Tin tổng hợp
Cho đến giờ, quan hệ đặc biệt Việt – Lào vẫn chứng minh những vần thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 13-3-1963, tại buổi lễ tiễn Nhà vua Lào Sivang Vathana cùng Thủ tướng Suvana Phuma kết thúc thăm Việt Nam về nước: Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
Ngót 40 năm đã trôi qua, thế hệ hôm nay và mai sau không bao giờ quên công lao của những người đi trước, bởi hòa bình hôm nay là xương máu của cha ông.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) mở đầu những trang sử đặc biệt, vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị thông qua những văn kiện quan trọng, xác lập các nguyên tác, phương hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị đã đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) - Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác Hồ mời đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Sau Đại hội Phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên (1961), Ban Chấp hành của phong trào cử cụ Chủ tịch Ibi Alê - ô ra thăm miền Bắc.
Nhạc sỹ Vũ Việt Hùng (người cầm đàn ghi ta) đang giới thiệu ca khúc mới của anh với các chiến sỹ văn nghệ Quân chủng Phòng không
Ca dao ta có câu: Trời nào có phụ ai đâu/ Hay làm thì giàu, có chí thì nên. Nổi tiếng "có chí" chẳng hạn như trường hợp hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ, tức ông Bẩy (1914 - 1981).