Thứ sáu, 20/12/2024

Tin tổng hợp

hoa-sy-ve-aHọa sĩ Trường Sinh, 79 tuổi, sinh ra và lớn lên tại quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông thể hiện năng khiếu hội họa từ năm lên 5 tuổi, thế nhưng chỉ đến sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ông mới quyết định trở thành một họa sĩ thực thụ, năm đó ông 11 tuổi.

Ðồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979) là một trong những tấm gương tiêu biểu hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người học trò, và cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin trích giới thiệu cùng bạn đọc Hồi ký của đồng chí Nguyễn Lương Bằng về sự kiện thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc để lãnh đạo Tổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.

ky niem 68 namCách mạng Tháng Tám là bước ngoặt trọng đại trong tiến trình lịch sử nước nhà. Một chân trời mới mở ra với nền Cộng hòa non trẻ. Đứng đầu Nhà nước này là một vị Chủ tịch giàu cốt cách gánh vác, dường như ở đây đã có sự chuẩn bị mang ý nghĩa cơ trời vận đất.

Vu Ky bNăm 1968, trước khi đi Hội nghị Pa-ri, đồng chí Xuân Thủy gọi ông Vũ Kỳ là “tiểu đồng” của Bác Hồ. Tôi cứ nghĩ đời mình thật may mắn, hạnh phúc vì nhiều năm được gần gũi, làm được chút việc, học được nhiều điều từ một con người tận tụy, mẫu mực như ông Vũ Kỳ mà cuộc đời 85 năm có tới 60 năm phục vụ Bác và chăm lo phát huy tinh hoa di sản của Người cho các thế hệ mai sau.

Bai noi tai hoi nghi tuyen giao mien nuiVới cán bộ tuyên truyền, Hồ Chí Minh yêu cầu “cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng ở đấy” để có thể gần gũi, lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào. 

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền, rồi lần lượt đến các tỉnh khác trong cả nước. Cuối tháng 8 năm 1945, Thường vụ Trung ương quyết định đưa Bác về Thủ đô Hà Nội để lãnh đạo, giữ vững và củng cố chính quyền non trẻ. Lúc ấy, Bác ốm và rất gầy. Chúng tôi mua ít tim gan nấu cháo cho Bác. Nhưng có thể do không may mua phải tim của lợn gạo nên Bác lại lên cơn sốt cao.

trai-tim-chan-thatÐến xã Thạch Ngàn (Con Cuông, Nghệ An) hỏi tên Mộ Lục (ông Lục), bất kể người già hay trẻ đều biết và rất tự hào về người con của dân tộc Thái, vừa giỏi văn hóa - văn nghệ vừa giỏi vận động bà con biết nghe theo Ðảng xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Nếu ai đó hỏi, vì sao ông làm được như vậy? ông Lục trả lời ngay: "Vì Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi...".

bac-sy-pham-ngoc-thach-bNgày 2/9/1945, nhân dân Nam Bộ kéo về Quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập từ Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Cũng trong buổi ngày hôm đó, vị bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt Chính phủ tuyên thệ trước quốc dân: “Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam”. Hình ảnh của vị Bộ trưởng Y tế khi đó vẫn luôn được nhân dân ta trân trọng, nhớ mãi!