Tin tổng hợp

bac hoGiáp Ngọ 1954, sáu mươi năm về trước, quân và dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu.

bh-goi-bqllang.gov.vnMấy thập niên giữa thế kỷ hai mươi, người dân Việt Nam ta, trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi dịp Tết Nguyên đán có một niềm hạnh phúc lớn là được nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ. Chỉ được nghe thôi, chứ không thể thấy hình ảnh Bác bởi thời đó ở nước ta chưa có vô tuyến truyền hình, thế nhưng qua giọng nói ấm áp của Bác, người dân hiểu được sức khỏe của vị Chủ tịch mình hết lòng kính yêu.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là “vị anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”(1). Đó là đánh giá của Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người, 19-5-1990.

 

 

Ngoài những thư và thơ chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đầu Xuân Bác Hồ thường khai bút bằng những bài báo với nhiều bút danh khác nhau, khi thì C.B, T. Lan hoặc Trần Lực (T.L). Thường mỗi Tết, Bác viết từ một đến hai bài báo. Đặc biệt Tết năm 1960, Bác viết tới 4 bài báo. Chủ đề Bác viết rất phong phú, bài viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Có bài Bác viết tố cáo kẻ thù xâm lược bị nhân dân lên án như “Mỹ không mừng Xuân” (T.L 1961).

 

 

Mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta ai cũng thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam? Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người?

 

 

Mùa Xuân đã về, đất nước con người đang bước sang một năm mới 2014 với nhiều cơ hội và thách thức mới. Những ngày này, chúng ta lại nhớ đến vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Với tấm lòng của mình, Tri thức Thời đại xin được cùng với bạn đọc ôn lại những kỷ niệm về Người. Để những biểu tượng về Người, mãi sáng trong và vững bền trong tâm thức mỗi người Việt Nam.

 

 

Đất nước bị xâm lăng, Bác phải xa Tổ quốc 30 năm ròng tìm đường cứu nước. Ba mươi năm ấy Bác đón Tết ở nơi đất khách, quê người.

 

 

Mùa Xuân giữ vị trí quan trọng và đã trở thành một hình tượng xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo ở vị lãnh tụ kính yêu - nhà thi sĩ lớn của dân tộc Việt Nam: Rất cổ điển mà vô cùng hiện đại.