Tin tổng hợp
Trên những đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa, những nét văn hóa các miền quê ngày càng phong phú, đặc sắc. Sự đồng cam cộng khổ, đoàn kết thương yêu, chia ngọt sẻ bùi của quân dân huyện đảo đã trở thành điểm tựa cho quân dân Trường Sa luôn ngời sáng niềm tin, quyết tâm xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quê hương...
Gần 23 năm qua, ông Hoàng Nghĩa Tạc, ngụ huyện Củ Chi, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh lặng lẽ gửi tặng sách Đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho những tấm gương người tốt, việc tốt trên khắp cả nước mà ông biết. Ông nguyện dành cả phần đời còn lại để thực hiện một điều “mong” của Bác viết trong tác phẩm này là “Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành Đời sống mới. Như thế, nhất định chúng ta sẽ tiến bộ lớn”.
Nhà báo, nhà thơ, dịch giả văn học Franz Faber, người đã gắn bó với Việt Nam trong suốt sáu thập kỷ qua, không còn nữa! Ông đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 96, để lại biết bao thương tiếc trong lòng người thân, đồng nghiệp, bạn bè trên hai đất nước Đức và Việt Nam.
Đầu năm 1945, thời kì tiền khởi nghĩa, nhiều tờ báo cách mạng giới thiệu lai lịch, ý nghĩa biểu trưng của “Cờ đỏ sao vàng”, lá cờ yêu quý thiêng liêng của Tổ quốc.
Người cháu rất kính yêu của Bác - Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).
Tôi có nhiều năm gần gũi, làm việc với luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Ông là người được sang Pháp học từ năm 13 tuổi và đã học Luật ở Đại học Aix-en-Provence, một thành phố êm đềm gần cảng Marseille. Ông ở Pháp hàng chục năm của thập niên thứ hai, thứ ba của thế kỷ trước nhưng là người luôn giữ tính dân tộc, không lấy vợ Pháp và không vào quốc tịch Pháp. Khi biết tôi nghiên cứu để viết về Bác Hồ, luật sư Nguyễn Hữu Thọ giới thiệu với tôi một người bạn trẻ của ông, đó là chị Công Thị Nghĩa đang ở Pháp.
Ông tên là Đỗ Thanh Hiến, Trung tá đặc công, thương binh nặng hạng 2/4, hiện ở tại nhà số 073, phố Ngô Quyền, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Sinh năm 1948, quê ở xã Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định, người cựu chiến binh này đã hai lần được gặp Bác Hồ và có một quãng đời chiến đấu hào hùng như huyền thoại.
Trong sự nghiệp cầm bút, cầm máy của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Vượng, nguyên phóng viên Báo Vùng Mỏ và Báo Quảng Ninh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời làm báo của ông là sự kiện Bác Hồ về thăm đất mỏ ngày Mồng Một Tết Ất Tỵ (1965) và nâng trên tay hòn than thứ 4 triệu tấn.