Chỉ mục bài viết

 23. Thường ngày Bác yêu trẻ con một cách kỳ lạ

Mọi người chúng ta đều biết Bác Hồ yêu thương trẻ em như thế nào. Chúng ta có thể kể ra biết bao hình ảnh sinh động, những kỷ niệm sâu sắc, nói lên tấm lòng yêu thương thắm thiết của Bác Hồ đối với trẻ em. Nghĩ đến trẻ em, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Bác Hồ. Những đồng chí có vinh dự được sống gần Bác đều kể lại rằng, Bác Hồ có cảm tình đặc biệt đối với trẻ em. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Cục Cảnh vệ Bộ Nội vụ kể: "Có một đêm, Bác ngủ trên gác một căn nhà, tới 4 giờ sáng Người thức giấc. Ngoài trời gió vun vút đập vào cửa kính. Ngồi trong nhà còn thấy lạnh, thế mà đã có tiếng trẻ rao hàng dưới đường phố vọng lên. Bác mở cửa ngó xuống nhìn cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép cửa lại".

Nhà thơ Tú Mỡ nhớ lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua năm 1952 sau một buổi chiếu bóng, mọi người lục tục đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to: "Hãy khoan đã, để cho cháu bé ra trước, kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy". Đồng chí Tú Mỡ thốt lên: "Chao ôi! Óc sáng suốt của Bác thật lạ kỳ hiếm có! Bác chăm lo hàng vạn việc lớn mà không quên sót một việc nhỏ mà người khác thường không nghĩ tới. Ai chú ý chăm sóc các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh".

Chuyện thường ngày của Bác Hồ do đồng chí Hoàng Quốc Việt biên soạn đã viết: "Bác yêu trẻ con một cách kỳ lạ! Đang trò chuyện, đọc báo mà nghe trên đài có tiếng trẻ em hát là Bác dừng lại nghe. Đã nhiều lần Bác cùng với đồng chí phục vụ đoán xem em bé vừa hát xong mấy tuổi. Rồi Bác bảo đồng chí ấy, lúc nào tiện, hỏi bên đài phát thanh xem. Mặc dù đồng chí ấy thường ngày về nhà vẫn chăm sóc con nhỏ mà lại hay đoán sai, còn Bác thường là đoán trúng. Bác bảo một đồng chí phục vụ ở gần Bác thỉnh thoảng đưa con nhỏ đến chơi với Bác. Nhưng vì Bác bận nhiều việc nên đồng chí phục vụ phải chọn thời gian vào các buổi sáng sớm. Cháu bé sắp được đến thăm Bác Hồ thì thích lắm, tự mình thức dậy rất sớm, giục bố đi từng phút một. Có lần đến, thấy trên nhà sàn chưa bật đèn, hai bố con chưa dám lên. Chờ đến khi phòng Bác sáng đèn, hai bố con lên nhà đã thấy Bác cầm sẵn trên tay mấy bông hoa cho cháu, trên bàn Bác đã bày sẵn kẹo để đón khách “tí hon”…”.

(Trích trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội)

24. Nụ hôn của Bác

Đến Trường Sư phạm miền núi Trung ương năm 1957, tôi vừa tròn 16 tuổi, với mọi bỡ ngỡ của một học sinh từ Trường Thiếu nhi ở Trung Quốc về. Tôi là người dân tộc Nùng, quê ở Võ Nhai, Thái Nguyên, nơi còn thiếu nhiều giáo viên.

Năm 1957, tôi cùng Đội Văn nghệ được đi đón Bác Hồ và ông Tổng thống Xucácnô. Tôi cùng bạn Hoàng biểu diễn điệu múa “Hái hoa trên đồng cỏ” cho Bác và ông Xucácnô xem tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa múa xong, Bác từ trên khán đài hỏi với xuống “Cháu vừa múa điệu múa của dân tộc nào?”.

Tôi vô cùng xúc động trả lời: “Thưa Bác, cháu vừa múa điệu múa của dân tộc Khmer ạ!”. Từ trên khán đài, Bác gật đầu khen ngợi. Tôi thật sự sung sướng.

Nhưng thú vị và hân hoan nhất, khi vừa ra khỏi cổng Trường Đại học Tổng hợp, chúng tôi thấy nhân dân Thủ đô đứng kín hai bên đường chờ chào đón Bác và ông Xucácnô. Tôi và cô My dân tộc Mông, được nhận hai bó hoa đem tặng Bác và ông Xucácnô ở trước cửa trường. Khi Bác vừa xuất hiện, hai chị em lách đám đông ôm hoa chạy đến dâng hai Bác. Tuy rất đông, nhưng nhân dân Hà Nội tự dạt sang hai bên, để nhường lối cho hai chị em chúng tôi nhanh chân tới dâng hoa cho Bác. Bác Hồ ôm tôi vào lòng và đặt một nụ hôn ấm áp lên trán tôi. Ôi! Còn gì sung sướng hơn thế!

Tôi lắp bắp: “Bác ơi! Bác ơi! Kính mời Bác đến thăm trường chúng cháu!”. Bác gật đầu và nói với tôi: “Cháu đưa hoa tặng Bung Xucácnô đi”. Tôi và My đều dâng hoa cho Bung Xucácnô.

Khoảnh khắc gặp Bác bất ngờ quá! Nhanh quá! Khi hai Bác lên xe đi rồi, tôi cùng Đội Văn nghệ bần thần mãi chưa muốn về. Thầy Dũng giục chúng tôi lên xe về trường. Bước xuống xe về lớp học trong niềm vui sướng dâng trào! Nụ hôn của Bác vẫn còn ấm trên trán tôi.

Mọi người hỏi: “Xuyến ơi! Bác hôn Xuyến à?” Tôi chỉ gật đầu không nói ra lời. Niềm vui sướng được gặp Bác, được Bác hôn lên trán cứ nhân lên mãi suốt chặng đường công tác trên 30 năm.

Hình ảnh Bác, nụ hôn của Bác đã giúp tôi vượt qua bao khó khăn trong dạy học, công tác dân vận. Tôi đã hoàn thành mọi công tác ở bất cứ hoàn cảnh nào ở Khu Việt Bắc suốt thời kỳ chống Mỹ oanh liệt. Nay về với chồng con ở Phan Thiết - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, tôi vẫn ngày đêm nhớ Bác không nguôi.

(Theo Hoàng Thị Xuyến kể, trích trong cuốn Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006)

25. Nhớ mãi lần gặp Bác Hồ ở Nam Ninh, Trung Quốc

Trong cuộc đời mỗi con người, điều may mắn nhất là có những kỷ niệm sâu sắc, đẹp đẽ nằm sâu trong ký ức, không thể nào quên.

Đối với tôi, một chú bé từ thuở ấu thơ lên 9, lên 10, cha đi bộ đội chống Pháp, mẹ tần tảo một nách nuôi hai con, quang gánh tản cư… trôi dạt về xóm Sỏi, làng Phụ Quang (Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định) tìm kế sinh sống và nuôi con để chồng đi đánh giặc, cứu nước, thì điều này càng trở nên quý giá. Từ tấm bé, tôi đã phải đi ở đợ chăn bò, kiếm miếng cơm qua ngày. Mười ba, mười bốn tuổi tôi vẫn còn mù chữ. Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ đi theo cách mạng, theo Đảng và Bác Hồ, tôi luôn luôn ghi nhớ mãi hai kỷ niệm sâu sắc nhất: được gặp Bác kính yêu và được vào Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh…

Giờ đây, sau 42 năm ngồi nhớ lại lần đầu cùng các bạn học sinh miền Nam tập kết được gặp và nghe Bác Hồ dạy bảo tại “Khu học xá Nam Ninh” (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), lòng tôi lại trào dâng bao xúc cảm…

Đó là một buổi sáng mùa Đông năm 1957, những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Sau khi dự lễ kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917 - 1957) trên đường về nước, Bác Hồ ghé thăm cán bộ, giáo viên và học sinh đang học văn hóa tại Khu học xá Nam Ninh. Ngay từ ngày hôm trước, trên hệ thống loa truyền thanh của Khu học xá đã thông báo cho các cán bộ, giáo viên, học sinh cần khẩn trương dọn dẹp vệ sinh phòng ốc, nơi ăn ở, trường lớp… và ăn mặc quần áo đẹp, chỉnh tề để đón tiếp một vị lãnh tụ Nhà nước ta đến thăm… Không ai bảo ai, nhưng chúng tôi đều thầm đoán là Bác Hồ kính yêu sẽ đến thăm Khu học xá Trung ương. Chính nơi đây, Mao Chủ tịch dành đặt cho cái tên rất hay và ý nghĩa là “Trường Đào tạo nhân tài ở Nam Ninh”…

Và điều mơ ước hồi hộp trông đợi ấy đã đến. Sáng ngày 24 tháng 12 năm 1957, khi hồi kẻng tập hợp vang lên báo hiệu, các lớp học sinh nam nữ từ trường 1 đến trường 4, với hơn 3.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, gồm các bạn học sinh Việt Nam và các bạn học sinh hai nước Lào, Campuchia, đã đổ về quảng trường lớn trước Đại lễ đường, chờ đón Bác Hồ kính yêu.

Khoảng hơn 8 giờ sáng, khi làn sương sớm mùa Đông vừa tan, bình minh tỏa rạng bao trùm toàn khu vườn hoa, thư viện, nhà thí nghiệm… rực rỡ, tưởng như mùa Xuân đến sớm ở đây thì bỗng cả rừng người chao động, tiếng hò reo vang vọng một vùng trời: “A! Bác Hồ đến rồi”! “Bác Hồ muôn năm!...”.

Tôi tuy còn nhỏ con, thấp bé vẫn cố rướn người, kiễng chân, ngước lên lễ đài để nhìn Bác Hồ thật rõ. Tôi thấy Bác Hồ đúng như lời nhạc sĩ Phong Nhã tả trong lời ca mà tuổi thơ chúng tôi thường vẫn hát vang vang: “Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh, Bác chúng em nước da nâu, râu hơi dài… Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi…”. Bác Hồ tươi cười hiền hậu, Người giơ tay ra hiệu cho mọi người ổn định trật tự. Người nói:

- Trước hết, Bác thay mặt Đảng, Chính phủ và bố mẹ các cháu cảm ơn Đảng, Chính phủ, nhân dân và các đồng chí Trung Quốc ở đây đã giúp đỡ, dạy bảo các cháu. Bác cũng thay mặt Đảng, Chính phủ và đồng bào hỏi thăm các cô giáo, thầy giáo và các cháu học sinh. Bác thường theo dõi sự giáo dục, học hành và sinh hoạt của các cháu… Bây giờ Bác nói với các cháu học sinh. Các cháu ạ, nói chung các cháu đều chăm học, biết đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng các cháu cũng còn nhiều khuyết điểm. Một số thôi chứ không phải là toàn thể - Bác dừng lại, đưa ánh mắt trìu mến nhìn chúng tôi, rồi nói tiếp - trong các cháu có nhiều mặt tốt, nhưng cũng có những khuyết điểm. Bác  nêu rõ cả những mặt không tốt nữa, các cháu có đồng ý không?.

Chúng tôi đồng thanh:

- Thưa Bác, đồng ý ạ!

Bác Hồ đã nêu rõ từng khuyết điểm, từng vụng dại của nhóm trẻ con chúng tôi. Người nói:

- Bác nghe nói, các cháu còn thiếu vệ sinh. Cháu nào như thế thì giơ tay lên nào!

Một số cháu giơ tay. Bác gật đầu và góp ý:

- Thế là không ngoan. Các cháu không biết rằng, giữ vệ sinh tức là giữ cho mình sao? Việc này cán bộ cũng phải chịu trách nhiệm - Người nói tiếp - Việc thứ hai là các cháu thiếu ý thức kỷ luật. Cái đó cũng không tốt. Vì các cháu là tương lai của nước nhà.

Sau này các cháu sẽ trở thành cán bộ lo việc cho nước. Một nước, một tổ chức mà không có kỷ luật thì sẽ lung tung, sẽ không làm gì được. Vậy cháu nào không giữ được kỷ luật mạnh dạn giơ tay lên Bác xem nào!

- Nhiều bạn học sinh, đa số là con trai, đã giơ tay. Bác Hồ nhìn thấy, và bằng giọng không vui, Người nói:

- Chà! Cũng khá đông đấy. Rồi Bác ôn tồn nói tiếp: Điểm thứ ba là có nhiều cháu không biết quý trọng của công. Các cháu có biết một năm đã làm vỡ bao nhiêu miếng kính không? Hai nghìn miếng. Đó là mồ hôi, nước mắt của nhân dân Trung Quốc nhịn ăn nhịn mặc dựng xây nên những ngôi trường khang trang cho các cháu học hành. Các cháu đập vỡ kính như thế có thấy xấu hổ không?

Nhiều bạn học sinh nam mạnh dạn:

- Thưa Bác, xấu hổ lắm ạ!

Bằng những việc thật cụ thể, Bác Hồ đã nêu tiếp những khuyết điểm của học sinh chúng tôi.

Người đặt câu hỏi:

- Nếu các cháu không giữ được kỷ luật, không bảo vệ của công, sau này lớn lên thói ấy quen đi thì liệu các cháu có thể làm được cán bộ không? Mấy ngàn học sinh chúng tôi ngồi trật tự lắng nghe như uống vào lòng từng lời dạy bảo chân tình của Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Bác nói tiếp:

- Một điểm nữa là một số các cháu thiếu lễ phép. Các cháu lễ phép thì lại bẽn lẽn. Bẽn lẽn không phải là lễ phép đâu? Có cháu không bẽn lẽn thì lại nghênh ngang! Như vậy có đúng không? Không bẽn lẽn, nhưng không được nghênh ngang mới là lễ phép… Trước giờ tạm biệt, Bác Hồ kính yêu còn dạy chúng tôi:

- Một điểm nữa, Bác muốn nói với các cháu là các cháu bé đối với các bạn gái không lễ phép! Có cháu hay dọa, có khi đánh lại bạn gái nữa! Làm như vậy có tốt không, các cháu? Các bạn đều đồng thanh:

- Thưa Bác, không ạ!

Bác Hồ ôn tồn nói:

- Biết không tốt tại sao các cháu lại làm! Đó là khuyết điểm của một số cháu. Nói tóm lại, khuyết điểm của các cháu là: 1- Thiếu vệ sinh; 2- Thiếu kỷ luật; 3- Không tôn trọng của công; 4- Thiếu lễ phép; 5- Giữa các cháu trai và các cháu gái chưa giúp đỡ nhau. Những điều đó các cháu phải giúp nhau sửa chữa. Các cô giáo, thầy giáo, anh chị phụ trách cần giúp các cháu sửa. Bác mong các cháu cần chăm chỉ học hành, siêng năng lao động và biết tiết kiệm, quý trọng của công. Không làm vỡ kính. Giấy trắng không được vẽ bừa bãi, lãng phí. Quần áo mặc phải giữ gìn sạch sẽ. Ta phải nhớ những thứ ấy ở đâu mà ra. Phải giữ gìn cẩn thận. Phải tiết kiệm, không được phung phí, vì nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn khó khăn, gian khổ…

Những lời dạy chí tình của Bác Hồ kính yêu đã được các bạn tôi - những học sinh miền Nam tập kết ngày ấy - ghi nhớ và phấn đấu trên mọi lĩnh vực. Nhiều bạn đã trở thành chiến sĩ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Nhiều bạn trở thành kỹ sư, nhà giáo, bác sĩ, văn nghệ sĩ, nhà báo… góp sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy cách đây 42 năm ở Khu học xá Trung ương Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày ấy…

(Theo Đặng Phú Sĩ kể, trích trong cuốn Nửa thế kỷ học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 2004), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội)

Tâm Trang (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/