Tin tức
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, “nêu gương” luôn là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó cán bộ, đảng viên “tự giác nêu gương” là điểm nổi bật.
21 tuổi, với trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học, biết chữ Pháp và chữ Hán, với lý lịch con một ông Phó bảng, Nguyễn Tất Thành hoàn toàn có thể có cuộc sống đầy đủ, có địa vị nho nhỏ trong xã hội với mái ấm gia đình: Vợ đẹp - con khôn - nhà ngói - cây mít, yên phận sống như phần đông viên chức thời ấy. Nhưng là một người yêu nước vĩ đại, Nguyễn Tất Thành không chấp nhận cuộc sống ấy.
Để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đó là: Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Tôi từng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động của bộ đội bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vậy mà, trong cuộc trò chuyện với Đại tá Đinh Quốc Hùng, Bí thư Đảng ủy Đoàn 969, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (BTL Bảo vệ Lăng) lần này, lại có nhiều câu chuyện mới được tiết lộ...
Nhìn một cách vừa cụ thể nhất, vừa khái quát nhất, lịch sử loài người là lịch sử của các quan hệ qua lại của con người với thiên nhiên, với xã hội, với cộng đồng và với chính mình. Cùng với tiến trình lịch sử, các quan hệ đó là vô cùng đa dạng, muôn màu muôn vẻ và không có kết thúc. Quan hệ qua lại đó, ở dạng cụ thể nhất, có thể "nhìn thấy" được là sự ứng xử.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã hai lần bị kẻ thù bắt được. Cả hai lần tính mạng của Người đều bị đe dọa nghiêm trọng, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh, dường như chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Lần thứ nhất, Người bị cảnh sát Anh bắt ngày 6/6/1931. Lần thứ 2, Người bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt ở Liễu Châu. Cả 2 lần Người đều thoát hiểm một cách “kỳ lạ”.
Trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; người làm rạng rỡ non sông, đất nước.
Công điện nêu rõ, một số địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19. Các địa phương khác cũng áp dụng các biện pháp kiểm soát người về từ vùng dịch. Tuy nhiên, một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.
Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc
Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng, Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành bắt đầu hải trình tìm đường cứu nước bằng công việc phụ bếp. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; mà còn tạo nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, mốc son vàng của lịch sử dân tộc.
Sáng 5-6, nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2021), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn và Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh: Từ Bến cảng Nhà Rồng đến Quảng trường Ba Đình lịch sử”.
Văn hóa là một phạm trù vô cùng rộng lớn, bao trùm lên các vấn đề thuộc về giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử; đời sống tinh thần của con người; tri thức khoa học, trình độ học vấn; lối sống cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh.