Chỉ mục bài viết

 19. Hai lần gặp Bác

Trung thu năm 1966, Thành đoàn tổ chức cho câu lạc bộ thiếu nhi biểu diễn tại Nhà hát thành phố, có thông báo Bác Hồ sẽ đến vui với các cháu.

Sắp đến giờ mở màn. Mọi người nóng lòng mong Bác đến. Tôi đang khẩn trương chuẩn bị phía trong sân khấu. Thỉnh thoảng lại khẽ hé riđô nhìn ra các hàng ghế đầu xem Bác tới chưa. Nhưng chỗ Bác vẫn để trống mà phía sau đã ngồi đầy ắp ba tầng nhà hát.

Chợt có tiếng reo to: "Bác Hồ! Bác Hồ!". Tôi quay lại đã thấy Bác đứng sau cánh gà trong bộ quần áo lụa giản dị, tay cầm chiếc quạt phất nhẹ nhàng quạt cho mấy cháu đứng bên. Bác hỏi:

- Hôm nay các cháu biểu diễn gì?

- Dạ thưa Bác, hôm nay chúng cháu biểu diễn ca múa nhạc ạ!

Bác hỏi tiếp:

- Thế có tiết mục văn nghệ dân tộc không?

- Thưa Bác, có ạ!

Các cháu ríu rít quanh Bác, còn tôi, vì hồi hộp quá không biết nên thưa Bác điều gì. Bác đi thăm các đồng chí phục vụ nhà hát rồi xuống xem biểu diễn.

Tối biểu diễn hôm đó thành công tốt đẹp, vui, sôi nổi hơn bao giờ hết.

Một lần khác, tôi dẫn gần 100 cháu và cán bộ phụ trách vào biểu diễn phục vụ khách tại Phủ Chủ tịch.

Khi các cháu vừa hóa trang và chuẩn bị xong thì Bác và một số đồng chí từ nhà sàn đi tới, trên “con đường xoài" mát rượi. Các cháu ùa ra đón Bác, còn tôi và mấy anh cán bộ chỉ đứng ngây ra nhìn Bác và đàn cháu nhỏ. Cháu nào cũng muốn chen vào để được gần Bác, để được Bác cầm tay, xoa đầu và hỏi han. Bác và các cháu đi dần về phía "sân khấu" nơi Bác sẽ tiếp khách. Chợt Bác hỏi:

- Hôm nay các cháu làm gì mà đánh phấn, má hồng thế này?

- Thế không đánh phấn thì có biểu diễn được không? - Bác hỏi tiếp.

Các em đồng thanh trả lời:

- Thưa Bác, có ạ!

Cán bộ phụ trách chúng tôi lúc ấy đều hiểu ý Bác: Không nên quá câu nệ hình thức son phấn đối với tuổi thơ trong những buổi sinh hoạt như thế này.

Cuối buổi biểu diễn, Bác cùng khách gọi các cháu đến chia kẹo và chụp ảnh cùng Bác.

(Theo Lê Bùi, Báo Hà Nội mới, ngày 15-5-1985)

20. Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên

Chiều hôm đó, thứ 6, ngày 21 tháng 9 năm 1945 (tức ngày 15 tháng 8 năm Ất Dậu), tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ Phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.

Ngay từ chiều, Bác đã cho mời đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và một đồng chí phụ trách thiếu nhi của thanh niên đến hỏi về việc tổ chức Trung thu tối nay cho các em.

Nghe báo cáo chỉ có ba địa điểm xung quanh Bờ Hồ để bày mâm cỗ cho hàng vạn em, Bác bảo các anh chị phụ trách phải tổ chức cho thật khéo để em nào cũng có phần. Về chương trình vui chơi, Bác khen là có nhiều cố gắng về mặt hình thức và căn dặn là phải đảm bảo an toàn, nhất là đối với các em nhỏ.

Sau đó, Bác trở về phòng làm việc của mình trên căn gác 2 ở Bắc Bộ Phủ, nhưng chốc chốc Bác lại hỏi:

- Các em đã tập trung đủ ở Bờ Hồ chưa?

Trăng đã bắt đầu lên. Bác Hồ ra đứng ở cửa ngắm đêm trăng và lắng nghe tiếng trống rộn ràng từ các đường phố vọng đến. Ai mà biết được niềm vui lớn đêm nay của Bác Hồ, người chiến sĩ cách mạng đã từng bôn ba khắp năm châu, bốn biển, nếm mật nằm gai, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đem lại độc lập cho Tổ quốc, no ấm cho nhân dân và đặc biệt, cháy bỏng trong lòng Người là niềm mong ước hạnh phúc ấm no cho lớp trẻ thơ.

Đêm nay, giữa lòng Hà Nội, Bác Hồ hồi hộp chuẩn bị đón tiếp "bầy con cưng" của mình. Trước Trung thu mấy hôm, Bác đã viết một lá thư dài gửi các em nhân ngày tựu trường. Sau đó, Bác lại viết Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu. Thư viết trước Trung thu một tuần lễ để kịp đến với các em khắp các miền trên đất nước. Bác Hồ bao giờ cũng chu đáo như thế.

Và đêm nay, Trung thu đã thực sự đến trong nỗi bồi hồi mong đợi của Bác. Theo chương trình thì đúng 21 giờ các em mới đến vui chung với Bác Hồ. Thế mà lúc này chưa đến 20 giờ Bác đã bồn chồn đi lại trong phòng, xem lại những tấm ảnh lát nữa Bác sẽ tặng cho các em... Thật khó mà hình dung được một cụ già đã gần tuổi 60, một vị Chủ tịch nước, một nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng, một con người vốn có bản lĩnh ung dung, bình thản trong mọi tình huống, đêm nay lại nóng lòng chờ đợi gặp gỡ các em nhỏ như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm tưng bừng náo nhiệt. Những bóng điện lấp lánh trong các vòm cây. Hàng ngàn, hàng vạn đèn giấy trên tay các em soi bóng xuống mặt hồ. Trên đỉnh Tháp Rùa rực sáng ánh điện với băng khẩu hiệu "Việt Nam độc lập".

Đúng 20 giờ, lễ Trung thu độc lập đầu tiên bắt đầu. Sau lễ chào cờ, một em đại diện cho hàng vạn thiếu nhi Hà Nội phát biểu niềm vui sướng được trở thành tiểu chủ nhân của nước Độc lập.

Tiếp đó đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ, trịnh trọng đọc thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi, căn dặn các em cố gắng học tập để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của Bác.

Buổi lễ kết thúc, các đoàn đội ngũ chỉnh tề đều bước trong tiếng trống vang vang hướng về Bắc Bộ Phủ, dẫn đầu đoàn là những đội múa lân, múa sư tử cùng hàng ngàn, hàng vạn chiếc đèn giấy lung linh uốn lượn như một dòng sông sao...

Đúng 21 giờ, các em có mặt trước Bắc Bộ Phủ. Bác Hồ xuất hiện tươi cười, thân thiết. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Tiếng trống rộn ràng, sư tử lại nhảy múa, tất cả sung sướng hò reo. Chúc tụng Bác Hồ kính yêu.

Bác Hồ xúc động bước xuống thềm đón các em, tiếng hoan hô lại dậy lên. Một em đứng trước loa phóng thanh đọc lời chào mừng. Đọc xong em hô to "Bác Hồ muôn năm!". Lập tức tiếng hô "Muôn năm" rền vang không ngớt.

Bác Hồ giơ cao hai tay tỏ ý cám ơn các em rồi Bác lần lượt bước đến bắt tay từng em đứng ở hàng đầu. Cặp mắt của Bác ánh lên một niềm vui đặc biệt. Trong lúc ở phía ngoài, các đoàn "xe tăng", các “binh sĩ” tí hon, các đội sư tử với rất nhiều em đeo mặt nạ... ùn ùn kéo vào Bắc Bộ Phủ trong tiếng hò reo vang dậy, khu vườn Bắc Bộ Phủ bỗng nhiên im phăng phắc khi đồng chí phụ trách giới thiệu Bác Hồ sẽ nói chuyện với các em.

Bằng giọng xứ Nghệ có pha lẫn giọng các miền của đất nước, Bác thân thiết trò chuyện với các cháu: "Các cháu! Đây là lời Bác Hồ nói chuyện...".

Cuối cùng, Bác nói: Trước khi các cháu đi phá cỗ, ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu: "Trẻ em Việt Nam sung sướng!", "Việt Nam độc lập muôn năm!".

Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời.

Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ vui sướng đứng nhìn các em vui chơi.

Không ai hiểu được hết niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay.

"Trẻ em Việt Nam sung sướng!". Khẩu hiệu đó của Bác Hồ cách đây 45 năm, vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau.

(Đăng trên Báo Hà Nội mới, số ra ngày 3-10-1990).

21. Vinh dự được Bác quàng khăn đỏ

Sau gần 30 năm kể từ ngày tôi được Bác Hồ quàng khăn đỏ cho (1962), hôm nay tôi vinh dự có dịp gặp lại anh phụ trách của tôi trong những ngày còn tuổi Đội.

Nhìn các anh, tôi nhớ lại những kỷ niệm của một thời thiếu niên đầy vui tươi, sôi nổi và tràn đầy niềm ước vọng trong những ngày tôi sống và sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội (nay là Cung Thiếu nhi Hà Nội), nơi tôi lớn lên và trưởng thành. Những kỷ niệm ngày ấy lần lượt hiện ra trong tôi một cách sinh động.

Hồi đó, chúng tôi là những đội viên thiếu niên xuất sắc được tuyển chọn từ các trường phổ thông lên sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội để rèn luyện và bồi dưỡng năng khiếu. Hằng tuần, sau những ngày học tập, chúng tôi tập trung ở ban ca câu lạc bộ. Phải nói rằng, đó là những ngày tôi say sưa thích thú và hồn nhiên nhất trong quãng đời thiếu niên của mình. Điều mà tôi thích nhất là cứ mỗi dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn như 19 - 5, 2 - 9 hay những dịp đón các đoàn nước ngoài sang thăm nước ta, là Bác Hồ lại yêu cầu, chỉ thị xuống cho đoàn thiếu nhi ngoan lên chào mừng và thế là chúng tôi lại được gặp Bác. Với Bác, có lẽ thiếu nhi là thế hệ được Bác quan tâm nhiều nhất. Chỉ cần thấy chúng tôi là Bác cười vui lắm. Nụ cười hiền từ, đầy khoan dung của Bác, ai mới gặp đã cảm thấy gần gũi, yêu thương từ lâu rồi.

Những kỷ niệm sâu sắc của tôi là những dịp được vào Phủ Chủ tịch để thăm Bác. Nói đến Bác, đối với tôi là một tình cảm thiêng liêng, trân trọng và cũng là hết sức kính yêu, gần gũi. Mỗi lần nhắc đến Bác, trong tôi chỉ ước ao được là nhà văn để có đủ ngôn từ, hình tượng hay và đẹp nhất dành cho Bác và có thể diễn tả hết lòng mình đối với Bác. Nhưng rất tiếc tôi lại không phải là nhà văn nên những suy nghĩ ấy tôi chỉ còn biết nâng niu, trân trọng để sâu trong tim và biến nó thành lời dạy cho quãng đời mình sau này mà thôi.

Đến hôm nay, biết nói gì đây, những cảm xúc xưa ấy khi tôi lại có dịp gợi lại những kỷ niệm với Bác. Mỗi lần gặp Bác là chúng tôi không thể quên được hình ảnh hiền từ, nhân hậu và thân thương của Bác. Nhất là dịp Tết Trung thu năm 1961, Bác đến câu lạc bộ với chúng tôi là điều thật bất ngờ và đột ngột vì chẳng ai có thể nghĩ rằng Bác đã già yếu, lại bận nhiều công việc nước như vậy mà Bác cũng cố gắng thu xếp đến được với các cháu thiếu nhi. Sự xuất hiện của Bác làm cho ngày Tết Trung thu của chúng tôi thêm rộn ràng và nhiều ý nghĩa.

Bác mặc áo nâu, đi dép cao su, Bác cười vui và lên sân khấu bắt nhịp cho đoàn hợp ca của chúng tôi hát. Bác không quên căn dặn chúng tôi vui Tết Trung thu rồi trở về cố gắng học tập, chăm ngoan, phải nhớ lời Bác dạy đoàn kết, thương yêu nhau.

Tất cả những hình ảnh đó đều ghi thành dấu ấn sâu sắc trong mỗi chúng tôi. Rồi Bác còn đến phái đoàn ngoại giao Inđônêxia do Tổng thống dẫn đầu cũng là kỷ niệm khó quên được đối với tôi. Bởi những lúc đó, tôi thấy Bác của chúng ta như trẻ lại và gần gũi với thiếu nhi vô cùng. Song sâu sắc vẫn là dịp Tết năm 1962 khi chúng tôi được vào Phủ Chủ tịch để chúc thọ Bác. Hôm đó, tôi còn nhớ mãi Bác mặc bộ kaki trắng bạc màu, vẫn đôi dép cao su giản dị ấy Bác ra đón chúng tôi cùng với bác Phạm Văn Đồng (ngày ấy còn trẻ)... Chúng tôi vây quanh lấy Bác, nhìn Bác không chớp mắt, sao Bác hiền thế, khó hình dung nổi đó là vị Chủ tịch mà lại gần gũi với mọi người như vậy. Thế rồi tôi được vinh dự thay mặt các bạn thiếu nhi Thủ đô đọc lời chúc thọ Bác. Sau khi tôi đọc xong, Bác ôm lấy tôi, vỗ vai trìu mến hỏi: “Cháu tên là gì? Học ở đâu?

- Tôi trả lời: Dạ thưa Bác, cháu tên Đỉnh, cháu học lớp 6 Trường cấp II Trưng Vương ạ”.

Bác lại hỏi: “Cháu học có tốt không? Có ngoan không?”.

- Tôi niềm nở trả lời: “Dạ thưa Bác, cháu học tốt và luôn luôn vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo ạ”.

- Bác nói: “Tốt lắm!”… Rồi đem ra một chiếc khăn quàng đỏ và tôi đang ngỡ ngàng thì Bác quàng lên vai tôi chiếc khăn đó. Tôi cảm động không nói nên lời chỉ còn biết lúng túng trong miệng: “Cháu cảm ơn Bác!”. Thế là Bác mở đầu cho tràng vỗ tay rộn rã rồi Bác chúc Tết chúng tôi.

Mọi người đều im lặng lắng nghe giọng nói ấm áp của Bác: “Chúc các cháu sang năm mới thêm một tuổi phải lớn lên, khoẻ mạnh nhiều lên và phải học thật giỏi, chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô và các anh chị phụ trách, đặc biệt phải nhớ 5 Điều Bác đã dặn… Cháu nào còn nhớ 5 Điều đó không?”. Trong chúng tôi có bạn thưa với Bác đó là:

Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.

Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Bác nói: “Tốt lắm! Các cháu gắng sức làm tốt nhé và phải gương mẫu giúp đỡ bạn bè cùng thực hiện nhé. Các cháu có đồng ý với Bác không”.

- Thưa Bác, chúng cháu xin hứa thực hiện tốt ạ!

Lại một tràng vỗ tay rộn rã vang lên. Bác cháu cùng vui vẻ. Bác phát bánh kẹo cho chúng tôi như mọi lần. Chúng tôi, mỗi người đều có một gói kẹo rất ngon…

Kết thúc buổi đó, Bác cũng không quên bắt nhịp cho chúng tôi hát bài Kết đoàn. Chúng tôi chia tay Bác ra về trong lòng vô cùng vấn vương với hình ảnh của Bác.

Riêng với tôi, từ đó đến nay, trên mọi nẻo đường và trong mọi lĩnh vực học tập và công tác, tuy không còn được gặp Bác nữa nhưng hình ảnh và những lời dạy của Bác vẫn còn trong tiềm thức của tôi, theo tôi trong mọi suy nghĩ và hành động. Nó trở thành niềm tự hào và động lực giúp tôi luôn hoàn thành tốt trong công tác, luôn giữ đúng phẩm chất đạo đức của một người giáo viên để không phụ lòng mong mỏi của Bác.

(Nguyễn Thị Đỉnh kể, trích trong cuốn Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội)

22. Bác Hồ đến thăm lớp vỡ lòng Đình Thạch Khối, Hàng Than

Sáng thứ tư, ngày 31 tháng 12 năm 1959, trời hửng nắng, thời tiết ấm áp, khoảng 10 giờ 20 phút, khi lớp học buổi sáng ở đình Thạch Khối sắp kết thúc thì bỗng có hai chiếc xe ôtô con lướt tới đỗ ngay trước cổng đình. Cửa xe mở. Một cụ già mặc quần áo kaki đã bạc màu, chân đi dép cao su giản dị, bước ra.

- Bác Hồ! Bác Hồ đến!

Đoàn người ùa ra, reo lên sung sướng. Bác tươi cười giơ tay chào bà con khối phố và bước nhanh vào đình. Cùng đi với Bác có đồng chí Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội và một số cán bộ khác.

Khi vào lớp, các cháu reo mừng vây lấy Bác. Bác ân cần bảo các cháu về chỗ ngồi để Bác nói chuyện.

Bác hỏi thầy giáo chủ nhiệm lớp Phan Thành:

- Các cháu có ngoan không chú?

Cảm động và sung sướng, đồng chí Thành trả lời:

- Dạ, thưa Bác, các em ngoan ạ.

Bác hỏi tiếp:

- Các cô, các chú chăm sóc các cháu như thế nào?

- Dạ, thưa Bác, chúng cháu chăm sóc các em chu đáo, dạy các em học tập, biết giữ gìn vệ sinh, lại dạy các em cả múa hát nữa.

Bác quay lại nói với các cháu:

- Các cháu học có giỏi không, có vâng lời các thầy cô giáo không?

Các em vui sướng cùng đáp:

- Thưa Bác, có ạ!

Bác xem sách một số em, khen các em viết chữ sạch đẹp.

Bác nói với đồng chí Thành:

- Bây giờ chú gọi một cháu lên bảng tập đọc cho Bác nghe.

Thầy Thành gọi một em trai lên bảng và bảo em tập đọc bài Ông Tý có một quả ớt đỏ. Em đọc bài xong, Bác xoa đầu và khen:

- Cháu đọc giỏi, Bác rất vui lòng.

Sau đó, Bác hỏi cả lớp:

- Các cháu có thích ăn kẹo không nào?

- Thưa Bác, có ạ!

Bác gọi đồng chí đi theo lấy kẹo phân phát cho các cháu. Trong lúc các cháu ăn kẹo, Bác dặn dò các thầy cô giáo:

- Đây là mầm non của đất nước, các cô chú phải dạy cho các cháu thật ngoan để sau này xây dựng đất nước được tốt.

Sau đó, Bác căn dặn các cháu:

- Các cháu phải học hành thật tốt, vâng lời thầy giáo, cô giáo, về nhà vâng lời bố mẹ, không đánh cãi nhau và giữ gìn vệ sinh cho sạch sẽ, Bác mong các cháu đều trở thành cháu ngoan của Bác Hồ.

Bác bảo các cháu hát cho Bác nghe. Các cháu cùng nhau hát bài Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.

Các cháu hát xong, Bác vỗ tay khen, mong các cháu học giỏi, hát hay, múa khéo cho vui lòng các thầy, các cô.

Sau khi thăm lớp, Bác bảo các thầy giáo đưa Bác xem chỗ uống nước và nơi vệ sinh của các cháu.

Bác ân cần dặn dò:

- Các cô chú phải cho các cháu uống nước nóng để giữ gìn sức khoẻ. Chỗ vệ sinh phải luôn sạch sẽ để các cháu khỏi bị trơn ngã. Bác đi quanh hết khu vực đình Thạch Khối, ân cần chỉ dẫn từng việc như một người ông hiền từ đang dạy bảo cháu con.

Thời gian trôi đi rất nhanh. Bác đã ra về mà mọi người vẫn chưa hết cảm động, bồi hồi.

(Trích trong cuốn Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội và những năm tháng không thể nào quên, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội)

Tâm Trang (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/