Tin tức
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề thảo luận trong Đại hội Đảng nói chung và thảo luận Điều lệ Đảng nói riêng. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng mới diễn ra, vậy mà từ cách đó 5 tháng, với bút danh T.L Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng” đăng trên Báo Nhân Dân ngày 3-4-1960.
Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, một nữ cán bộ tình báo ở tuổi 80 đang sống lại với những kỷ niệm không thể mờ phai về thời khắc của những ngày đầu tháng 9 năm 1969, khi Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa. Bà là Nguyễn Thị Mỹ Nhung, tên thường gọi là Tám Thảo.
Ngày 20/11/2014, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, gồm 09 chương, 125 điều, quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.
Ngày 5-6-1911, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã tạm xa đất nước, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã bôn ba khắp nơi, trải qua nhiều vất vả khó khăn để mong tìm được con đường giải phóng dân tộc. Và con đường cứu nước, cứu dân đã rộng mở khi Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin…
Về Ðảng ta, tại Ðại hội II của Ðảng, tháng 2-1951, Bác Hồ nói: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".
Đọc lại những bài trên báo 60 năm về trước, giả thử người đọc chưa biết các tác giả C. B., T. L., H.B... là ai, hẳn tưởng đó là một nhà báo chuyên nghiệp năng động, xông xáo.
Nghiền ngẫm bút tích của Hồ Chí Minh khi Người soạn thảo, đọc lại, sửa chữa tài liệu “Tuyệt đối bí mật” (Di chúc) từ đầu năm 1965, qua các năm 1966, 1967, nhất là năm 1968, cho đến ngày 10/5/1969, chúng tôi nhận ra việc dùng chữ, lựa câu của Người hết sức công phu, cẩn trọng và thật sự sâu sắc. Nhiều chi tiết có ý nghĩa, tầm vóc mang tính vấn đề toát ra từ phương diện này.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách mạng Việt Nam. Đó là sự khẳng định một chân lý lịch sử, một bước phát triển hết sức quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng ta, một quyết định rất đúng đắn và hợp lòng người.
Cụm Di tích Làng Sen cách Cụm Di tích Hoàng Trù hơn 1,5km về hướng Tây Nam trên trục đường tham quan 540. Cụm Di tích này bao gồm: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh); Giếng Cốc; Lò rèn Cố Điền là nơi ghi dấu những kỷ niệm sâu sắc trong quãng đời niên thiếu và hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương.
Vào khoảng tháng 10 năm 1945, tôi cùng một số đồng chí được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ. Gần Bác, mới thấy Bác hồi này thật là vất vả. Cách mạng đang ở thời kỳ trứng nước, lại gặp biết bao khó khăn trở ngại. Trăm công nghìn việc Bác đều phải lo: Nào đối phó với thầy, tớ bọn Tưởng Giới Thạch, nào lãnh đạo Tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân ta, xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc, chống đói, chống dốt, xây dựng đời sống mới, v.v…
Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 – 19/5/2015), chúng ta cùng nhìn lại con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Người.
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời, Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời, Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam...”. Đó là một đoạn trong một ca khúc hay nhất và tràn đầy xúc cảm của cố nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính dâng lên Người.