Tin tổng hợp
Trong mấy cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng trăm bài thơ viết về những tấm gương hy sinh cao cả của người lính. Tôi không biết chính xác ai là người liệt sĩ đầu tiên của quân đội ta, hy sinh năm nào, ở đâu… nhưng bài thơ đầu tiên viết về liệt sĩ được lưu hành rộng rãi, đó là bài thơ “Viếng bạn” của Hoàng Lộc viết đầu năm 1948, trước bài thơ “Lượm” của Tố Hữu viết cuối năm 1949 và “Khóc Hoài” của Vĩnh Mai, năm 1950.
Bác Hồ không chỉ là người sáng lập ra báo chí cách mạng Việt Nam mà bản thân Bác là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Bác tự viết nhiều bài báo, đồng thời nhiều lần trực tiếp trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước. Những bài trả lời phỏng vấn của Bác chính là bài học cho thế hệ sau về cách trả lời, tiếp xúc với báo chí.
Cách đây 66 năm, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Nhà nước Công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Châu Á ra đời, đất nước ta phải đối mặt với bao nguy cơ, thử thách, thế nước trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó, với tầm nhìn xa trông rộng, với trí tuệ và bản lĩnh chính trị tuyệt vời của mình, Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn vững tay chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua bao sóng gió, lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta giữ vững nền độc lập, tự do. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những việc Bác làm, những lời Bác dạy giữa mùa thu lịch sử ấy vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi một người con dân đất Việt.
Mặc dù nghệ thuật xiếc bây giờ không còn mê hoặc khán giả nhưng những nghệ sỹ lớp đầu đã hiến dâng một tình yêu lớn cho xiếc vẫn được nhiều người nhắc tới. Trong số đó, phải kể đến cô gái xinh đẹp trong tiết mục xiếc có tên “Cô hàng giải khát”, đó là NSND Tâm Chính.
Cách đây hơn chục năm, một lần lên Hà Nội, tôi nghỉ lại ở 37 Hùng Vương, tình cờ cùng phòng với nhà thơ Minh Huệ từ Nghệ An ra. Ngày còn học phổ thông, tôi thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, nhưng giờ mới “mục sở thị” nhà thơ, nên cơm tối xong, về phòng, tôi pha ấm trà đặc mời nhà thơ “đối ẩm”.
Gần 50 năm mới có dịp trở lại Việt Nam, người cựu binh Ca-dắc-xtan không thể ngờ ở tuổi “xưa nay hiếm” lại có dịp được đặt chân lên mảnh đất nơi ông từng một thời trai trẻ kề vai, sát cánh cùng các chiến sỹ và người dân nơi đây chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ông chính là cựu chiến binh Ca-dắc-xtan I-xa Bi-xê-nốp (Issa Bissenov), cựu chuyên gia cố vấn quân sự thuộc Liên Xô trước đây đã sang giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Mọi người thường nghe nói đến những địa danh Bác Hồ hay qua lại trên con đường hoạt động cách mạng như Phan Thiết, Sài Gòn, Niu York, Pari, Hà Nội... Đọc câu chuyện còn ít người biết tới này mới hay còn có những địa danh quê hương khác đối với Bác cũng rất thân thương...
Đến đảo Trường Sa Đông, tôi tìm gặp Nguyễn Văn Dần, em mừng rỡ khi gặp người cùng thôn giữa Trường Sa. Dần bảo, ngày xưa mỗi lần thấy anh về quê mặc bộ quân phục em rất thích, thế là sau khi tốt nghiệp THPT đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ra trường được điều về công tác tại Lữ đoàn 147 Hải quân, sau hơn một năm em tình nguyện ra công tác tại Trường Sa.