Tin tổng hợp
Ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh duy nhất đã từng 3 lần được Bác Hồ chọn ảnh hoa hồng làm thiếp chúc Tết, vào các năm 1967-1968-1969. Sau đó ông còn được Chủ tịch Tôn Đức Thắng chọn tiếp ảnh hoa đào và hoa hồng làm thiếp chúc Tết vào các năm 1972-1975-1976. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được cử vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác. Nhưng trong suốt mấy chục năm sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông luôn luôn nhớ về Hà Nội.
Những văn bản pháp luật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2013 bao gồm: Thông tư số 09/2013/TT-BTP, Thông tư số 74/2013/TT-BTC,Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT, Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 1196/QĐ-TTg, Thông tư số 87/2013/TT-BTC, Thông tư số 13/2013/TT-NHNN, Thông tư số 11/2013/TT-BCT.
Một dòng điện cực mạnh phát ra từ trái tim Việt Nam yêu nước và quật khởi truyền đi lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giờ quyết định cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Như một phản ứng dây chuyền chỉ trong 15 ngày, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên khắp đất nước!
Chẳng biết có phải là một sự may mắn hay đó là một cơ duyên mà lần nào chúng tôi đến, bà Lê Thị Tâm, một trong những lão thành cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa cũng như đang chờ. Câu chuyện, ký ức về thời kỳ hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa luôn là “món quà” quý. Trong đó, câu chuyện về lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang bay giữa dòng sông Đà cuộn sóng trong sự bất lực của binh lính Nhật và bè lũ tay sai trước khởi nghĩa năm 1945 là câu chuyện về tài trí của những chiến sỹ cộng sản trong sự kìm kẹp, theo dõi sát sao của địch.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 in dấu ấn sâu sắc vào lịch sử dân tộc, vào các thế hệ người Việt Nam, đó là dấu ấn độc lập dân tộc. Nếu tính từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam, ngày 31-8-1858 đến ngày nhân dân ta giành lại độc lập và ngày 2-9-1945, Bác Hồ thay mặt quốc dân, đồng bào “Tuyên ngôn độc lập” thì vừa tròn 87 năm.
Trên những đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa, những nét văn hóa các miền quê ngày càng phong phú, đặc sắc. Sự đồng cam cộng khổ, đoàn kết thương yêu, chia ngọt sẻ bùi của quân dân huyện đảo đã trở thành điểm tựa cho quân dân Trường Sa luôn ngời sáng niềm tin, quyết tâm xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quê hương...
Gần 23 năm qua, ông Hoàng Nghĩa Tạc, ngụ huyện Củ Chi, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh lặng lẽ gửi tặng sách Đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho những tấm gương người tốt, việc tốt trên khắp cả nước mà ông biết. Ông nguyện dành cả phần đời còn lại để thực hiện một điều “mong” của Bác viết trong tác phẩm này là “Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành Đời sống mới. Như thế, nhất định chúng ta sẽ tiến bộ lớn”.
Nhà báo, nhà thơ, dịch giả văn học Franz Faber, người đã gắn bó với Việt Nam trong suốt sáu thập kỷ qua, không còn nữa! Ông đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 96, để lại biết bao thương tiếc trong lòng người thân, đồng nghiệp, bạn bè trên hai đất nước Đức và Việt Nam.