Tin tức
Cách đây không lâu, tổ chức có cái tên rất kêu (và dễ gây ra ngộ nhận cho người đọc là một tổ chức của LHQ), “Hội ân xá quốc tế” (Amnesty Intenational-AXQT) đã đưa ra một bản “báo cáo” về tình trạng tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam.
Hầu hết Cựu chiến binh (CCB) ai cũng đều có những kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng dành cho Bác. Vì vậy, năm 2012, khi Hội CCB tỉnh Tiền Giang phát động phong trào, mỗi CCB treo, thờ ảnh Bác, đã nhận ngay sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên. Tùy điều kiện của từng hội viên mà treo hoặc lập bàn thờ thờ Bác, tất cả đều rất trang nghiêm.
Giữ vững lòng tin chính trị của nhân dân với Đảng là mục tiêu phấn đấu của Đảng, cũng là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt qua mọi thử thách, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong nhiều thế kỷ, các vua chúa Việt đã thực hiện nhiều biện pháp sáng suốt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một trong những vấn đề Vua Minh Mệnh quan tâm chú trọng nhất trong thời kỳ làm Vua (1820-1840) là chủ quyền vùng biển đảo quốc gia. Thư tịch của triều Nguyễn, tộc phả của các dòng họ ở các tỉnh Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định).
Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn và tất cả các nguồn tư liệu chính thức và xác thực là được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
Lần nào cũng vậy, có dịp sang Đức tôi lại đến thăm các nhà báo từng công tác ở Thông tấn xã ADN, trước hết là những người đã thường trú ở Việt Nam hoặc đã sang thăm Việt Nam. Trong những câu chuyện thân tình, họ nhắc lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp về con người và đất nước ta. Một số vị đã già, tuổi ngót 80, 90 nhưng vẫn sôi nổi kể cho tôi nghe những lần được gặp Bác Hồ. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là cụ Franz Faber, nhà báo Đức đầu tiên đã sang công tác ở Việt Nam và là người cùng vợ là Irene dịch Truyện Kiều ra tiếng Đức. Khi viết những dòng này, tôi rất buồn được tin cụ đã qua đời.
Bảo vệ biển đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc luôn là vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, là trách nhiệm của mỗi người dân. Hơn nửa thế kỷ qua, Nhà nước và người Việt Nam đã luôn hết mình đấu tranh vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã dày công nghiên cứu, tìm tòi và tập hợp nhiều bằng chứng, chứng cứ lịch sử chứng minh cho hành vi xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, trong thời gian tới, việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng có những thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức, nguy cơ không nhỏ, trước hết là những nguy cơ, thách thức trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, tư liệu pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị nhất hiện nay, đó là hệ thống Châu bản triều Nguyễn - tài liệu mang tính Nhà nước khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Hệ thống Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu.
Cụ Đỗ Thế Việt (SN 1928), Bí thư đầu tiên của Cẩm Phả, kể: Sáng sớm ngày 30-3-1959, tôi được lãnh đạo Khu ủy Hồng Quảng điện báo Bác Hồ sẽ về thăm vùng than Cẩm Phả. Cấp trên yêu cầu phải bí mật, còn về địa điểm thì chọn nơi nào để Bác vừa thăm mỏ, lại vừa được ngắm cảnh. Tôi nghĩ ngay đến tầng than Đèo Nai, vừa là trung tâm của vùng than Cẩm Phả, vừa có vị thế đẹp, bởi đứng trên đó sẽ bao quát được cả thị xã và vịnh Bái Tử Long.
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới; trong đó, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là một nội dung quan trọng. Quán triệt sâu sắc tinh thần đó sẽ là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.