Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực như những thang giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính "bổn phận" được hiểu là "văn hóa bổn phận", diễn ra một cách tự giác của mỗi cá nhân, đồng thời chịu sự chế định của dư luận xã hội.
Trong công việc phải điều tra rõ ràng, cẩn thận, suy tính kỹ lưỡng, làm đến nơi đến chốn; phải đi sâu, đi sát, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể; phải kiên quyết, khẩn trương giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nói một cách khác, tức là "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”[1]. Thân dân là gần gũi với dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, Nhà nước "của dân, do dân và vì nhân dân”.
Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược và đặt ách thống trị của chúng đối với dân tộc ta. Chúng đã cấu kết với giai cấp phong kiến, địa chủ thống trị nước ta vô cùng tàn bạo. Trong lúc vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, thì nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống xâm lược. Một số nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đã đi tìm đường cứu nước, nhưng không thành công, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đều lần lượt thất bại và bị đàn áp khốc liệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là Lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại của nhân dân Việt Nam, mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc, người kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, danh nhân văn hóa thế giới.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái tiến bộ. Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu niên. Những bài báo đầu tiên Người viết trên đất Pháp đều xoay quanh chủ đề này: Tố cáo chính sách ngu dân của chính quyền thuộc địa, truyền bá những quan điểm giáo dục tiên tiến, kêu gọi, thức tỉnh thanh niên trong nước.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách là một vấn đề trung tâm trong hệ giá trị về con người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng, biểu tượng sáng ngời về phẩm chất và năng lực của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
1. “Đảng có vững mạnh cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[1], Nguyễn Ái Quốc đã viết như vậy từ trước khi Đảng ra đời trong tác phẩm Đường cách mệnh nổi tiếng của mình. Trong những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại, người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người là một con người nhân đức, hiền từ, giản dị, thân dân, trọng dân, gần dân. Ra đi về thế giới những người hiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc mà còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.
Hẳn ai cũng biết đặc biệt là những người làm công tác công tác thi đua, khen thưởng đều nhớ câu nói của Bác: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch” để giảng giải mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng một cách chân thực nhất cho quần chúng nhân dân trong điều kiện đất nước mới thành lập, dân trí thấp với trên 85% người dân cả nước không biết chữ. Cách nói của Người rất giản dị nhưng rất gần gũi với người dân, nhưng người lao động chân chất, một nắng hai sương.