Tin tức
Trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về các vấn đề chiến lược và đạo lý trong nghệ thuật quân sự Việt. Phần trả lời phỏng vấn của Đại tướng cho thấy tầm nhìn bao quát và sự am tường sâu sắc của ông về tư tưởng quân sự Việt Nam.
Trong hoàn cảnh kế hoạch Nava có nguy cơ sụp đổ bởi những cuộc tiến công chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ngày 03 tháng 12 năm 1953, Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh, chấp nhận cuộc quyết chiến chiến lược với ta tại đây.
Ngày 7-5-1954, quân ta kết thúc thắng lợi Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ngày 12-5-1954, Báo Nhân Dân đăng bài thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (In lại trong tập "Thơ Hồ Chí Minh", NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977, tr. 206-208).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo của Đảng ta là “dùng người như dùng gỗ” và “cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Trên quan điểm đó, trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, trong nghệ thuật dùng người, Bác chưa một lần có sai sót đáng tiếc. Nhìn lại tài cầm quân thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, càng thấy được tài năng của Bác trong thuật dùng người!
Đồng chí Thượng tướng Đàm Quang Trung, dân tộc Tày, quê ở Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nguyên Tư lệnh Quân khu I, nguyên Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Phó Chủ tịch Nước), là một trong những cán bộ lão thành cách mạng có thời gian dài làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, ở khu căn cứ Cách mạng Tân Trào - Tuyên Quang và ở Thủ đô Hà Nội.
Từng bước chân, từng cái chạm tay vào những gì còn lưu giữ trong Nhà kỷ niệm Hồ Chí Minh tại thị trấn Long Châu, huyện Long Châu, TP Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc) khiến nhiều trái tim trẻ bồi hồi, thân thương như vẫn thấy Bác ở đó, ngay trên đất khách quê người.
Mỗi dịp tháng Năm về, nhân dân cả nước lại cùng nhau nhớ về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng. Cách đây 61 năm, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo quân dân ta chiến đấu anh dũng, đánh thắng thực dân Pháp, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Nhìn lại quãng thời gian hào hùng đó, chúng ta cùng nhau xem lại những hình ảnh về Chiến thắng vĩ đại năm nào.
Bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi được cấp trên điều động từ Trung đoàn 174 lên làm Phó ban tác chiến Đại đoàn 316 và được phân công xuống trực tiếp theo dõi Trung đoàn 174 trong suốt thời gian tiến hành chiến dịch.
Vào khoảng cuối năm 1953, đầu năm 1954 tướng Pháp Na – va cho mở các trận càn vào rừng U Minh, Đồng Tháp Mười và Tây Nguyên hòng tiêu diệt chủ lực của ta và bình định toàn Đông Dương trong vòng 18 tháng.
Bác Hồ – Lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng tư tưởng, đạo đức của Người vẫn sống mãi và soi sáng cho các thế hệ Việt Nam học tập và noi theo. Những ngày tháng được sống và làm việc bên Bác luôn là những kỷ niệm sâu sắc, thiêng liêng của mỗi cá nhân…
1- Là Người mở đường xây nền độc lập, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho mọi người Việt Nam yêu nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Người luôn coi đó là nền tảng gốc rễ của mỗi con người và của toàn xã hội, là cội nguồn thắng lợi của mọi sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho sự phát triển vững bền của quốc gia, dân tộc...
Năm 1925, Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí được thành lập, ngay sau khi thành lập, Hội đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của Thanh niên cách mạng. Hội đã chọn 8 em thiếu niên đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc ) để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn sau này. Vậy 8 em thiếu niên đầu tiên do Bác Hồ huấn luyện ở Quảng Châu là những ai? Tên tuổi và số phận của họ ra sao? Đây là câu hỏi đã có nhiều người đặt ra và muốn tìm thông tin cho câu trả lời.