Tin tổng hợp
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 10 km về phía Tây, có một Trang trại du lịch sinh thái được nhiều người tìm đến và bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của nó. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Phạm Công Cường - thương binh hạng ¼ mất sức 83%. Tuy là thương binh nặng, nhưng anh Cường vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”.
Đầu năm 1973, trong một lần về Xiêng Khoảng, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản đến thăm Đại đội nữ cối 120mm duy nhất của Quân đội giải phóng nhân dân Lào đã khen ngợi: “Nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần dũng cảm của chị em phụ nữ Lào của chúng ta, trong đó có các con, cháu ở đây đã phát huy và giữ vững truyền thống anh hùng, không chịu khuất phục, các chị em phải giữ gìn truyền thống đó mãi mãi sau này”.
Lợi dụng mùa mưa và khai thác triệt để những khó khăn trong mùa mưa của ta. Vì vậy, địch tiếp tục ý đồ đánh chiếm Cánh đồng Chum. Sau đợt tấn công thứ nhất bị thất bại, địch tạm dừng để điều chỉnh chiến thuật và tăng cường lực lượng, phương tiện chiến đấu, nhằm chuẩn bị cho cuộc tiến công mới. Lần này địch lấy hướng Tây làm hướng tiến công chủ yếu. Dựa vào bàn đạp Phu Thông do GM 22 chiếm giữ, địch tăng cường thêm GM 30, một tiểu đoàn Thái Lan BC 619 đánh vào Phu Keng, Phu Seo, đồi 5 mỏm.
8 giờ sáng 21-5-1972, khi bầu trời vẫn còn u ám, mưa rơi nặng hạt, nhưng quân địch đã dùng không quân và pháo binh đánh phá dữ dội các điểm trọng yếu ở khu trung gian và trên trục đường từ khu trung gian vào Cánh đồng Chum, đòn đánh phủ đầu này để đánh dấu sự mở đầu tiến công của địch vào hệ thống phòng ngự Chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Trong lịch sử chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 11 năm 1972) là lần đầu tiên các đơn vị bộ đội ta liên minh chiến đấu với lực lượng vũ trang Pa-thét Lào tổ chức phòng ngự ở quy mô cấp chiến dịch hoàn chỉnh và đã giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của ngụy quân Lào và lính đánh thuê, được không quân Mỹ yểm trợ.
Nhằm cung cấp những thông tin chính, những tư liệu lịch sử phục vụ Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”, cung cấp cho bạn đọc biên niên sự kiện lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quan hệ đặc biệt. Mối quan hệ đặc biệt ấy phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, hai dân tộc láng giềng anh em Lào và Việt Nam cùng chung một kẻ thù và có chung một nguyện vọng thiết tha là sống trong hòa bình, độc lập và hữu nghị. Xét về lịch sử, Lào và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, cùng sống trong một khu vực, cùng chung dãy núi Trường Sơn, cùng uống nước một dòng sông. Hai dân tộc Lào và Việt Nam nương nhờ vào nhau, giúp đỡ nhau như hai anh em ruột. Mối quan hệ láng giềng anh em đó bao giờ cũng thiết tha tình nghĩa và trong sáng tạo thành truyền thống quý báu, tạo thành sức mạnh và là nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi của hai nước Lào và Việt Nam, điều này được các nhà lãnh đạo hai nước đánh giá và khẳng định.