Tin tổng hợp
Cuối tháng 8 năm 1942, Bác có việc phải đi sang gặp Chính phủ Trung Quốc. Bác giao cho đồng chí Vũ Anh chuẩn bị hành trang giúp Bác. Gọi là chuẩn bị nhưng công việc cũng chẳng có gì nhiều: Chỉ là chuẩn bị một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm người Nùng; một con dấu của Việt Nam độc lập Đồng Minh Hội và một của Quốc tế chống xâm lược Việt Nam phân hội (Phân hội Việt Nam Hội Quốc tế chống xâm lược).
Hồ Chủ tịch mãi mãi là lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Sau khi Người ra đi, nhân dân cả nước thương tiếc Người vô vàn vì những công lao của Người đã cống hiến cho dân cho nước. Tuy nhiên, mỗi người dân lại thể hiện lòng tôn kính Bác theo một cách khác nhau, rất riêng nhưng đều chung một ý nghĩa. tại thành phố mang tên Người, có một gia đình đã lập nhà thờ Bác ngay trong khuôn viên gia đình để bày tỏ lòng tôn kính ấy.
Sáng 7-12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đã được nghe báo cáo điển hình của các tập thể, cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Niềm đam mê, sáng tạo, cùng với tình yêu quê hương, đất nước đã giúp cho những điển hình thu được nhiều thành công trong cuộc sống và công việc...
Trong hơn 2000 đại biểu về dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, câu chuyện của vị bác sỹ có hơn 30 năm gắn bó với đảo xa, lấy "bàn sinh làm bàn mổ”, dùng dụng cụ phẫu thuật hấp trên bếp dầu để cứu sống bệnh nhân, ba lần được người dân đồng loạt viết tâm thư xin “giữ” ở lại huyện đảo khiến cả hội trường lặng đi, nhiều vị đại biểu mắt đỏ hoe vì xúc động.
Đó là lời Bác Hồ trong bài nói ngày 29- 12 tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966. Lời của Bác không chỉ có ý nghĩa trong công tác lưu thông phân phối mà nhìn rộng ra, có giá trị về mặt văn hóa, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng (GDP) và phát triển bền vững, một khía cạnh của văn hóa chính trị.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về “yêu nước” với một cách tiếp cận hết sức tiến bộ, giản dị và dễ hiểu: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Như vậy, Người đã khẳng định: Thi đua chính là thể hiện lòng yêu nước đối với Tổ quốc, là một tiêu chí để đánh giá lòng yêu nước của mỗi cá nhân.
Hồi ấy, khoảng 3/1942, một ngày đẹp trời giữa mùa Xuân tôi trở về cơ quan vào lúc phải nấu bữa cơm chiều. Nhìn vào hang tôi thấy một người lạ có râu cằm. Vẻ ngồi, cách ăn mặc hệt người cán bộ Nùng. Đồng chí Vũ Anh đi vắng. Người cán bộ lạ ngồi nói chuyện với Vân Trình, trông như hai bố con.
Từ trước ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mấy anh em bảo vệ và phục vụ chúng tôi được vinh dự là cùng sinh hoạt chi bộ với Bác. Thông qua những buổi sinh hoạt chi bộ, Bác đã dạy bảo và chúng tôi lớn lên từ những năm tháng đó.