Chỉ mục bài viết

Hơn bảy mươi năm qua, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn không khỏi vơi đi nỗi đau khi hướng về các liệt sỹ đã anh dũng ngã xuống vì độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc cũng như nỗi đau đang hàng ngày đè nặng lên thân nhân của họ. Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ, đất nước đã hòa bình và đang trên đà phát triển thịnh vượng nhưng ở đâu đó trên đất nước Việt Nam này vẫn còn những nỗi đau thương, sự mất mát mà chiến tranh còn để lại. Và chúng ta cần phải biết ơn sự hy sinh đó của các thế hệ cha anh đi trước.


bac ho voi thuong binh 1

Bác Hồ đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài Liệt sỹ.  Ảnh tư liệu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn đau đáu, quan tâm và chia sẻ với các anh chị em thương binh và các gia đình liệt sĩ mặc dù cuộc kháng chiến và kiến quốc của Đảng và nhân dân ta còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Hàng năm vào dịp 27/7, Người thường gửi thư và quà đến các thương binh và các gia đình liệt sĩ. Những bức thư của Người giản dị, chân thành nhưng là sự động viên, an ủi, kêu gọi rất mộc mạc, cụ thể và thiết thực. Đó là tình cảm của Bác dành cho họ. Bởi một điều “tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột, các cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước, thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn sống với non sông Việt Nam” (Thư Bác gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giám đốc Y tế Bắc Bộ khi được tin con trai ông hy sinh). Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị và rất đỗi tự nhiên trong đời sống thường ngày. Người thường trích lương, dùng những bộ quần áo, khăn tay, các vật dụng khác để làm quà tặng cho anh em thương binh tại các trại điều dưỡng.

Xin tổng hợp lại một số bức thư, bài viết của Bác về công tác thương binh, liệt sỹ nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

 1. Di chúc (trích)

...

Tháng 5/1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.

Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng , làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Đầu tiên là công việc đối với con người.

Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".

Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Những chiến sỹ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.

Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v., thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện.

Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hòan toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.

Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động. Củng cố quốc phòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc...

Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân1

2. Nhờ ai ta có hòa bình

Chính nghĩa thắng lợi, hòa bình trở lại, là nhờ toàn dân ta đoàn kết, toàn quân ta anh dũng. Đồng thời nhờ lực lượng hòa bình thế giới ủng hộ ta. Nhưng cũng nhờ những chiến sỹ anh hùng đã vui lòng chết để cho Tổ quốc sống, nhân dân sống, như:

- Đồng chí Đàn - đã cúi lưng làm giá súng để cho đồng đội bắn chặn địch lại, đến chết vẫn cứ nằm yên.

- Đồng chí Giót - nhét mình vào lỗ châu mai, làm cho địch không bắn ra được để bộ đội ta tiến lên chiếm đồn giặc.

- Đồng chí Trọng - khi bộ đội ta kéo súng to leo giốc, một khẩu súng trượt xuống, đồng chí Trọng gieo mình dưới bánh xe để chặn súng lại.

Và trăm nghìn anh hùng, liệt sỹ khác đã ung dung làm những việc "Trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc". Người tuy chết, nhưng tiếng thơm lưu truyền mãi với non sông.

Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm trọn nhiệm vụ xây dựng lại nước nhà. Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một chí khí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc, ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn nước Việt Nam ta. Vậy có thơ rằng:

Nhờ ai ta có hòa bình?

Nhờ người chiến sỹ quên mình vì dân.

C.B.2

3. Thông báo về việc nhận con các liệt sỹ làm con nuôi

Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến.

Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹ đó, và tôi nhận con các liệt sỹ làm con nuôi của tôi.

Vậy các ban hành chính các địa phương toàn quốc phải lập tức làm tờ báo cáo. Các làng làm xong, gửi lên huyện. Các huyện xét lại đúng sự thực thì đóng dấu chứng nhận rồi gửi ngay về Văn phòng Chủ tịch Chính phủ ở Hà Nội.

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam                                                                                                                                                                                                                             HỒ CHÍ MINH3

4. Gửi Bác sỹ Vũ Đình Tụng

Thưa ngài,

Tôi được báo cáo rằng: Con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam.

Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là dân tộc anh hùng. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.

Ngài đã đem món của quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây chắc ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn ngài, và gửi ngài lời chào thân ái và quyết thắng.

Tháng 01 năm 1947
HỒ CHÍ MINH4

5. Thư khen bà Bá Huy

Thưa bà,

Tôi nhận được báo cáo rằng bà đã hăng hái giúp đất ruộng, trâu bò, thóc lúa và tiền bạc để lập một an dưỡng đường cho thương binh.

Tôi rất lấy làm vui lòng.

Anh em thương binh đã hy sinh xương máu, để giữ gìn Tổ quốc, bà đã hy sinh tiền của để giúp đỡ anh em thương binh. Như thế là bà đã giúp sức vào công việc giữ gìn Tổ quốc.

Như thế là bà đã làm kiểu mẫu cho đồng bào thực hành cái khẩu hiệu:

"Có tiền giúp tiền, có sức giúp sức,

Đồng tâm hiệp lực, kháng chiến thành công".

Tôi thay mặt Chính phủ và anh em thương binh cảm ơn bà, và ngợi khen bà.

Đồng thời tôi cũng cảm ơn các phụ lão, các vị thân hào và toàn thể nam nữ đồng bào ở vùng đó, đã giúp công, giúp của với bà, để lập nên an dưỡng đường "BÀ BÁ HUY".

Tôi mong bà cùng toàn thể đồng bào vùng đó sẽ luôn luôn chăm nom giúp đỡ các thương binh.

Ngày 27 tháng 7 năm 1947

HỒ CHÍ MINH5

6. Thư gửi anh em thương và bệnh binh

Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc, chẳng may bị thương, bị bệnh trước khi quân thù bị hoàn toàn tiêu diệt, kháng chiến được hoàn toàn thành công.

Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng không, các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khoẻ, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khoẻ, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sỹ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí.

Tháng 7 năm 1948

HỒ CHÍ MINH6

7. Thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức "Ngày Thương binh toàn quốc"

Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh.

Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt.

Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy.

Trong lúc chống nạn đói kém, đồng bào ta đã từng mỗi tuần nhịn ăn một bữa để giúp các đồng bào bị đói. Bây giờ chống nạn ngoại xâm, tôi chắc đồng bào ta sẽ vui lòng vài ba tháng nhịn ăn một bữa để giúp đỡ chiến sỹ bị thương.

Ngày 27 tháng 7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh. Nhưng tôi e trong lúc thi hành, hăng hái thái quá, vậy tôi xin đề nghị:

1) Hôm đó các cụ già thượng thọ, các cháu bé sơ sinh, các bộ đội các mặt trận, những đồng bào đang đau yếu, thì không nên nhịn. Còn các cơ quan, các bộ đội, các trường học, các đoàn thể và toàn thể đồng bào cả nước đều nhịn ăn một bữa.

2) Đó là một việc nghĩa, mọi người tự động làm, tuyệt đối không cưỡng bức.

3) Các làng, huyện, tỉnh, khu phải thiết thực báo cáo kết quả lên Ban thường trực toàn quốc. Nơi nào 100 phần trăm nhân dân tham gia thì Ban thường trực sẽ đăng báo khen. Kết quả cũng phải tính sổ tập trung về Ban thường trực toàn quốc để phân phối cho khắp.

4) Hôm đó tuy các giới, các tổ chức đều hăng hái tham gia, đặc biệt là đoàn thể phụ nữ, thanh niên và nhi đồng cần phải ra sức tuyên truyền, giải thích và giúp việc.

Luôn luôn tin vào lòng nhường cơm, sẻ áo của đồng bào ta, tôi chắc rằng "Ngày thương binh" sẽ có kết quả mỹ mãn.

Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi, và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127đ.00).

Ngày 17 tháng 7 năm 1947

HỒ CHÍ MINH7

Đức Lâm (tổng hợp)

Chú thích:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. t.12, tr. 503-505.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 387.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.435.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.40.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.177.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.471.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.175-176.


 8Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ

Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!

Đã hơn một tháng nay, anh chị em đã phấn đấu cực kỳ anh dũng. Toàn thể đồng bào Việt Nam đều cảm động. Tuy máu đã đổ nhiều, nhưng tôi chắc và toàn thể đồng bào cũng chắc rằng anh chị em thanh niên Nam Bộ quyết hy sinh kháng chiến để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Trong cuộc chống xâm lăng này, các bạn đã là bức Vạn Lý Trường Thành vững chắc. Các bạn phải thống nhất mặt trận thanh niên, đoàn kết, nêu cao tinh thần tin tưởng ở sức mạnh của dân tộc. Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng dọi khắp nước. Những chiến công oanh liệt của các bạn đã làm cho toàn thể đồng bào thêm kiên quyết.

Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!

Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Viêt Nam phải toàn thắng.

Tinh thần kháng chiến anh dũng của thanh niên Nam Bộ muôn năm!

Việt Nam độc lập muôn năm!

Ngày 30 tháng 10 năm 1945

HỒ CHÍ MINH8

9. Gửi các chiến sỹ Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ

Từ ba tháng nay, các anh chị em đã đem xương máu ra để giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc.

Tôi và tất cả đồng bào ở Bắc Bộ, và phía Bắc Trung Bộ, đã bao nhiêu lần tức giận khi nghe bọn thực dân Pháp đạp lên lãnh thổ của ông cha ta, giết hại nòi giống ta.

Đã bao nhiêu lần phấn khởi khi nghe những chiến công oanh liệt do những vị vô danh và hữu danh anh hùng của dân tộc tạo nên, đã bao nhiêu lần hồi hộp cảm động trước những gương hy sinh vô cùng dũng cảm của những người con yêu của Tổ quốc.

Do đó, tôi càng tin chắc rằng: Với một nước đã có những người con hy sinh như thế, anh hùng như thế, đã có một khối toàn dân đoàn kết như thế, nước ta nhất định không bị mất lại một lần nữa.

Để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta còn phải chiến đấu nhiều. Chỉ có chiến đấu mới vượt được những trở lực, khó khăn, chỉ có chiến đấu mới đưa lại vẻ vang cho Tổ quốc. Các bạn ở tiền tuyến không bao giờ cô độc, vì đã có cả một khối toàn dân đoàn kết làm hậu thuẫn cho mình. Thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

Tháng 12 năm 1945

HỒ CHÍ MINH9

10. Thư gửi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ (năm 1959)

Thân ái gửi:

Các anh em thương binh, bệnh binh và các gia đình liệt sỹ,

Nhân ngày 27 tháng 7, thay mặt Đảng và Chính phủ, tôi thành kính tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, tôi thân ái gửi lời thăm các gia đình liệt sỹ, các anh em thương binh, bệnh binh.

Trong năm qua, các gia đình liệt sỹ và anh em thương, bệnh binh đã đóng góp khá nhiều vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Nhiều gia đình liệt sỹ đã hăng hái tham gia tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp và đã đạt được thành tích khá trong công việc sản xuất và tiết kiệm.

Tôi chúc các gia đình ấy trở thành những gia đình cách mạng gương mẫu.

Nhiều tập đoàn sản xuất của thương, bệnh binh đã đạt được những kết quả tốt, như:

- Tập đoàn thương binh Ba Tơ (Thanh Hóa), hợp tác xã nông nghiệp của anh em thương binh ở Lý Thành (Nghệ An) được tặng Huân chương Lao động hạng Hai.

- Các đồng chí Lê Danh ở tập đoàn Sao Mai (Hải Dương), Lê Văn Bổng ở tập đoàn Quang Vinh (Quảng Bình), Nguyễn Tấn Tửu ở tập đoàn Ba Tơ, Phạm Xuân Ba ở tập đoàn Sa Huỳnh (Thanh Hóa)... đã được khen thưởng.

Nhiều đồng chí thương binh đang phụ trách những công tác quan trọng như:

- Đồng chí Phạm Văn Toàn (thương binh hạng 3) là Chủ nhiệm hợp tác xã Nam Tiến (Thái Bình).

- Đồng chí Nguyễn Văn Hồi (thương binh hạng 3) là Chủ tịch xã kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Sũ Bến (Hòa Bình).

- Đồng chí Phạm Hữu Hoạt (thương binh cụt chân) là Phó chủ nhiệm hợp tác xã Tân Đoài (Thanh Hóa).

Nhiều đồng chí thương binh ở trại đã tích cực học tập và lao động gương mẫu như các đồng chí Liên Tạo, Ngô Thúc Phòng ở trại an dưỡng Nghệ An đã được khen thưởng, v.v..

Tất cả anh em thương binh, bệnh binh đã đem hết khả năng của mình để tăng gia sản xuất và góp phần xây dựng đất nước. Tôi hoan nghênh tinh thần hăng hái lao động của anh em và mong anh em càng cố gắng, càng tiến bộ nữa.

Tôi mong cán bộ và đồng bào các nơi sẵn sàng săn sóc và giúp đỡ các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh trong công việc sản xuất, trong các hợp tác xã, tổ đổi công.

Tôi nhắc các cơ quan, đoàn thể chấp hành chu đáo chính sách của Đảng và Chính phủ đối với thương binh và liệt sỹ, để anh em thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ được ổn định hơn nữa trong công tác và trong đời sống.

Chào thân ái!

Ngày 27 tháng 7 năm 1959

HỒ CHÍ MINH10

11. Bài nói chuyện tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (trích)

Thưa các đồng chí,

Tôi xin thay mặt Trung ương Đảng và Mặt trận hoan nghênh các đồng chí đã đến dự lễ chúc mừng Đảng 30 tuổi.

Trong thời gian vừa qua, khắp miền Bắc nước ta từ thành thị đến nông thôn, các nhà máy, nông trường, hợp tác xã, các đơn vị bộ đội, các cơ quan, trường học, v.v. ai cũng hăng hái thi đua lấy thành tích chào mừng Đảng. Tôi xin thay mặt Đảng gửi lời khen ngợi và cảm ơn toàn thể đồng bào.

Đồng bào miền Nam trước đây đã từng anh dũng tham gia cách mạng và kháng chiến, ngày nay đang đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh chống chế độ hung tàn của Mỹ - Diệm, đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, đòi hòa bình thống nhất nước nhà và luôn luôn hướng về miền Bắc. Tôi xin thay mặt Đảng gửi đến đồng bào lời chào thân ái nhất; và nói với đồng bào rằng: Cuộc đấu tranh chính nghĩa tuy phải trường kỳ gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi.

Thưa các đồng chí,

Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!

Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động. Trong đại gia đình vô sản quốc tế rực rỡ dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta có những người anh vĩ đại như Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp và các đảng anh em khác, gồm 35 triệu anh em chiến sỹ tiên phong của giai cấp công nhân.

Đảng ta vĩ đại thật. Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra.

Từ ngày mới ra đời, Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong.

- Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sỹ của Đảng ta, của dân ta.

Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám và trong tám, chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân, vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ oanh liệt. Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Đảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù. Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã chuyển lại cho chúng ta11.

12. Thư gửi Ban Tổ chức Trung ương Ngày Thương binh tử sỹ

Kính gửi Ban Tổ chức Trung ương Ngày Thương binh tử sỹ,

Ngày 27-7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình tử sỹ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp một phần xương máu trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta.

Càng tưởng nhớ đến những người con dũng cảm của Tổ quốc, thì mọi người càng phải thêm hăng hái thi đua làm trọn nhiệm vụ tổng động viên, để chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để tranh lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Mà cũng để trả thù cho thương binh và tử sỹ ta.

Năm nay, Chính phủ không mở cuộc lạc quyên cho ngày ấy.

Nhưng tôi mong rằng các đoàn thể văn hóa, công nhân, nông dân, phụ nữ, nhi đồng, và các bộ đội hoặc đến an ủi thương binh và gia đình tử sỹ, hoặc viết thư hỏi thăm, ai sẵn quà gì thì biếu quà ấy để tỏ lòng thương mến.

Nhân dịp này, tôi xin gửi một tháng lương để góp vào quỹ tổ chức. Và tôi trân trọng gửi các anh em thương binh và gia đình các tử sỹ.

Lời chào thân ái và quyết thắng!

HỒ CHÍ MINH12

13. Một anh "Mẹ thương binh"

Bất kỳ ở địa vị nào, làm công việc gì, hễ cố gắng thi đua, làm tròn nhiệm vụ, tức là anh hùng.

Đồng chí Đàm Văn Hoạch là một y tá, năm nay 21 tuổi, rất hăng hái, tận tuỵ, dẻo dai. Một mình làm công việc của 2 người, mà vẫn làm đến nơi đến chốn, làm vượt mức.

Khi đơn vị nghỉ, thì đồng chí Hoạch săn sóc đến từng người. Dạy cho từng người giữ vệ sinh, biết cách phòng ngừa bệnh. Trông nom đến cơm ăn, áo mặc của anh em được ngon lành, sạch sẽ. Mỗi tối, lúc mọi người đi ngủ, đồng chí Hoạch đi thăm từng người xem đã rửa chân, chăng màn, đắp chăn chưa. Đồng chí Hoạch cổ động mọi người ăn trở đầu đũa, ăn nhai kỹ, cắt móng tay, sắm ống tăm, v.v.. Lúc đầu, anh em thấy phiền, phản đối không làm; song đồng chí Hoạch vẫn bền gan, chịu khó, khuyến khích mãi, sau ai cũng vui lòng làm theo. Ngoài công việc y tá, đồng chí Hoạch luôn luôn giúp anh em học văn hóa và chính trị. Có khi đưa tiền lương của mình mua sắm giải thưởng cho anh em thi đua.

Khi đơn vị đi đường, thì đồng chí Hoạch động viên anh em khoẻ mang hộ súng đạn cho anh em yếu mệt. Đến nơi, anh em nghỉ ngơi, thì đồng chí Hoạch chăm lo thức ăn, chỗ ngủ, tìm suối nước, giúp lấy củi cho anh em. Với những anh em đau ốm, đồng chí Hoạch nấu giúp nước xông, giặt quần áo, lo cơm cháo, đổ cứt đái, không từ việc gì.

Lúc đánh giặc, thì mặc dầu nguy hiểm, đồng chí Hoạch vẫn đi sát bộ đội. Băng bó thương binh, rồi cõng người và mang súng đến chỗ an toàn. Trong mấy chiến dịch, đồng chí Hoạch đã cõng gần 100 thương binh. Nói tóm lại: Đồng chí Hoạch đã làm đúng như lời Hồ Chủ tịch: "Người làm thuốc phải như người mẹ hiền, chị tốt". Vì vậy anh em đã tặng đồng chí Hoạch cái tên vinh dự là người "Mẹ thương binh", và toàn quân đã cử đồng chí ấy đi dự Đại hội toàn quốc các chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu. Đồng chí Hoạch là một gương mẫu cho toàn thể cán bộ và nhân viên quân y ta.

C.B.13

Đức Lâm (tổng hợp)

Chú thích

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.79.
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.134.
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 484-485
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr. 2-3.
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.75.
13. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 519-520.


 Bác Hồ với công tác thương binh, liệt sỹ (tiếp theo)

14. Quốc lệnh

Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Vậy Chính phủ ra Quốc lệnh rõ ràng gồm có 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt, cho quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm.

I. Thưởng

1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng.

2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng.

3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng.

4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng.

5. Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng.

6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng.

7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng.

8. Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng.

9. Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng.

10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng.

II. Phạt

1. Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử.

2. Trái quân lệnh sẽ bị xử tử.

3. Ra trận tự ý rút lui sẽ bị xử tử.

4. Tự ý phá hoại giao thông sẽ bị xử tử.

5. Phá hoại quân khí sẽ bị xử tử.

6. Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử.

7. Vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử tử.

8. Trộm cắp của công sẽ bị xử tử.

9.Hãm hiếp, cướp bóc sẽ bị xử tử.

10. Can tội bắt cóc, ám sát sẽ bị xử tử.

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 1946

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

HỒ CHÍ MINH1

16. Thư khen ngợi các chiến sỹ bị thương và sự tận tâm của các y sỹ, khán bộ, cứu thương

Cùng các nam nữ chiến sỹ bị thương,

Tôi tiếp được nhiều thơ nam nữ chiến sỹ bị thương, hăng hái hứa với tôi rằng: Hễ vết thương khỏi, thì lại xin ra mặt trận.

Lòng yêu nước, chí kiên quyết của các chiến sỹ thật là đáng quý!

Các chiến sỹ đã hy sinh máu mủ để giữ gìn đất nước. Nay đã bị thương mà còn mong mỏi ra sát địch ở trận tiền. Các chiến sỹ thật xứng đáng với Tổ quốc, và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên những người con yêu quý như thế.

Tôi thay mặt Chính phủ hỏi thăm và chúc anh chị em mau lành mạnh.

Các anh em thầy thuốc và chị em khán hộ, cứu thương,

Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách rất chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc.

Tôi thay mặt anh em thương binh, cảm ơn các bạn, và khuyên các bạn gắng sức.

Tôi gửi cho tất cả mọi người trong nhà thương lời chào thân ái và quyết thắng.

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

HỒ CHÍ MINH2

17. Thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh, cựu binh

Thân ái gửi cụ Bộ trưởng Thương binh, cựu binh,

Nhân ngày Thương binh, tôi nhờ cụ biếu lại những anh em thương binh kiểu mẫu mấy bộ áo mà đồng bào đã biếu tôi.

Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Họ đã làm trọn nhiệm vụ, họ không đòi hỏi gì cả.

Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng ?

Tôi có ý kiến như sau:

Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh.

Giúp lâu dài, chứ không phải chỉ giúp trong một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:

1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào hằng tâm hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh.

2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã sẽ tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi sẽ để nuôi thương binh.

3. Tuỳ theo số ruộng đất trích được, mượn được hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều hoặc ít thương binh về xã. Anh em thương binh sẽ tuỳ sức mà làm những công việc nhẹ, như học may vá, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, giúp việc bình dân học vụ trong làng, v.v..

Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau.

Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thoả mãn lòng ước ao báo đáp anh em thương binh; mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất và vui vẻ về tinh thần và vẫn có dịp tham gia sự hoạt động ích lợi cho xã hội.

Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ và chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tốt đẹp.

Xin cụ chuyển lời tôi hỏi thăm tất cả anh em thương binh.

Chào thân ái và quyết thắng!

HỒ CHÍ MINH3

18. Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Ngày độc lập (trích)

...

Nhân dịp Quốc khánh, tôi thay mặt nhân dân, quân đội và Chính phủ ta cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình.

Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc

Tôi gửi lời thân ái an ủi các thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ

Khen ngợi: Toàn thể chiến sỹ Vệ quốc quân, bộ đội địa phương, dân quân du kích và công an;

Đồng bào dân công;

Chiến sỹ thi đua tăng gia sản xuất;

Cán bộ Quân, Dân, Chính, Đảng;

Các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng;

Đồng bào ở vùng tạm bị chiếm và kiều bào ở nước ngoài.

Nhân dịp này tôi kêu gọi những người lầm đường theo địch, hãy giác ngộ và trở về với Tổ quốc. Chính phủ và nhân dân ta bao giờ cũng khoan hồng với những người cải tà quy chính.

Tuy chúng ta đã tranh được nhiều thắng lợi lớn, nhưng chúng ta tuyệt đối không chủ quan khinh địch. Để tranh lấy độc lập và thống nhất thật sự và góp phần vào việc giữ gìn hòa bình thế giới, cuộc kháng chiến của ta vẫn còn phải trường kỳ và gian khổ, quân và dân ta phải quyết tâm vượt mọi khó khăn, thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Quân đội phải ra sức thi đua học tập chính trị và quân sự, nâng cao chí khí chiến đấu, tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa, phá tan mọi âm mưu tấn công của địch.

- Nhân dân phải thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, tham gia kháng chiến.

- Đồng bào sau lưng địch phải ra sức ủng hộ kháng chiến, đấu tranh chống địch càn quét, bắt lính, phá hoại sản xuất, phải ra sức giữ gìn tính mệnh tài sản của mình.

- Mọi người hãy sốt sắng tham gia và ủng hộ công cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất.

- Cán bộ phải ra sức học tập chỉnh huấn, phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng.

Để làm tròn những nhiệm vụ này, quân đội, nhân dân và cán bộ ta phải:

- Nâng cao tư tưởng trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; phải nhận rõ ta, bạn, thù; phải luôn luôn tỉnh táo và ra sức phá tan mọi âm mưu của địch lừa bịp và tiến công, đập tan chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".

- Toàn dân đoàn kết vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ, đẩy mạnh kháng chiến, giữ vững độc lập.

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi

Độc lập thống nhất, nhất định thành công!

Chào thân ái và quyết thắng!

Ngày 02 tháng 9 năm 1953

HỒ CHÍ MINH4

19. Thư gửi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ (năm 1958)

Thân ái gửi: Các anh em thương binh, bệnh binh và các gia đình liệt sỹ,

Nhân ngày 27 tháng 7, thay mặt Đảng và Chính phủ, tôi thân ái gửi lời thăm các gia đình liệt sỹ, các anh em thương binh, bệnh binh.

Nhân dịp này, Bác có mấy lời nhắc nhủ anh em như sau:

Từ ngày hòa bình lập lại, anh em đã cố gắng nhiều và có nhiều thành tích trong học tập và tăng gia sản xuất. Đã có người được bầu làm chiến sỹ thi đua và lao động xuất sắc, cán bộ gương mẫu. Ví dụ:

- Đồng chí Trần Chút (ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), dù cụt một tay, đã bốn lần liền được bầu làm chiến sỹ nông nghiệp trong tỉnh, được cử đi dự Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc.

- Đồng chí Nguyễn Văn Hơn (miền Nam), cụt tay, về sản xuất ở xã Liên Thành, đã được bầu làm chiến sỹ nông nghiệp tỉnh Nghệ An.

- Đồng chí Phạm Hữu Hoạt, cụt một chân, là chiến sỹ xuất sắc về ngành chăn nuôi.

- Đồng chí Phạm Văn Tiêm, ở nông trường quốc doanh Đông Hiếu, 12 lần được khen thưởng, được bầu làm chiến sỹ toàn ngành, v.v..

Còn nhiều chiến sỹ gương mẫu khác nữa. Các đồng chí ấy trước đã ra sức giết giặc trong thời kỳ kháng chiến, nay lại ra sức sản xuất trong thời kỳ hòa bình. Như thế là rất tốt. Các anh em thương binh cần noi gương những đồng chí đó.

Nhưng cũng có một số ít vẫn còn tư tưởng và hành động không đúng, không gương mẫu, chưa thật đoàn kết với đồng bào địa phương. Bác mong những anh em đó cố gắng sửa chữa để tiến bộ.

Bác mong những anh em thương tật nặng thì yên tâm an dưỡng. Các anh em khác thì tùy khả năng của mình, hăng hái tham gia sản xuất trong các tổ đổi công và hợp tác xã.

Tôi thân ái gửi lời hỏi thăm và chúc các gia đình liệt sỹ đạt được nhiều thành tích trong công việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, để góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc.

Tôi mong đồng bào các nơi sẵn sàng giúp đỡ anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ trong việc sản xuất làm ăn.

Cuối cùng, tôi cũng nhắc các cơ quan, đoàn thể phải chấp hành một cách chu đáo các chính sách của Đảng và Chính phủ đối với anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Chào thân ái!

Tháng 7 năm 1958

HỒ CHÍ MINH5

Tâm Trang (tổng hợp)

Chú thích:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. t.5, tr.190.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.16.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.136
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 228-230.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 507


 19. Lời kêu gọi và khuyên nhủ các chiến sỹ

Cùng các chiến sỹ yêu quý,

Trận Đông Khê, Thất Khê, Cao Bằng ta đã thắng to. Tôi thay mặt Chính phủ nghiêng mình trước linh hồn các liệt sỹ đã hy sinh vì nước, an ủi các anh em thương binh, khen ngợi toàn thể cán bộ và chiến sỹ.

Tôi ra lệnh cho Bộ Tổng tư lệnh mau chóng khen thưởng những đơn vị và những chiến sỹ đã lập nhiều chiến công oanh liệt. Trong số khen thưởng đó gồm có các chiến sỹ có công to, các cán bộ đắc lực, các anh em ngành chuyên môn trong quân đội, các anh em nấu bếp trong bộ đội và các cháu giúp việc giao thông liên lạc đắc lực, nhất là các đồng bào đã đặc biệt giúp đỡ bộ đội.

Ta đã thắng to trong trận này là vì bộ đội ta rất dũng cảm, chỉ huy rất đúng đắn, nhân dân rất hăng hái, Chính phủ rất kiên quyết. Nhưng chúng ta chớ vì thắng lợi mà kiêu căng, chủ quan khinh địch. Chúng ta phải nhớ rằng: Trong toàn cuộc trường kỳ kháng chiến thì thắng lợi này chỉ mới là một bước đầu. Chúng ta còn phải đánh và phải thắng nhiều trận gay go hơn, to tát hơn nữa mới đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chúng ta cũng phải nhớ rằng trong trận này, ta đã thắng hai lần: Thắng lợi thứ nhất là chúng ta đã tiêu diệt địch và đã giải phóng Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê. Thắng lợi thứ hai là ta đã thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm của ta.

Lợi dụng triệt để cuộc thắng lợi đó, Bộ Tổng tư lệnh sẽ tổ chức những cuộc hội nghị kiểm thảo và những ban huấn luyện để tổng kết kinh nghiệm, phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, nâng cao lực lượng về mọi mặt. Trong những cuộc hội nghị kiểm thảo và trong các ban huấn luyện này, phải triệt để lợi dụng vũ khí tốt nhất, mạnh nhất là phê bình và tự phê bình một cách dân chủ, kiểm thảo từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên. Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình.

Làm như thế thì chúng ta sẽ phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa sạch khuyết điểm. Đánh thắng khuyết điểm của ta tức là đã một lần đánh thắng quân địch.

Tôi chắc rằng: Các cán bộ và chiến sỹ đã hăng hái thi đua giết giặc lập công thì sẽ hăng hái thi đua trong cuộc phê bình và tự phê bình, và do đó, ta sẽ thắng to hơn nữa mà tôi sẽ có dịp khen thưởng các chiến sỹ nhiều hơn nữa.

HỒ CHÍ MINH1

20. Thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh nhân Ngày Thương binh, liệt sỹ

Kính gửi Cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh,

Nhân dịp ngày 27 tháng 7, tôi thay mặt Chính phủ thân ái gửi lời an ủi anh em thương binh, bệnh binh và hỏi thăm gia đình các liệt sỹ, đồng thời cảm ơn đồng bào những nơi đã đón thương binh, bệnh binh về xã.

Sau đây tôi có mấy lời nhắn nhủ:

- Các đoàn thể ở xã: Sau phong trào phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất và những thắng trận to lớn của bộ đội ta, nhiều nơi đã hăng hái đón thương binh, bệnh binh về xã, giúp đỡ anh em làm ăn và đã chiếu cố chu đáo các gia đình liệt sỹ.

Thế là rất tốt. Đó là một cách để tỏ lòng nhân dân biết ơn những chiến sỹ đã có công giữ nước, giữ làng. Song việc giúp đỡ ấy cần phải thiết thực, cần có tổ chức, và mọi người trong xã đều cần tuỳ theo khả năng mà tham gia.

- Các thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ: Thì cần phải biết ơn sự săn sóc của đồng bào; cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tuỳ theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã, chớ nên yêu cầu quá đáng, ra vẻ "công thần".

- Tôi tiếp được báo cáo nhiều nơi khen ngợi một số anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ đã trở nên gương mẫu trong xã. Tôi mong rằng Bộ thường nêu những thành tích và những kinh nghiệm quý báu ấy để những xã khác và những anh em khác noi theo.

- Tôi xin gửi Cụ 30.600 đồng do một kiều bào ở Trung Quốc gửi tặng và một tháng lương của tôi là 45.000 đồng để Cụ làm quà cho anh em.

Chào thân ái và quyết thắng!

Tháng 7 năm 1954

HỒ CHÍ MINH2

21. Diễn từ trong buổi lễ đặt vòng hoa ở Đài Liệt sỹ

Hỡi các liệt sỹ,

Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Bác thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sỹ.

Các liệt sỹ đã hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sỹ đã ghi sâu vào lòng dạ của toàn dân và non sông đất nước.

Các liệt sỹ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sỹ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước.

Máu nóng của các liệt sỹ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sỹ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh.

Một nén hương thành,

Vài lời an ủi.

Anh linh của các liệt sỹ bất diệt!

Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!

HỒ CHÍ MINH3

22. Nói chuyện với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên nhân dịp Tết Đinh Dậu

Nhân dịp Tết, Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ chúc Tết các cô các chú đại biểu cho các đơn vị, thương binh và quân nhân phục viên.

Năm qua, trong việc xây dựng quân đội như huấn luyện chiến thuật kỹ thuật, giáo dục chính trị, trong việc bảo vệ Tổ quốc như giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến, cũng như trong công tác giúp dân sau cải cách ruộng đất, các cô các chú đều làm việc có tiến bộ. Đó là một điểm tốt. Một điểm nữa là phong trào thi đua tiết kiệm vừa rồi, quân đội cũng khá. Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi các cô các chú.

Khá, tốt, nhưng chưa phải là 100%, chớ nghe khen mà tự mãn. Các cô các chú còn phải cố gắng hơn. Đã xung phong thì phải giữ được lâu dài.

Bây giờ Bác hỏi các cô các chú: Sinh hoạt hiện nay so với hồi còn kháng chiến như thế nào? Có hơn không?

(Nhiều tiếng trả lời: Thưa Bác, hơn nhiều ạ!)

- Thế thì tốt lắm. Sinh hoạt có hơn trước, Bác mừng. Ý muốn của Trung ương Đảng và Chính phủ là làm thế nào sinh hoạt được tốt hơn nữa. Nước ta hòa bình mới hai năm, bị chiến tranh tàn phá 15 năm, hiện nay nước ta còn tạm thời bị chia làm hai miền, vậy vì sao sinh hoạt đã cải thiện hơn trước? Đó là do cố gắng của đồng bào, của các cô các chú, đồng thời cũng phải biết là nhờ có sự giúp đỡ của các nước anh em.

Nước ta đất hẹp, người ít, văn hóa kém Liên Xô và Trung Quốc.

Như vậy thì các cô các chú có muốn cải thiện sinh hoạt mau hơn cả Liên Xô, Trung Quốc không?

Muốn cải thiện ngay là không thiết thực, không đúng. Phải đi dần từng bước. Muốn cải thiện sinh hoạt, phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

... Về việc thực hiện chính sách cán bộ, đào tạo, cất nhắc cán bộ, việc khen thưởng trong quân đội và vấn đề ưu đãi gia đình thương binh, liệt sỹ, quân nhân phục viên, Đảng và Chính phủ sẽ chú ý hơn nữa. Trước đây có việc đã thực hiện tương đối khá, cũng có điểm còn thiếu sót. Thiếu sót thì sẽ sửa chữa. Nhưng làm gì cũng phải dần dần.

Bây giờ Bác dặn các cô các chú:

Điểm thứ nhất: Các cô các chú cần phải biết nước ta còn tạm chia làm hai miền, bọn đế quốc, nhất là Mỹ, đang tìm cách phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy nhân dân nói chung, nhất là quân đội, phải luôn luôn cảnh giác, nâng cao chí khí chiến đấu, bất kỳ thời chiến hay thời bình, phải luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị làm nhiệm vụ. Muốn nâng cao chí khí chiến đấu, cố nhiên là phải học chính trị và quân sự, phải giữ thật nghiêm kỷ luật của quân đội. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội.

Điểm thứ hai: Đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh nhất của ta. Phải đoàn kết nội bộ, giữa cán bộ và chiến sỹ, đoàn kết quân dân, đoàn kết với các nước anh em.

Điểm thứ ba: Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn luôn giữ vững và phát triển.

Nếu các cô các chú nhớ và thực hiện được "Đoàn kết, cảnh giác, nâng cao chí khí chiến đấu, truyền thống anh dũng, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ" thì quân đội ta bất kỳ thời chiến hay thời bình sẽ là quân đội tất thắng, vô địch. Các cô các chú nhớ không? Làm được không?

(Mọi người đồng thanh: Nhớ ạ! Làm được ạ!)

Các cô các chú miền Nam thắc mắc bao giờ thì thống nhất phải không?

(Có ạ!)

Việc thống nhất nước nhà cũng là một cuộc cách mạng, cách mạng thì phải thế nào?

(Phải lâu dài gian khổ!)

Nhưng mà cuối cùng thì thế nào?

(Thì thắng lợi!)

Có nhất định không?

(Nhất định!)

Thế thì không thắc mắc nữa chứ?

(Có nhiều tiếng cười khúc khích)

(Một đồng chí nữ văn công nói: Nhưng mà nhớ nhà lắm ạ!)

Bác quay lại phía đồng chí văn công, hỏi: Bắc, Trung, Nam có mấy Tổ quốc?

(Một ạ!)

- Có mấy Chính phủ ?

(Một ạ!)

Có mấy Đảng?

(Một ạ!)

- Thế thì đây cũng là nhà rồi. Các cô các chú cần phải hiểu: Học đâu, làm việc ở đâu là nhà ở đó. Nhớ miền Nam không phải chỉ có ngồi mà nhớ cái núi, dòng sông, cây dừa rồi hỏi: "Bao giờ thì thống nhất" hoặc lại hỏi "trường kỳ bao nhiêu?". Chúng ta cố gắng khắc phục khó khăn bao nhiêu thì "trường kỳ" rút ngắn đi chừng ấy. Tây cướp nước ta 80 năm, ta bị nô lệ, mất tự do, bệnh nặng thì phải uống thuốc lâu ngày. Cách mạng mấy mươi năm, kháng chiến tám, chín năm, ta đã hoàn toàn giải phóng miền Bắc khỏi ách nô lệ. Thế là như bệnh đã khỏi một nửa. Bây giờ phải cố gắng nữa.

Các chú thương binh và quân nhân phục viên hôm nay có mặt ở đây về gặp anh em nhớ nói lại cho anh em rõ. Thương binh là những người đã đưa một phần xương máu phục vụ cho Tổ quốc. Họ là anh hùng. Quân nhân phục viên đã đánh giặc bao năm, như vậy là đã kinh qua một lịch sử vẻ vang. Bây giờ các chú tuỳ khả năng mà tham gia tăng gia sản xuất, không yêu cầu làm quá sức. Nhưng với truyền thống oanh liệt của quân đội thì bất kỳ đi đâu, làm gì đều phải gương mẫu. Có nhiều chú đã cố gắng gương mẫu. Thế là rất tốt. Bác mong tất cả đều giữ được truyền thống vẻ vang đó.

Trong quân đội cách mạng, cán bộ phải làm gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống tinh thần, vật chất của chiến sỹ, phải gương mẫu học tập và giữ kỷ luật. Cán bộ có hứa làm được không?

Các cô các chú đã hứa với Bác, về phải cố làm cho được. Nếu đơn vị nào làm được như đã hứa: Đoàn kết, kỷ luật, học tập, mọi việc đều tốt nhất, Bác sẽ đến thăm trước.

Cuối cùng, Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ chúc các cô các chú vui vẻ, mạnh khoẻ, năm mới tiến bộ mới4.

Tâm Trang (tổng hợp)

Chú thích:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.456.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.08-09
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 223-224.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr. 488-491.


 

  1. Lời kêu gọi nhân ngày 27/7/1948

Cùng toàn thể đồng bào!

Anh em thương binh và gia đình tử sỹ!

Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó đến như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con, dân ta.

Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững, để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào.

Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào.

Họ hy sinh gia đình và tài sản họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào.

Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống.

Họ là những chiến sỹ anh dũng của ta.

Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở trước mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sỹ.

Cách mấy ngày trước, họ là những thanh niên lành mạnh, vui vẻ, oanh liệt. Trải qua những ngày ăn gió nằm sương, những trận mưa bom bão đạn, họ bị tay què chân cụt, họ hóa ra thương binh.

Họ đã hy sinh cho ai?

Cách mấy ngày trước, bố mẹ họ nhận được tin tức, đang mong cho đến ngày kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, họ sẽ trở lại quê hương, một nhà đoàn tụ.

Ngày nay, bố mẹ họ đã mất một người con yêu quý. Vợ trẻ thơ trở nên bà hóa. Con dại trở nên bồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sỹ.

Họ đã hy sinh cho ai?

Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.

Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ đang tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sỹ.

Tôi cũng mong đồng bào sẵn lòng giúp đỡ họ về vật chất và về tinh thần.

Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sỹ sẽ không thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn.

Vì vậy, tôi mong và chắc rằng: Đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi. Nhân dịp này, tôi xin thay mặt anh em thương binh và gia đình tử sỹ cảm ơn đồng bào.

Tôi cũng thay mặt Chính phủ, gửi lời thân ái an ủi các anh em thương binh và gia đình tử sỹ và hứa rằng Chính phủ luôn luôn tìm cách săn sóc các bạn. Chúc các bạn được bình yên.

Chào thân ái và quyết thắng.

HỒ CHÍ MINH1

  1. Thư gửi anh em thương binh Mặt trận Lê Hồng Phong

Anh em thương binh,

Tôi được báo cáo rằng trong trận Phố Lu và Nghĩa Đô, toàn thể chiến sỹ tỏ ra rất anh dũng.

Riêng các anh bị thương, do sự chăm nom của các thầy thuốc và các khán hộ, một số lớn anh em thương binh đã lành mạnh, trở về bộ đội. Còn các chú đang cần ở lại y viện tôi gửi lời thân ái an ủi các chú và chúc các chú mau trở lại mạnh khoẻ để đi đánh giặc lập công thêm.

Tôi cũng cảm ơn các thầy thuốc và anh em khán hộ đã chăm nom các thương binh rất chu đáo. Thế là đáng khen.

Chào thân ái và quyết thắng!

Ngày 01 tháng 5 năm 1950

HỒ CHÍ MINH2

  1. Anh hùng Nguyễn Thị Bươi*

Người Long Động, tỉnh Quảng Yên,

Hai mươi bốn tuổi, tính hiền và ngoan.

Từ ngày giặc đánh vào làng,

Chị đánh du kích tỏ gan anh hùng.

Việc gì chị cũng xung phong,

Khiến cho đồng đội càng hăng thêm nhiều.

Chiến tranh càng khó bao nhiêu,

Tinh thần càng vững, càng nhiều chiến công.

Khi đánh giặc, khi giao thông,

Tuyên truyền, tổ chức, chị không ngại nề.

Một hôm, khai hội ra về,

Chẳng may địch bắt, không hề khai ra.

Chúng dùng đủ cách khảo tra,

Rồi cho lính hiếp suốt 3, 4 tuần.

Chém cha lũ giặc bất nhân,

Chúng toan bắn chị ở chân ngôi đình.

Nghĩ rằng mình chết đã đành,

Còn tài liệu Đảng giấu quanh mái nhà.

Chị bèn một chước nghĩ ra:

Xin về lấy súng đặng mà báo tin.

Đến làng, gặp một người quen,

Thừa cơ chị đã đưa tin rõ ràng.

Rồi quay mặt lại đường hoàng,

Chửi vào mặt giặc, giặc càng căm gan.

Chúng liền đạp chị ngã lăn,

Đứa dao khoét vú, đứa chân giẫm đầu.

Đứa thì tay đỡ chậu thau,

Đứa thì mổ chị từ đầu đến chân!

Chị luôn giữ vững tinh thần,

Hô to khẩu hiệu, chửi quân bạo tàn.

Vì lòng yêu nước nồng nàn,

Nêu gương oanh liệt muôn ngàn đời sau.

C.B3.

(*Anh hùng liệt sỹ Mạc Thị Bưởi. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ở thôn Long Động, xã Nam Tần, huyện Nam Sách thuộc Quảng Yên (nay Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương).

  1. Thư khen cán bộ và nhân viên quân y

Thân ái gửi cán bộ và nhân viên quân y,

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, ngành quân y ta đã có nhiều cố gắng và đã lập được thành tích trong việc cứu chữa thương binh, bệnh binh cũng như trong việc giữ gìn sức khoẻ bộ đội.

Quân y đã cùng với ngành y tế nhân dân chế được nhiều thuốc hay, tìm được nhiều cách chữa giỏi, góp phần tổ chức, hướng dẫn cho bộ đội cách ăn ở tốt và đã đào tạo, bồi dưỡng được nhiều cán bộ, nhân viên tốt.

Nhiều cán bộ, nhân viên quân y đã nêu cao tinh thần dũng cảm, tận tuỵ cứu chữa đồng đội.

Nhiều đơn vị quân y đã có thành tích xuất sắc.

Cán bộ, nhân viên quân y còn tham gia cứu chữa, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở các nơi đóng quân.

Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi các đồng chí. Bác nhắc nhủ các cô, các chú phải:

- Đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng, về chuyên môn kỹ thuật.

- Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khoẻ của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhân dịp này, Bác thân ái hỏi thăm các đồng chí thương binh, bệnh binh, khuyên các đồng chí yên tâm chữa bệnh mau chóng khoẻ để trở lại công tác.

Chào thân ái và quyết thắng

Ngày 31 tháng 7 năm 1967.

BÁC HỒ4                                                                                                                                                                                                                   

  1. Điện gửi Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ

Kính gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ,

Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,

Thưa Chủ tịch thân mến,

Nhân dịp Tết Kỷ Dậu, tôi xin gửi lời chúc mừng thắm thiết nhất tới Chủ tịch, các vị trong Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, toàn thể đồng bào và chiến sỹ miền Nam anh hùng.

Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận dân tộc giải phóng, cuộc chiến đấu vĩ đại chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam ta đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang.

Tuy đã thua to, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm bám lấy miền Nam, chúng vẫn đẩy mạnh chiến tranh và đang tàn sát dã man đồng bào ta gây thêm biết bao tội ác từ thành thị đến nông thôn. Bè lũ Việt gian bán nước Thiệu - Kỳ - Hương đang ra sức khủng bố những người tiến bộ, hòng đè bẹp phong trào đòi lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.

Máy bay Mỹ vẫn liên tiếp xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gây thêm nhiều tội ác mới đối với đồng bào miền Bắc.

Tôi tin chắc rằng sang năm mới, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng càng cố gắng hơn nữa, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết giáng những đòn trí mạng vào bọn xâm lược Mỹ và tay sai. Với sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân cả nước, sự ủng hộ to lớn của nhân dân thế giới, đồng bào miền Nam nhất định giành được thắng lợi to lớn hơn nữa.

Tôi xin nhiệt liệt chúc Chủ tịch, các vị trong Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng, toàn thể đồng bào và chiến sỹ miền Nam năm mới thắng lợi mới.

Tôi nhờ Chủ tịch chuyển đến anh chị em thương binh, bệnh binh và gia đình các liệt sỹ những lời thăm hỏi thân ái của tôi5.

  1. Điện cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ và Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Kính gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,

Thưa Chủ tịch thân mến,

Tôi xin chân thành cảm ơn Chủ tịch và các vị trong Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về những lời chúc mừng thân thiết nhân dịp ngày sinh của tôi.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận dân tộc giải phóng, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đã phát huy thế thắng, thế mạnh của thời kỳ tổng tiến công và nổi dậy, lại lập thêm nhiều chiến công vang dội trong mùa Xuân Kỷ Dậu này, đồng thời liên tiếp giành thắng lợi chính trị và ngoại giao to lớn. Giải pháp 10 điểm của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng mới đề ra là chí tình, chí lý, chắc được toàn thể nhân dân Việt Nam nhất trí ủng hộ và bè bạn khắp năm châu đồng tình.

Đế quốc Mỹ đã thua to, song chúng còn cố bám lấy miền Nam và đang giở nhiều thủ đoạn cực kỳ tàn ác và gian xảo. Nhưng dân tộc ta đang tiến mạnh đến ngày thắng lợi vẻ vang. Tổ quốc thiết tha kêu gọi đồng bào và chiến sĩ miền Nam yêu quý vượt mọi khó khăn, hăng hái xốc tới, giành nhiều thắng lợi quyết định hơn nữa.

Tôi xin gửi Chủ tịch và các vị trong Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng lời cảm ơn thân thiết. Tôi nhờ Chủ tịch chuyển đến toàn thể đồng bào và chiến sỹ miền Nam yêu quý, đến anh chị em thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với kháng chiến lời hỏi thăm thân ái nhất của tôi.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1969

HỒ CHÍ MINH6

Tâm Trang (tổng hợp)

  1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.508.
  2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.251.
  3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.419-420.
  4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.361.
  5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.554.
  6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.570-571.

Bài viết khác: