Tin tổng hợp
Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) biệt danh Bạch Liên, là chị ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà tham gia tích cực trong tổ chức chống thực dân Pháp của Đội Quyên, Đội Phấn, cuối năm 1910 bị Pháp bắt, đến đầu 1911 được tha. Năm 1918 lại bị Pháp bắt, bị án khổ sai 9 năm ở Quảng Ngãi do hoạt động yêu nước. Năm 1922 bị an trí ở Huế. Năm 1940 về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cuối năm 1946, bà ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, hàng năm mỗi khi đến dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 tháng 5, nhân dân trên khắp cả nước lại có dịp bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của nhân dân ta. Đã có rất nhiều hình thức kỷ niệm được tổ chức như: Mít tinh, viết báo, sáng tác thơ ca, thi đua lao động sản xuất và giết giặc lập công v.v... làm náo nức lòng người.
Năm 2005, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê - Tư liệu, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã được ông Thanh Vân ở số nhà 12, hẻm 1, ngách 195, tổ dân phố 67, ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội tặng một chiếc la bàn. Ông Thanh Vân (tên thật là Nguyễn Văn Tiêu), nguyên là Đại tá Quân đội, Trưởng ban Ban Lịch sử quân sự Quân khu Thủ đô, nay đã nghỉ hưu. Theo ông Vân, chiếc la bàn này là một kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã kể về chiếc la bàn này như sau:
Có nhiều tư liệu của mật thám cho biết: Muộn nhất là vào cuối năm 1918, Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, cũng là ''người Việt Nam đầu tiên vào một chính đảng Pháp''. Qua các buổi sinh hoạt, thảo luận của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc có dịp quen biết nhiều nhân vật tiến bộ, có tiếng bấy giờ ở Pari.
“Công tác Văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ Văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng....cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật, để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”.
Trong công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng về xây dựng đạo đức cách mạng. Bởi đạo đức là biểu hiện trực tiếp của tư tưởng, chỉ đạo tư duy và hành động của con người. Xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải đặc biệt chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ hàng trăm bức ảnh gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có bức ảnh “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn”. Bức ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp. Đây là bức ảnh ghi lại hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bắt nhịp bài Kết đoàn. Bức ảnh đã đi vào lịch sử và cùng với bức ảnh “Mẹ con ngày gặp mặt” đã đưa tên tuổi của nghệ sĩ Lâm Hồng Long lên hàng nghệ sĩ tầm cỡ của nền nhiếp ảnh nước nhà.
Hình ảnh Bác Hồ sống mãi với thời gian được ghi lại qua ống kính của nhiều tác giả, trong đó có ba nghệ sĩ sinh sống tại Hải Dương là Nguyễn Kim Côn (tức Nam), Nguyễn Đình Khuê và Tô Kim Trọng. Họ vẫn còn lưu giữ được nhiều hình ảnh, ký ức về Bác.