Tin tổng hợp
Sau gần 10 năm làm bồi tàu, thủy thủ cho các hãng vận tải đường biển của Pháp, anh Nguyễn đã có thể nói tiếng Pháp thành thạo. Nhưng con đường từ nói đến viết về những vấn đề lý luận chính trị - xã hội phức tạp vẫn còn một chặng gian nan nữa phải vượt qua để có một vốn từ vựng, thuật ngữ chuyên môn phong phú; một năng lực tư duy, diễn đạt trong sáng kiểu Pháp, sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị hiếu phương Tây và trình độ độc giả Pháp.
Trong thời kỳ chiến tranh, những nhà báo nước ngoài khi tới Việt Nam, ai cũng mong một lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số đó phải kể đến 3 nhà báo may mắn được làm việc cùng Người và họ đã có những kỷ niệm thật sâu sắc.
“A lô! Khu F thông báo”
“A lô! Dưới đây là bản thông báo đầu tiên trong đợt đồng khởi ở trại I Côn Đảo, phát thanh ngày 2 lần, sáng 5 giờ 30 phút, tối 9 giờ, phòng 7, trại I, chúng tôi xin thông báo”.
Báo chí là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là một bộ phận của đời sống tinh thần của con người, của một dân tộc, có tác động mạnh mẽ đối với xã hội. Lịch sử báo chí cũng là một bộ phận của lịch sử xã hội, do vậy, muốn đánh giá lịch sử một nền báo chí cần tìm đến nguồn gốc ra đời của nền báo chí ấy.
“Cụ Hồ nhìn xa chiến lược phát triển của Đảng, của đất nước sau đó mới lắp những người đáp ứng được yêu cầu, phù hợp quãng thời gian đó…” - GS. Mạch Quang Thắng, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân tích trong cuộc trò chuyện với PV Dân trí.
Vi Thị Hoá, cô gái Thái vùng Tây Bắc thủơ nào, nay đã hơn 80 tuổi, đã kém minh mẫn, nhưng khi kể lại quãng đời hơn 50 năm chiến đấu, công tác, đôi mắt cụ vẫn bừng sáng: “Ba lần được gặp Bác là niềm vinh dự của đời tôi”.
Cuối năm 2003, trong chương trình “trao đổi học giả” giữa Viện Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) với Đại học Ulster, tại Ben-phát (Belfast), Bắc Ai-len, Vương quốc Anh, tôi có dịp tới thăm và trao đổi về chủ đề nhân quyền với một số giáo sư của trường và được mời giảng bài về quyền con người ở Việt Nam cho một lớp sinh viên.
Năm 1945, khi tôi còn ở Cao Bằng, Bác gọi cho tôi và anh Dương Đức Hiền đến cử chúng tôi đến gặp hai người Pháp tuyên bố là người của Phái bộ Đờ Gôn ỏ Côn Minh đến xin gặp ta. Chúng tôi hỏi xin Bác chỉ thị cụ thể cho cuộc gặp này.