Tin tổng hợp
Hình ảnh và tấm gương sáng ngời của Bác luôn được các văn nghệ sỹ khắc ghi trên suốt chặng đường cống hiến cho nghệ thuật.
Có một giá trị căn cốt của minh triết mọi nơi và mọi thời: Nói đi đôi với làm". Đây là giá trị của những giá trị: Không có nó, tất cả những giá trị khác khó mà bền vững và dù cao siêu, tốt đẹp đến đâu, dễ trở thành "nói suông", tức là số không. "Nói đi đôi với làm" là một giá trị hằng hữu của minh triết Hồ Chí Minh.
Khoảng tháng 5 năm 1928, tôi vừa đi chợ về được biết người Mường có thư vào. Cậu Hy được cử ra đón khách. Ngay hôm đó, ông Võ Tòng đến từng nhà thông báo cặn kẽ: “Tối nay, ai cũng phải đi họp”. Gặp người thân ông Võ Tòng còn giới thiệu thêm: “Ông này là cán bộ cách mạng đi làm việc, đến đây thăm ta!”. Được sự giới thiệu trước của ông Sáu là tên thường của ông Võ Tòng, ai cũng náo nức mong cho chóng tối để đi nghe nói chuyện.
Sự bình thường ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, thể hiện trong từng việc nhỏ. Như phù sa bồi đắp, qua tháng qua năm, những việc nhỏ dần hình thành nên một phong cách, một lối sống, một mẫu mực về đạo đức cách mạng, và trở thành điều lớn lao, thành tài sản quý báu của dân tộc.
Một trong những cống hiến đặc sắc của Hồ Chí Minh cả mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề Đảng là Người đã kết hợp một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính tiền phong, tính trí tuệ, tính đạo đức và tính quần chúng trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và rèn luyện đảng viên. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, một nước thuộc địa, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước".
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tên khai sinh là Nguyễn Đức Cúc, vẫn quen gọi là Nguyễn Văn Cúc và sau này lấy bí danh Mười Cúc khi ở hoạt động ở miền Nam, sinh ngày 1-7-1915, quê ở xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình công chức nghèo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn quốc tế. Chính vì vậy, nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ trong và ngoài nước bắt nguồn cảm hứng sáng tạo từ hình tượng của Người và hầu hết các tác phẩm viết về Bác đều có sức sống lâu bền cùng năm tháng.
Những năm 1937-1938, tôi ở Xì Xuyên, tức Chỉ Thôn – một ga nhỏ trên đường sắt của Công ty Việt Điền. Lần đầu tiên gặp Bác, tôi không thể nào ngờ rằng. Bác là một vị Lãnh tụ vĩ đại. Hôm ấy, tôi đang cắt tóc cho một khách hàng thì thấy bên kia đường có hai người đứng ngó sang. Đó chính là đồng chí Lý (tức anh Phùng Chí Kiên).