Thứ năm, 19/12/2024

Tin tổng hợp

Sáng sớm một ngày cuối tháng 8/2013, ông Võ Huy Quang từ quê Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận tới Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tận tay trao tặng những kỷ vật thiêng liêng về Bác cho Bảo tàng.

loi-ca-dang-bacBài hát này viết về Bác Hồ nhưng cũng nói lên nguyện vọng của quân và dân hai miền mong ngày thống nhất đất nước, Bắc Nam một nhà... Sau cuộc họp giao ban sáng ngày 3/5/1968, nhà báo Huỳnh Văn Tiểng – Phó Tổng biên tập Đài Tiếng nói Việt nam (TNVN) đưa cho tôi bản nhạc “Lời ca dâng Bác” và nói: "Hôm qua họp bên quân đội anh Trọng Loan gửi bài hát này. Anh Loan đã hát cho mình nghe, cậu đưa lại cho anh Tuân, anh Tuyên xem, rồi thu thanh cho kịp phát ngày 19/5".

t2 a2  về nơiKhu Di tích lịch sử văn hóa Lễ đài và sân vận động thành phố giờ là nơi diễn ra những sự kiện chính trị xã hội lớn, những hoạt động văn hóa thể thao của tỉnh Yên Bái; là điểm đến của đông đảo nhân dân các dân tộc Yên Bái và bạn bè gần xa.

Phung van khai aThượng tướng Phùng Thế Tài năm nay đã trên 90 tuổi. Trời cho ông một sức khỏe hiếm thấy và sự minh mẫn, tinh tường cũng vào loại hiếm. Đúng hẹn, tôi chở nhà văn Hoàng Quảng Uyên đến làm việc với ông. Hoàng Quảng Uyên đến để xác minh một thông tin năm 1944, khi ấy, chàng thanh niên họ Phùng vừa tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hoàng Phố với quân hàm Trung úy, tháp tùng Hồ Chủ tịch sang làm việc tại Trung Quốc. Nhắc đến Bác Hồ, đôi mắt Phùng Tướng quân linh động hẳn lên.

bh-nct-aHồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, vừa là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của Người đậm tính nhân văn, được soi rọi bởi thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng. Những bài thơ về đề tài người cao tuổi của Bác cũng được viết trên nền tảng tư tưởng, tình cảm ấy. Do vậy, khác với một số nhà thơ đương thời, thơ Bác nói về người cao tuổi với một thái độ bình tĩnh, khoan thai, mạnh mẽ, hào sảng, lạc quan, tin tưởng vững chắc ở tương lai.

bac-ho-nang-niu-aSau chặng đường dài, hơn ba mươi nǎm, dấu chân Người in trên 25 quốc gia của thế giới đầy biến động trong những nǎm đầu của thế kỷ 20. Ngày 28-1-1941, Bác Hồ dừng chân bên cột mốc 108, lòng bồi hồi xúc động, nhìn về phía trước, nơi đó là Tổ quốc, là đất mẹ. Từ giờ phút lịch sử đó, Người sẽ cùng cả dân tộc Việt Nam hướng về tương lai, sắp xếp lại trật tự xã hội với một ý chí mãnh liệt: Dân tộc Việt Nam phải được hồi sinh, phải trở về chính mình như ông cha đã từng gìn giữ trong suốt 4000 nǎm lịch sử.

Cô Cử qua đời lúc chưa bước tới cái tuổi 40. Đó là sự mất mát to lớn không gì có thể bù đắp được của gia đình thầy Cử Sắc. Đêm nằm gác tay lên trán ngẫm nghĩ về hoàn cảnh của mình, thầy Cử cảm thấy cay đắng tận ruột gan. Nhưng cũng chính lúc này thầy dẹp mọi buồn phiền qua một bên vì khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901) sắp mở. Trên vai thầy Cử lúc này có nhiều gánh nặng phải trả. Trước kia có vợ có chồng nuôi nấng con cái, bây giờ chỉ còn một mình thầy, gà trống nuôi con thật neo đơn vất vả. 

Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới bài thơ “Trẻ con”, đăng trên báo Việt Nam Độc lập, số 106, ngày 21-9-1941. Bài thơ tả về cuộc sống cơ cực của thiếu nhi Việt Nam dưới ách Nhật, Tây, Người kêu gọi các em cần đoàn kết lại để góp sức đấu tranh.