Tin tổng hợp
Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhạc sĩ Việt Nam. Những bài ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh thật bình dị trong sáng, gây xúc động mạnh mẽ với công chúng. Qua các ca khúc, cuộc đời của Người được các nhạc sĩ thể hiện một cách tự nhiên theo dòng chảy liền mạch của giai điệu.
Dù sinh ra và lớn lên ở xứ người, nhưng hai từ “Việt Nam”, “Bác Hồ” luôn in đậm trong trái tim của ông Đặng Văn Dũng, kiều bào Việt Nam ở Thái Lan. Và mỗi khi nhắc đến hai tiếng “Bác Hồ”, ông Dũng lại nghẹn ngào không nói nên lời.
Một lần trò chuyện cùng Đại tá, nhạc sĩ Huy Thục, ông kể về hoàn cảnh ra đời của bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” - một trong những sáng tác “đi cùng năm tháng” của mình. Hồi ấy, như những người dân, người lính khác, tin Bác đi xa giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra gay go, ác liệt thôi thúc ông phải làm một việc gì đó “biến đau thương thành hành động cách mạng”.
Đã 68 năm trôi qua, nhưng với những người lớn tuổi ở xã Hòa Phong (Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) vẫn nhớ như in không khí sục sôi, hào hùng về những ngày khởi nghĩa cướp chính quyền tháng 8-1945 ở địa phương. Cũng bởi thế mà trong nhịp sống mới, họ luôn động viên người thân tích cực lao động sản xuất, xây dựng vùng quê nghèo một thời đầy bom đạn và vết tích chiến tranh, giờ đây khoác lên mình diện mạo mới.
Cụ Thào A Chiêu đã trên cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng khi nhớ lại quãng đời hơn 50 năm chiến đấu và công tác, đôi mắt lại trở lên linh hoạt khác thường, giọng nói nghe còn sang sảng: “Cả đời, bố vinh dự nhất là đã từng bốn lần được gặp Bác Hồ...”.
Có một bức thư được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây hơn 60 năm đã trở thành một tài sản vô giá đối với lực lượng Công an nhân dân. Hơn 6 thập kỷ trôi đi, nhưng 6 lời dạy bảo của Người đối với cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở cương vị công tác nào đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng hổi...
Họa sĩ Trường Sinh, 79 tuổi, sinh ra và lớn lên tại quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông thể hiện năng khiếu hội họa từ năm lên 5 tuổi, thế nhưng chỉ đến sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ông mới quyết định trở thành một họa sĩ thực thụ, năm đó ông 11 tuổi.
Ðồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979) là một trong những tấm gương tiêu biểu hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người học trò, và cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin trích giới thiệu cùng bạn đọc Hồi ký của đồng chí Nguyễn Lương Bằng về sự kiện thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc để lãnh đạo Tổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.