Tin tổng hợp
Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp tiếp tục khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, với thực tiễn vận hành các quan hệ đất đai trong thời gian qua và trong điều kiện hiện nay.
Tháng 8 năm1962, trong dịp đi nghỉ ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Vân Nam - Rừng đá Lộ Nam. Bà Đỗ Lệ Hoa, một diễn viên giọng nữ cao của Đoàn ca múa tỉnh Vân Nam được tháp tùng Người. Đó là những ngày vinh hạnh trong cuộc đời của bà.
"Bức tranh Bác Hồ" đặt trên nóc Nhà Thông tin Thành phố Hà Nội, số 93 Đinh Tiên Hoàng, hơn 30 năm qua, là niềm tự hào không chỉ của riêng tác giả Trần Từ Thành.
“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”- trích Điếu văn của BCH TƯ Đảng Lao động Việt Nam đọc trong Lễ tang của Người năm 1969.
Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Người.
Nhiều lần gặp anh trên những cung đường Đông Trường Sơn mới mở, nhưng mãi gần đây, tôi mới biết, người kỹ sư thầm lặng này còn là người trực tiếp thiết kế và thi công cột mốc chủ quyền đầu tiên trên đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa. Anh là Đại tá Nghiêm Hồng Giang, Trưởng phòng Quản lý thi công Ban Quản lý dự án 46 (Bộ Quốc phòng).
Các anh em nếu đến đây để đợi nghe một bài diễn văn bóng bảy, hoa mỹ thì các anh em sẽ thất vọng. Những lời tôi nói với anh em sẽ chỉ rất giản dị, rất thiết thực. Tôi sẽ không khen ngợi anh em, mà chỉ chú ý vạch ra những khuyết điểm của anh em. Những khuyết điểm ấy, có mấy điều lớn nhất sau đây:
Chiều ngày 18-5-1969, các diễn viên Đoàn văn công Quân khu 4 vào Phủ Chủ tịch biểu diễn để mừng thọ Bác 79 tuổi. Sau một số tiết mục, đến lượt chị Mai Tư hát dặm đò đưa: “Nước sông Lam biết khi mô cho cạn cũng như tinh thần cách mạng của dân ta...”. Bác hỏi mấy đồng chí ngồi xung quanh: “Có hay không các chú?”. “Thưa Bác hay ạ!”. Bác hỏi chị Mai Tư: “Trong ta chừ còn dệt vải nữa không?”. “ Dạ thưa Bác, có ạ!”. “ Rứa cháu có biết hát phường vải không?”. “ Dạ thưa Bác, có ạ!”. Bác bảo Mai Tư hát một câu mà các cụ ngày xưa hay hát, Mai Tư thưa với Bác: “Dạ, chúng cháu hát điệu phường vải nhưng không biết lời cũ ạ!”. Bác bảo: “Thì cháu lấy câu ni để hát nhé: “Khuyên ai chớ lấy học trò”. Cháu tiếp đi...”