Tin tổng hợp
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tấm lòng trân trọng, mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha về Hà Nội, với Hà Nội.
Tình cảm và cách dùng người tài của Bác Hồ nói chung, trong đó có lớp nhân sĩ trí thức của Thủ đô Hà Nội nói riêng trong cuộc kháng chiến vĩ đại là một tư tưởng nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Người...
Tuy miền Bắc lúc đó còn đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật của cán bộ ta còn nhiều hạn chế, lực lượng công nhân lành nghề chưa đủ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định chắc chắn rằng: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn. Nhưng Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”.
Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ "Thủ đô gió ngàn" Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước.
Tháng 8 năm 1945, từ Tân Trào về Hà Nội được hai ngày, trong khi bận biết bao nhiêu việc lớn, Bác đã cho gọi tôi và đồng chí Khuất Duy Tiến lên nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác viết bản Tuyên ngôn Ðộc lập lịch sử.
Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng ở nước ngoài khoảng 30 năm. Năm 1941, Người về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông là vị tướng hiện thân của những phẩm cách cao quý "Trí, Tín, Dũng, Nhân, Liêm, Trung" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dạy, thể hiện rõ trong suốt cuộc đời cầm quân đấu trí, đấu lực suốt hai cuộc trường trinh vĩ đại chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc.
Ông Hoàng Tùng, người có gần 25 năm được làm việc gần Bác, kể: Ngày 24-8-1945, Bác từ Tân Trào về làng Phú Xá. Đình làng cạnh đê bất lợi, ông đưa Bác vào nhà bà Chánh Tổng Luân làng Gạ (Phú Gia) ở sâu trong đê kín đáo hơn. Đêm ngủ, ông Trần Đăng Ninh mời Bác nằm trên sập gỗ ở gian giữa.