Tin tổng hợp
Trưa 21-10-2013, anh em bạn chiến đấu khu vực Sài Gòn chúng tôi bàng hoàng nhận tin Đại tá Đặng Văn Thượng, nguyên Chính ủy Trung đoàn 1, nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 9, nguyên Chính ủy Sư đoàn 5B, nguyên Chính ủy Trường Lục quân 2, nguyên Chính ủy tỉnh đội Tây Ninh, sau này là Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, nguyên Chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh đang trong tình trạng "thập tử nhất sinh".
Nhiều năm nay, người dân xã Thới An Hội, huyện Kế Sách nói riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung đều biết chuyện một anh "Hai lúa" nghèo nhưng có một niềm đam mê đặc biệt: Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về Bác Hồ. Hơn 30 năm nay, anh cần mẫn như một con ong để có được gia tài vô giá là hàng ngàn trang tài liệu, gần 1.000 tấm ảnh về Bác trong nhiều thời điểm khác nhau.
Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc.
Tất cả học sinh, nhân viên và giáo sư ở đây đều biết Hồ Chủ tịch là một nhà triết học, một chiến sĩ hoà bình. Ngày 17/2/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm hữu nghị Liên bang Miến Điện bằng việc ký kết Tuyên bố chung Việt - Miến và dự Lễ nhận bằng Bác sĩ Luật học Danh dự của Trường Đại học Rangoon.
Ngay từ tháng 1 năm 1959, trong ngày đầu tiên khánh thành Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), tấm ảnh Bác Hồ đang phát biểu tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII họp ở Thành phố Tours tháng 12 năm 1920 đã được phóng to đặt trong một khung kính bày tại một vị trí trang trọng ở Phòng trưng bày về sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ - lãnh tụ thiên tài của dân tộc, luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngay dịp khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã gửi thư động viên, khích lệ và khuyên bảo học sinh.
Cách đây vừa tròn 45 năm (15/10/1968 - 15/10/2013), giữa những ngày kháng chiến chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ gửi thư đến các trường nhân đầu năm học mới, nhắc nhở: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.
Trong hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện rất xúc động về tấm lòng nhân ái nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có hai chuyện khiến tôi ngẫm nghĩ rất nhiều, càng ngẫm nghĩ càng thấm thía, càng tự hào về cái đức "nhân nghĩa" cổ truyền của dân tộc ta đã được kết tinh trong sáng nhất ở Người.