Tin tổng hợp
Trên chuyến tàu HQ-571 đưa thân nhân ra thăm cán bộ, chiến sĩ ở cụm đảo phía Nam, hiện diện một nhân vật đặc biệt: Một phóng viên ảnh ra Trường Sa tới lần thứ 4. Người đàn ông 53 tuổi này được những người lính Hải quân Vùng 4 coi như người nhà, bởi những đóng góp cần mẫn và cả sự hy sinh thầm lặng của ông đối với Trường Sa. Ông đang thực hiện nốt những cú bấm máy cuối cùng, để một bộ sách ảnh chưa từng có, chi tiết và chân thực nhất về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc… sớm được ra mắt.
Trong những kỷ niệm của Bác Hồ với công nhân Việt Nam, bức ảnh “Bác để lại bức vẽ lịch sử” trên chiếc bình sứ Hải Dương, có vị trí đặc biệt. Trong ảnh, một nữ công nhân trẻ cầm chiếc bình để Bác vẽ, xung quanh là các cán bộ, công nhân Nhà máy Sứ Hải Dương háo hức dõi theo từng nét bút của Bác…
Trong các chuyến công tác ở vùng biên giới Việt - Lào, chúng tôi đã góp nhặt được những câu chuyện xúc động về tình cảm của nhân dân Lào - Việt đối với Bác Hồ kính yêu.
Đứng bên kia sườn dốc cuộc đời, người anh hùng Sơn Ton một thời tóc đã ngả bạc, gói ghém những tháng ngày oanh liệt trong trí nhớ minh mẫn hiếm có ở tuổi 80. Sống lặng lẽ những ngày hưu trí, chất anh hùng của ông vẫn nằm lại trong những trang sách sử.
Hằng năm, vào cữ cuối mùa biển lặng, đều đặn có những chuyến tàu vô cùng đặc biệt cưỡi sóng tiến ra Trường Sa. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân Ủy Trung ương và Quân chủng Hải quân, những chuyến tàu này mang nhiệm vụ chính trị và sứ mệnh nhân văn cao cả: Đưa thân nhân trong đất liền ra thăm các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Đã từ lâu, tháng 7 được coi là tháng tri ân. Giữa cái nắng chang chang của đất và trời Quảng Trị, hàng vạn người trong cả nước vẫn trở về đây thăm viếng, thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống mảnh đất này.
Câu chuyện cụ Ích kể đã bảng lảng màu sương khói thời gian nhưng vẫn ngời lên vẹn nguyên lòng kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc.
Những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân cống hiến trên chiến trường, cho quê hương, đất nước. Trở về với đời thường khi sức khỏe yếu, tuổi xuân không còn. Gần bước sang tuổi 60, nhưng vẫn phải lăn lộn với gánh nặng mưu sinh, lại thêm trên dưới 3 lần lên bàn mổ vì căn bệnh thận quái ác. Tất cả những nhọc nhằn, gian khổ ấy vẫn không làm mất đi nụ cười rạng rỡ trong đôi mắt bà, nữ thanh niên xung phong Trịnh Thị Chính.