biểu diễn chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tại Nhà hát Phong Mẫu Đơn.

- Báo Nhân Dân, số 1220, ngày 11-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 483-484.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 10

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng. Người thăm các xưởng và nhà trẻ của Nhà máy và tặng anh chị em công nhân Nhà máy một số hàng thủ công nghiệp Việt Nam. Nói chuyện với công nhân Nhà máy, Người đề nghị công nhân Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng viết bản hợp đồng thi đua với công nhân các nhà máy dệt Việt Nam để Người chuyển về Việt Nam. Lời đề nghị của Người đã được công nhân Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng nhiệt liệt hoan nghênh.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên. Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Người bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu quan trọng của nhân dân Triều Tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tin tưởng rằng: “Dù chúng ta còn có nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của bản thân chúng ta, với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới, dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi”.

- Báo Nhân Dân, số 1220, ngày 11-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 436-437.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 484-485.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 11

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên và Đoàn Văn công Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ sáu ở Mátxcơva, hiện đang thăm Triều Tiên; căn dặn anh chị em trong Đoàn Văn công phải đoàn kết, cố gắng học tập để tiến bộ hơn nữa.

- Báo Nhân Dân, số 1221, ngày 12-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 486.

Năm 1957. Tháng 7, ngày 12

Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đáp máy bay rời Bình Nhưỡng. Đọc diễn văn trong lễ tiễn tại sân bay, Người cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên. Người nói: “Lần đi thăm này càng thắt chặt thêm mối tình đoàn kết giữa nhân dân anh em hai nước chúng ta. Việt Nam và Triều Tiên tuy đường xa, nhưng lòng rất gần. Khi đến đây, chúng tôi có nhiệm vụ trao tình thân ái của nhân dân Việt Nam cho nhân dân Triều Tiên. Lúc trở về, chúng tôi sẽ chuyển tình thân ái của nhân dân Triều Tiên cho nhân dân Việt Nam chúng tôi”.

- Báo Nhân Dân, số 1222, ngày 13-7-1957.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 6, tr. 486-487.

Năm 1958. Tháng 8, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quốc thư của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên do Đại sứ Triều Tiên đến trình.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 14.

Năm 1958. Tháng 8, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên nhân dịp Quốc khánh lần thứ 13.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 15.

Năm 1958. Tháng 11, ngày 16

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang biểu diễn ở nước ta.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 29.

Năm 1958. Tháng 11, ngày 20

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn bóng đá Công an Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 29.

Năm 1958. Tháng 11, ngày 28

Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Thủ tướng Kim Nhật Thành và Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang thăm Việt Nam.

Chiều, Người tiếp Thủ tướng Kim Nhật Thành và Đoàn đến thăm.

16 giờ, Người dự buổi mít tinh chào mừng Đoàn của nhân dân Thủ đô Hà Nội tổ chức tại Quảng trường Ba Đình.

19 giờ, Người dự tiệc chiêu đãi Đoàn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tổ chức tại Nhà khách số 12, phố Ngô Quyền, Hà Nội.

- Báo Nhân Dân, số 1721, ngày 29-11-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 178-179.

Năm 1958. Tháng 11, ngày 29

8 giờ 30 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên do Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Nhật Thành dẫn đầu.

- Báo Nhân Dân, số 1722, ngày 30-11-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 179.

Năm 1958. Tháng 11, ngày 30

19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở tiệc chiêu đãi Thủ tướng Kim Nhật Thành và Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 1723, ngày 01-12-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 179.

Năm 1958. Tháng 12, ngày 01

18 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ ký Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Thủ tướng Kim Nhật Thành, thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Thủ tướng Kim Nhật Thành chiêu đãi nhân dịp Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang thăm Việt Nam tổ chức tại Câu lạc bộ Quốc tế (Hà Nội). Sau đó, Người cùng Đoàn tới Nhà hát Thành phố xem Đoàn Nghệ thuật Triều Tiên biểu diễn.

- Báo Nhân Dân, số 1724, ngày 02-12-1958.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 180.

Năm 1958. Tháng 12, ngày 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97/SL tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn Nghệ thuật Triều Tiên sang thăm và biểu diễn ở nước ta

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 33.

Năm 1959. Tháng 8, trước ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 ngày giải phóng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 1978, ngày 15-8-1959.

Năm 1960. Tháng 01, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem triển lãm về phong trào thi đua Thiên lý mã của nhân dân Triều Tiên, tổ chức tại phố Yết Kiêu, Hà Nội.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 2, tr. 80.

Năm 1960. Tháng 4, ngày 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Lý Thừa Vãn khó mà cứu vãn, ký bút danh T.L., đăng trên báo Nhân dân, số 2227, tố cáo hành động tàn bạo của Lý Thừa Vãn đàn áp phong trào chống Mỹ và bè lũ tay sai của nhân dân Nam Triều Tiên và vạch rõ chính đế quốc Mỹ là kẻ bợ đỡ, cung cấp tiền bạc, vũ khí và nhào nặn chúng thành những tên độc tài như Lý Thừa Vãn. Song, như tác giả kết luận: “Nhân dân đã đoàn kết vùng dậy, thì đế quốc Mỹ cũng khó mà cứu vãn Lý Thừa Vãn và những bù nhìn như Lý Thừa Vãn”.

- Báo Nhân Dân, số 2227, ngày 23-4-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 457-458.

Năm 1960. Tháng 5, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài đăng trên Báo Nhân Dân, số 2236 nhan đề: Tổng Lý và Tổng Ngô, vạch trần bộ mặt thật của hai tổng thống bù nhìn Lý Thừa Vãn (Nam Triều Tiên) và Ngô Đình Diệm (Nam Việt Nam).

Cả hai đều do Mỹ “nặn ra”, đều là những tên độc tài, phát xít, nhưng lại thường tâng bốc nhau là “nhà ái quốc”. Tác giả cho rằng:

“Lý đã nhào trước Ngô,

Ngô sẽ nhào sau Lý”.

- Báo Nhân Dân, số 2236, ngày 03-5-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.7, tr. 462-463.

Năm 1960. Tháng 6, ngày 06

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm công trường xây dựng nhà ở Kim Liên - Hà Nội và thăm các đồng chí chuyên gia Triều Tiên đang công tác ở công trường.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 108.

Năm 1960. Tháng 7, trước ngày 02

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ngày sinh lần thứ 60 của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Thôi Dũng Kiện.

- Báo Nhân Dân, số 2296, ngày 02-7-1960.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 494.

Năm 1960. Tháng 8, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên sang dự Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 120.

Năm 1960. Tháng 8, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch Kim Nhật Thành nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 2340, ngày 15-8-1960.

Năm 1960. Tháng 10, ngày 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 31-LCT, truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho chuyên gia Triều Tiên Toàn Ân Huyền công tác tại Việt Nam.  

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 553.

Năm 1960. Tháng 12, ngày 01

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho chuyên gia vũ đạo Triều Tiên Kim Tế Hoàng đang công tác tại Việt Nam.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 7, tr. 570.

Năm 1961. Tháng 4, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT, tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Nhì và 3 Huân chương Lao động hạng Ba cho 4 chuyên gia nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên có nhiều công lao trong việc giúp đỡ Việt Nam xây dựng khu nhà ở Kim Liên (Hà Nội).

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 63.

Năm 1961. Tháng 8, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng các vị lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên nhân kỷ niệm lần thứ 16 ngày giải phóng Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 2700, ngày 12-8-1961.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 117.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 04

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Ma Đông San đến chào Người.

- Báo Nhân Dân, số 3055, ngày 05-8-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.8, tr. 262.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 11

Bài viết Chị giám đốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 3061, nêu gương vượt khó học hỏi của người nữ giám đốc Nhà máy Dệt lụa Bình Nhưỡng (Triều Tiên) Đường Vân Tất, để chị em Việt Nam học tập. Trong chiến tranh, mặc dù Nhà máy Dệt lụa Bình Nhưỡng bị phá hoại nặng, nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, người nữ giám đốc đó đã huy động anh chị em công nhân khôi phục lại và còn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất cả năm.

- Báo Nhân Dân, số 3061, ngày 11-8-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 263.

Năm 1962. Tháng 8, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Chủ tịch Kim Nhật Thành nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 17 của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 3064, ngày 14-8-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 265.

Năm 1962. Tháng 10, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện mừng nhân dịp các ông Thôi Dũng Kiện và Kim Nhật Thành được bầu giữ chức Trưởng ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao và Thủ tướng nội các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 3137, ngày 27-10-1962.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 298.

Năm 1962. Tháng 11, ngày 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 49-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động cho ông Thôi Long Lân và Huân chương Lao động hạng Ba cho bà Hàn Xuân Ái, chuyên gia nghệ thuật Triều Tiên.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc), lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 301.

Năm 1963. Tháng 02, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và hàng hải giữa nước Việt Nam với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 224.

Năm 1963. Tháng 8, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 18 của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Bức điện có đoạn: “Nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước những thắng lợi vẻ vang của nhân dân Triều Tiên anh em, coi những thắng lợi đó như của chính bản thân mình. Chúng tôi chân thành chúc nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, thu được nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong việc thực hiện kế hoạch 7 năm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh hòa bình thống nhất nước Triều Tiên”.

- Báo Nhân Dân, số 3427, ngày 15-8-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 424.

Năm 1963. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bức điện có đoạn: “Chúc nhân dân và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên thu được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong việc thực hiện kế hoạch bảy năm xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

- Báo Nhân Dân, số 3451, ngày 09-9-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 438.

Năm 1963. Tháng 10, trước ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Nhà máy Dệt liên hợp Bình Nhưỡng (Triều Tiên) một lá cờ để làm giải thưởng thi đua luân lưu cho hai Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng và Nam Định.

- Báo Nhân Dân, số 3483, ngày 11-8-1963.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 8, tr. 442.


Năm 1964. Tháng 02, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 09-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy viên Ủy ban viện trợ cho Triều Tiên và Việt Nam của Cộng hòa Dân chủ Đức - bác sĩ Hécbét Lenđơman đã nêu cao tình đoàn kết, ủng hộ ngành Y tế Việt Nam.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc) lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 22.

Năm 1964. Tháng 3, ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đại sứ Triều Tiên đến báo cáo về việc Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành chuẩn bị sang thăm Việt Nam.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 288.

Năm 1964. Tháng 4, ngày 20

Được tin Công ty Công viên Thụy Khuê (Hà Nội) nhận được một số con thú do Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên gửi tặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Công ty. Người căn dặn cán bộ, nhân viên Công ty cần chăm sóc và bảo vệ tốt số thú này.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, Sở Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1985, tr. 54.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 55.

Năm 1964. Tháng 5, ngày 04

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu quân sự Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 297.

Năm 1964. Tháng 6, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn vận động viên bơi lội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang thăm và thi đấu tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3735, ngày 21-6-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 75-76.

Năm 1964. Tháng 6, ngày 21

Bài viết Người anh hùng của nước Triều Tiên anh hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng Báo Nhân Dân, số 3735.

Bài báo tóm tắt nội dung bài đăng trên báo Lao động tân văn (Triều Tiên), viết về tấm gương chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước của anh hùng Triều Tiên Lý Minh Tích.

- Báo Nhân Dân, số 3735, ngày 21-6-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 76.

Năm 1964. Tháng 8, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu thủy lợi nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên do Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Thiết kế cơ bản Nhà nước Triều Tiên dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thỦy lợi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1990, tr. 213.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 95-96.

Năm 1964. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Nhật Thành; Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Thôi Dũng Kiện nhân kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 3814, ngày 9-9-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.9, tr. 111.

Năm 1964. Tháng 10, ngày 29

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đoàn đại biểu Viện Hàn lâm Khoa học, Đoàn Thanh niên Lao động và Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng (Triều Tiên) đang ở thăm nước ta.

- Báo Nhân Dân, số 3867, ngày 01-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 133.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên do Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Kim Nhật Thành dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 142.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Kim Nhật Thành thăm Hợp tác xã Việt - Triều.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 337.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Kim Nhật Thành và một số đại biểu vào thăm Nhà sàn gỗ và dự chiêu đãi tiễn đoàn tại Nhà khách Phủ Chủ tịch.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 338.

Năm 1964. Tháng 11, ngày 24

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Khoa học thủy lợi Triều Tiên chuyển tặng phẩm của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành tặng Người.

- Báo Nhân Dân, số 3891, ngày 25-11-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 148.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu quân sự nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên do Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Kim Trang Bông dẫn đầu sang thăm Việt Nam và dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 3916, ngày 20-12-1964.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 164.

Năm 1964. Tháng 12, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghệ thuật ca múa Bình Nhưỡng (Triều Tiên) sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 170.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem Đoàn Nghệ thuật ca múa Bình Nhưỡng (Triều Tiên) biểu diễn.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 174.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 07

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đồng chí Kim Nhật Nguyên, đại sứ Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 353.

Năm 1965. Tháng 01, ngày 16

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 6-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn ca múa Bình Nhưỡng (Triều Tiên).

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc) lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 178.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 05

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34-LCT, thưởng Huân chương Lao động cho năm chuyên gia Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nghệ thuật âm nhạc và sân khấu.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc) lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 219.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 41-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho chuyên gia Triều Tiên Trang Chi Hô đã giúp Việt Nam phát triển ngành Thủy sản.

- Lệnh Chủ tịch (bản gốc) lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 225.

Năm 1965. Tháng 4, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn điền kinh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên sang thăm và thi đấu tại Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4037, ngày 22-4-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 227.

Năm 1965. Tháng 6, ngày 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Triều Tiên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Un Ki Pốc dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4107, ngày 02-7-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 255.

Năm 1965. Tháng 7, ngày 08

Báo Nhân Dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới đồng chí Choiyôncon, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, nhân dịp sinh nhật lần thứ 65 của đồng chí.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 394.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 03

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn nhà báo nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên do Phó Tổng biên tập báo Lao động tân văn Châng Ha Xtơn dẫn đầu đang ở thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4140, ngày 4-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 278.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 09

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Thủ tướng nội các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành đã gửi quà tặng của giai cấp công nhân Triều Tiên tới giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm máy kéo, máy công cụ và xe vận tải do Triều Tiên sản xuất.

- Báo Nhân Dân, số 4147, ngày 11-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 483.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 281.

Năm 1965. Tháng 8, ngày 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng các vị lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày giải phóng Triều Tiên (15-8-1945).

Cùng ngày, Người dự chiêu đãi do Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Giải phóng Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 4151, ngày 15-8-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 283-284.

Năm 1965. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng các nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên nhân kỷ niệm lần thứ 17 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4175, ngày 09-9-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 296-297.

Năm 1965. Tháng 9, ngày 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn lưu học sinh Triều Tiên đang học tại Hà Nội.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 301.

Năm 1965. Tháng 10, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 4206, ngày 10-10-1965.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 510-512.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 305.

Năm 1965. Tháng 11, ngày 20

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn lưu học sinh Triều Tiên đang theo học tại Hà Nội.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 420.

Năm 1965. Tháng 12, ngày 27

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Tổng đồng minh chức nghiệp (công đoàn) Triều Tiên do Phó Chủ tịch Sin Che Song dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- Báo Nhân Dân, số 4287, ngày 30-12-1965.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 340.

Năm 1966. Tháng 01, ngày 01

19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Triều Tiên do Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Hong Xun Quan dẫn đầu đang ở thăm hữu nghị nước ta và tám thanh niên Triều Tiên đang học tiếng Việt tại Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Người theo phương thức vừa học vừa làm. Số thanh niên này được đưa vào làm việc và học tiếng tại Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Nhà máy Chế tạo biến thế, Nhà máy điện Bờ Hồ. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi một số kinh nghiệm học ngoại ngữ của Người theo phương thức vừa học vừa làm và động viên anh em cố gắng học tập để phục vụ giao lưu giữa hai nước.

- Báo Nhân Dân, số 4292, ngày 4-1-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 347.

Năm 1966. Tháng 7, ngày 16

19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và kiểm tra công việc học tập của tám lưu học sinh Triều Tiên đang học tiếng Việt tại Hà Nội.

- Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 429.

Năm 1966. Tháng 8, ngày 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị bàn về Hội nghị ba châu ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên).

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 477.

Năm 1966. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Thủ tướng nội các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Choiyôncon nhân kỷ niệm lần thứ 18 ngày Quốc khánh nước này.

- Báo Nhân Dân, số 4537, ngày 9-9-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 450.

Năm 1966. Tháng 9, ngày 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Triều Tiên - Việt Nam do Ủy viên Ban kiểm tra Trung ương Đảng kiêm Giám đốc Thông tấn xã trung ương Triều Tiên Péc Ki Chun dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 452.

Năm 1966. Tháng 9, ngày 29

Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đoàn quân sự Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 489.

Năm 1966. Tháng 12, ngày 17

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đoàn đại biểu Bộ Y tế Triều Tiên do Thứ trưởng Hanxêhơn dẫn đầu sang ký Hiệp định hợp tác y tế giữa hai nước năm 1967.

- Báo Nhân Dân, số 4639, ngày 20-12-1966.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 493.

Năm 1966. Tháng 12, ngày 24

19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Người tiếp các phóng viên báo Rô Đông Si Mun, cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên do Tổng biên tập Chang Gioong Ki làm trưởng đoàn sang công tác tại Việt Nam và Đoàn lưu học sinh Triều Tiên đang học tiếng Việt tại Hà Nội. Người trực tiếp kiểm tra công việc học tập của số học sinh này.

- Tư liệu và ảnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 9, tr. 499.

Năm 1967. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Quốc khánh lần thứ 19 của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 540.

Năm 1967. Tháng 12, ngày 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng các vị lãnh đạo Nhà nước Triều Tiên nhân dịp các đồng chí được cử giữ những trọng trách của Nhà nước.

- Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.2, tr. 546.

Năm 1968. Tháng 7, ngày 26

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện mừng tới Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Thủ tướng nội các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nguyên soái Kim Nhật Thành nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 Ngày nhân dân Triều Tiên đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

- Báo Nhân Dân, số 5219, ngày 27-7-1968.

Năm 1968. Tháng 9, ngày 08

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ ta gửi điện mừng Đảng, Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 Quốc khánh Triều Tiên.

- Báo Nhân Dân, số 5662, ngày 27-7-1968.

- Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 10, tr. 251.

Hết

Huyền Anh (Tổng hợp)

 

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/