Tin tức
Thực hiện kế hoạch, chương trình nội dung, phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục lý luận chính trị, lịch sử, truyền thống giữa Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trường Sĩ quan Chính trị, sáng ngày 16/8/2016, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu Trường Sĩ quan Chính trị đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 71 năm thành lập Lực lượng Công an nhân dân, 40 năm Ngày truyền thống Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, sáng ngày 16-8-2016, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Hôm nay, ngày 12/8/2016, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Tới dự có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ...
Sáng ngày 12/8/2016, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Tại buổi Lễ, Ban Quản lý Lăng vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho đơn vị. Ban Biên tập Trang tin điện tử xin được đăng toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sáng ngày 12/8/2016, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Tại buổi Lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương – Trưởng ban Ban Quản lý Lăng đã có bài phát biểu khái quát về quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt của Ban Quản lý Lăng trong những năm vừa qua. Ban Biên tập Trang tin điện tử xin được đăng toàn văn bài phát biểu.
Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức chuỗi các hoạt động kỷ niệm như giao lưu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và Lễ kỷ niệm, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì nhằm ôn lại truyền thống, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó của cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ và người lao động trong Ban Quản lý Lăng, cùng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc, có ý nghĩa chính trị và tư tưởng to lớn, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng của Đảng và nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu. Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của người là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam đối với Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất – Hồ Chí Minh.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Trần Kinh Chi (91 tuổi) - nguyên Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên, người gắn bó với Công trình Lăng và nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng đầu tiên sau khi Người qua đời để giúp độc giả hiểu hơn về quá trình hình thành, nhiệm vụ đơn vị.
Trong không khí thi đua hướng đến chào mừng 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nhằm ghi nhận và tuyên dương các đội viên, nhi đồng đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, sáng ngày 11/8/2016, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, đoàn đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thành phố Huế lần thứ XIX đã tổ chức Lễ báo công dâng lên Bác Hồ kính yêu những thành tích xuất sắc nhất như những đóa hoa tươi thắm, mà thiếu nhi thành phố Huế đã đạt được trong năm học vừa qua.
Thấu hiểu sâu sắc và thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam trở về cõi vĩnh hằng (ngày 02/9/1969), trong phiên họp sáng ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng mộ của Người”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng Người vẫn sống mãi với non sông, đất nước, tên tuổi và hình ảnh của Người ngày càng khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân nước Việt. Ngay sau khi Người qua đời, thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của Người giữa Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Với tấm lòng biết ơn và kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đem hết trí tuệ và tinh thần, tập trung cao độ để xây dựng ngôi nhà vĩnh hằng của Người giữa Ba Đình lịch sử. Sau hai năm xây dựng (1973- 1975), Lăng Bác được khánh thành với kiến trúc độc đáo trên nền không gian và môi trường thoáng đãng. Mỗi viên gạch, phiến đá, hàng cây, khóm hoa là sự nâng niu của từng con người, vùng quê, để Bác Hồ yên nghỉ nơi đây giữa lòng dân tộc Việt Nam. Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của dân tộc, của Đảng, của Nhà nước, trở thành địa chỉ thiêng liêng, hấp dẫn của đồng bào cả nước và khách quốc tế, là nơi nhân dân ta đến viếng Bác, tham quan Lăng, nơi đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia và bầu bạn trên thế giới. Trồng cây xanh quanh Lăng Bác chính là kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.