Tin tổng hợp
Họa sĩ Đỗ Năm - người được đào tạo đa ngành ở trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã thành công với các loại tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, màu nước, bột màu, khắc nhôm, khắc gỗ, tranh ghép bằng nhiều vật liệu. Tranh của ông đã được trưng bày ở một số bảo tàng trong và ngoài nước, như: Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển… Nhưng điều làm nên tên tuổi của ông ở miền Tây Nam Bộ này là những bức tranh được ghép bởi chất liệu dơn giản mà thiên nhiên vốn có, như: hạt gạo, hạt lúa, hạt đậu, hạt mè, trái điệp... Độc đáo hơn là những tranh, tượng, phù điêu về Bác Hồ được ông tạo bằng tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và kính yêu Bác hết sức sâu sắc.
Chiếc áo Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc khi đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 làm rất nhiều người ấn tượng bởi nó vẫn thể hiện phong cách giản dị của Người nhưng không kém phần trang trọng.
Trong những ngày này, du khách trong và ngoài tỉnh nườm nượp đổ về địa danh Tân Trào lịch sử - “trái tim” của Việt Bắc, của cả nước trong những năm tháng chống thực dân Pháp xâm lược. Giờ đi trên con đường “tự do” về chiến khu cách mạng, lòng ai cũng có cảm giác lâng lâng nghẹn ngào nhớ Bác Hồ...
Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, cả nước đang nô nức chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mỗi người dân Việt Nam không khỏi bồi hồi nhớ tới Bác, nhớ tới Thủ đô kháng chiến - Thủ đô Khu giải phóng khi xưa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Ở Trường Sa, trên bàn tiệc đãi khách, trên mâm cơm của mỗi gia đình, đơn vị , các món ăn thơm ngon, được chế biến công phu, tinh tế, trình bày đẹp mắt, mang nhiều màu sắc văn hóa ẩm thực của nhiều miền quê khác nhau. Chính các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và người dân đến Trường Sa góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực truyền thống nơi đảo xa.
Giữa năm 1950, Bác đến nói chuyện với gần một trăm cán bộ Tư pháp. Đêm ấy đang giữa mùa hè, ở vùng núi rừng Chiến khu Việt Bắc, tiết trời nóng nực. Bác phải phanh chiếc áo sơ-mi ngoài bằng vải mầu vàng đã bạc, để lộ bên trong chiếc áo may ô nhuộm màu nâu. Một tay cầm chiếc quạt giấy, Bác thong thả bước lên chiếc ghế dành cho giảng viên hàng ngày lên lớp ngồi. Vừa vào ghế, Bác nói rất tự nhiên: “Thật là cao như bệ ông toà án”. Bác cười. Mọi người cười, xua tan không khí định đón tiếp Bác theo nghi thức long trọng, trang nghiêm.
Hội Bảo Anh dùng để nuôi trẻ mồ côi, thời Pháp thuộc gọi là Cô nhi viện Bảo Anh, lúc này đã bỏ hoang, không có ai ở. Chúng tôi, một số thanh niên, sinh viên, giáo viên, y tá, cùng với các bà Tú Dục, gia đình ông Bùi Đình Chiểu, bà Thuận, bà Thi, nữ sĩ Vân Đài ở phố Nhà Thờ, bác sĩ Nguyễn Thúc Mậu đã cùng nhau từng làm việc cứu đói từ đầu năm 1945 - xin cụ Nguyễn Văn Tố cho phép nhận số cháu mất cha mẹ lang thang trên đường phố để tập trung về nuôi ở cơ sở này và vẫn gọi là Hội Bảo Anh, lúc bấy giờ ở phố Hàng Đẫy thuộc địa bàn liên khu III Đống Đa - quận V – Hà Nội (nay là Nguyễn Thái Học).
Cứ mỗi lần bầu cử Quốc hội, nhân dân làng An Thái (phường Bưởi) lại nhắc đến ngày hội lịch sử của quê hương làng Giấy: Cách đây hơn 50 năm Bác Hồ về thăm làng An Thái đúng vào ngày 6-1-1946, ngày toàn quốc tưng bừng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.