Tin tức
Sáng ngày 20-2-1959, nhân dân xã Quang Minh vô cùng phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng. Rất đông dân làng nô nức đón Người, vô cùng sung sướng được ngắm dung nhan Bác và đi theo Người đến thăm các nơi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những giá trị vĩnh hằng thuộc về mọi người, mọi dân tộc và thời đại, trong đó có giá trị về tấm gương mẫu mực của một bậc thầy lỗi lạc, đào luyện nên những thế hệ lãnh đạo cách mạng “khai quốc công thần” của Đảng ta, Quân đội ta và nhân dân ta.
Cuối tháng 7-1969, giữa lúc nước nhà đang có bao việc lớn trọng đại phải lo, Bác Hồ của chúng ta lại lưu ý đến một điểm chưa tốt trong sinh hoạt đời thường ở Thủ đô. Đó là tình trạng nhân dân phải xếp hàng dài để mua hàng, vừa lãng phí thời gian, vừa gây lộn xộn mất trật tự đường phố.
Trong không khí của những ngày tháng 11 này, lòng tôi lại dâng lên những xúc động lạ thường. Những âu lo trăn trở về một ngày mai tươi sáng của con cái chúng ta - thế hệ tương lai của đất nước. Ngẫm đời và chợt nảy sinh vài băn khoăn suy nghĩ về đạo đức người thầy xưa và nay!
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Những người ít nhiều tham gia công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động kể: Ngày đó Đà Nẵng chưa giải phóng, để có đá nền Non Nước (Đà Nẵng) dán đá đỏ, đá vàng lên trên, cơ sở của ta ở đây phải đóng vai thầu khoán đặt mua đá tấm theo quy cách.
Tháng 6/1940, ở Thúy Hồ (Trung Quốc), đồng chí Võ Nguyễn Giáp lần đầu tiên được gặp Bác Hồ, bấy giờ Bác lấy bí danh là Vương.
Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi để lại ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam nói riêng, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới nói chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, song tư tưởng của Người về giáo dục vẫn còn là những bài học quý giá, quan trọng cho nền giáo dục Việt Nam. Người hấp thụ truyền thống hiếu học của dân tộc ngay từ quê hương, đặc biệt là nôi gia đình với ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của cha mình, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại.
Lê Hồng Phong (1902-1942) không chỉ là một trong những nhà cách mạng tiền bối, nhà lý luận, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta mà còn là người phi công của nhân dân Việt Nam. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ một góc sự nghiệp của ông dưới sự đào luyện của Quốc tế Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ðối với nhân dân ta, giá trị đạo đức cao nhất chính là tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ðó cũng là nguyên tắc đầu tiên của pháp luật. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và luôn luôn phải chịu sức ép của các thế lực ngoại xâm, nhưng nhìn chung vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước vẫn là thiêng liêng nhất.
Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Véc-xây cách Thủ đô Paris 14 ki-lô-mét, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Véc-xây.