Tin tổng hợp

 

Ngoài những thư và thơ chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đầu Xuân Bác Hồ thường khai bút bằng những bài báo với nhiều bút danh khác nhau, khi thì C.B, T. Lan hoặc Trần Lực (T.L). Thường mỗi Tết, Bác viết từ một đến hai bài báo. Đặc biệt Tết năm 1960, Bác viết tới 4 bài báo. Chủ đề Bác viết rất phong phú, bài viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Có bài Bác viết tố cáo kẻ thù xâm lược bị nhân dân lên án như “Mỹ không mừng Xuân” (T.L 1961).

 

 

Mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta ai cũng thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam? Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người?

 

 

Mùa Xuân đã về, đất nước con người đang bước sang một năm mới 2014 với nhiều cơ hội và thách thức mới. Những ngày này, chúng ta lại nhớ đến vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Với tấm lòng của mình, Tri thức Thời đại xin được cùng với bạn đọc ôn lại những kỷ niệm về Người. Để những biểu tượng về Người, mãi sáng trong và vững bền trong tâm thức mỗi người Việt Nam.

 

 

Đất nước bị xâm lăng, Bác phải xa Tổ quốc 30 năm ròng tìm đường cứu nước. Ba mươi năm ấy Bác đón Tết ở nơi đất khách, quê người.

 

 

Mùa Xuân giữ vị trí quan trọng và đã trở thành một hình tượng xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo ở vị lãnh tụ kính yêu - nhà thi sĩ lớn của dân tộc Việt Nam: Rất cổ điển mà vô cùng hiện đại.

 

 

thiep Xuan aSinh thời, cứ mỗi độ Tết đến, Bác Hồ lại gửi những vần thơ chúc Tết đến người dân cả nước. Đó là thông điệp mừng năm mới, cổ vũ, khích lệ tinh thần quân, dân trong chiến đấu, lao động. Vì vậy với nhiều người được Bác Hồ tặng riêng câu đối và thiệp mừng năm mới trong dịp Tết là một vinh dự lớn. Ở Đà Nẵng có không ít người đã từng được Bác Hồ gởi thiệp chúc Tết, và trong mỗi thiệp chúc đó, ẩn chứa nhiều câu chuyện dung dị về Người.

 

 

xuan xa xuTrong 30 năm xa Tổ quốc, tìm đường cứu nước, ngày mồng 3 Tết năm Tân Tỵ (8-2-1941), Bác đã bí mật về đến Pắc-Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho dân tộc. Lần đầu tiên sau những năm tháng ở nước ngoài, Bác Hồ vui Xuân trên mảnh đất thân yêu của Tổ quốc sau hơn 30 cái Tết trên đất khách, quê người.

 

bh-xuan-dang-bqllang.gov.vnTrong cuộc đời hoạt động của mình, với 30 năm đi khắp thế giới tìm con đường cứu nước, Bác Hồ của chúng ta đã có biết bao những mùa Xuân đáng ghi nhớ. Bác đã từng đón rất nhiều cái Tết Nguyên đán Việt Nam ở xứ người. Những cái Tết đạm bạc nhiều khi chỉ là bát cháo và cái bánh mỳ rẻ tiền ở một quán ăn nhỏ. Những ngày Tết, Bác nhớ đất nước quê hương da diết cùng với bao những dự định lớn lao. Nhưng mùa Xuân năm 1930 có thể nói là mùa Xuân lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là mùa Xuân lịch sử của cách mạng Việt Nam.