Tin tổng hợp
Người là vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là ngôi sao sáng dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Người còn là một nhà thơ, một nhà văn hoá lớn của thế giới. Người vĩ đại nhưng rất giản dị và gần gũi với con người, trong mắt các nhà thơ thế giới Người hiện lên như một viên ngọc sáng lung linh về nhân cách, một người cộng sản mẫu mực về đạo đức, giản dị trong cách sống, như một nhà thơ thế giới nhận xét “Người giản dị tự nhiên như là hoa thơm trái ngọt” và nhà thơ Batumga (Mông Cổ) viết về Bác:
Đó là liệt sỹ anh hùng Nguyễn Đình Chính - người chỉ huy mưu trí can trường của Ban Công tác Một – tiền thân lực lượng biệt động Sài Gòn ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Một người tử tù với 2 bản án tử hình trong hầm tối đã viết huyết thư gửi lên Bác Hồ và trên pháp trường đã ra cho kẻ địch ba điều kiện: Không cần trói, không cần bịt mắt và được hát Quốc ca. 15 năm sau cũng tại trường bắn này đã xuất hiện liệt sỹ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi với tư thế hiên ngang bất tử như thế. Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi thì cả nước đã biết, còn liệt sỹ anh hùng Nguyễn Đình Chính - người lãnh đạo tiền thân của biệt động Sài Gòn nức tiếng thì bao điều vẫn còn bỏ ngỏ...
Tại sao dân ta ai cũng gọi Hồ Chủ tịch là Bác Hồ, kể cả ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám, nghĩa là khi Bác mới có 55 tuổi.
Ngày 27-02-1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho Hội nghị. Trong bức thư, Người căn dặn thầy thuốc nước ta: “Lương y phải như từ mẫu”. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sỹ và những người đang làm việc trong ngành Y tế. Để ghi nhận sự cống hiến công lao to lớn và bày tỏ sự biết ơn đội ngũ thầy thuốc, Nhà nước ta đã lấy ngày 27-02-1955 là “Ngày thầy thuốc Việt Nam”.
Một buổi sáng năm 1960, nhà thơ An-tôn-xki, người dịch “Nhật ký trong tù” vào thăm Bác tại Hà Nội. Nhà thơ viết: “Đúng 6 giờ rưỡi, chúng tôi đến chờ Người. Vừa mới bước qua ngưỡng cửa phòng khách thì từ phía cánh cửa đối diện đã bước ra một người đứng tuổi, vóc người tầm thước, với chiếc áo ka ki màu sáng và chân đi đôi dép. Người niềm nở mỉm cười. Ở đây tôi dùng chữ “đứng tuổi” là vì tôi biết rõ tuổi Hồ Chủ tịch. Đúng hơn cả, nên gọi Bác Hồ là người không có tuổi. Thật vậy, mái tóc Người đã bạc mà dáng dấp vẫn gọn gàng, nhanh nhẹn như tuổi thanh niên”.
Sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, mùa Xuân Tân Tỵ năm 1941, Bác Hồ của chúng ta đã trở về Tổ quốc!
Mùa Xuân như có một cái gì đó định mệnh gắn liền với Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Có thể bắt đầu từ mùa Xuân năm 1930, khi cách mạng thế giới có những bước phát triển thuận lợi, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, ngày 3.2.1930, Người đã sáp nhập ba tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tại Hương Cảng, Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, mở ra một thời kỳ mới của cách mạng vô sản theo học thuyết Mác.
Câu chuyện đã qua tròn nửa thế kỷ nhưng ông vẫn nhớ rành rọt lắm. Nhất là mỗi lần ngắm nhìn chiếc phù hiệu, thẻ ra vào và giấy giới thiệu là ông lại rưng rưng nhớ tới kỷ niệm với Bác Hồ kính yêu…