Tin tổng hợp
Nữ giới thường chiếm đến phân nửa số dân của một quốc gia. Nước Việt Nam từ xưa trồng lúa nước và làm thủ công, lao động chân tay là chính nên việc xây dựng kinh tế nước nhà cũng như tham gia đánh giặc giữ nước, phụ nữ có đóng góp rất lớn. Bác Hồ nhận thức rất sâu sắc điều này nên từ buổi đầu cách mạng, lúc lãnh đạo Chính phủ, mãi đến cuối đời Bác luôn luôn dành cho nữ giới tấm lòng trân trọng, yêu thương.
Làm bàn thờ Tổ quốc và treo ảnh Bác Hồ được hội viên Hội Cựu chiến binh xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện từ nhiều năm nay. Trong mỗi ngôi nhà hội viên, ngoài bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Bác Hồ cũng được nhang khói cẩn thận, chu đáo, thể hiện sự tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Hồ Thanh Xoa, sinh năm 1938, dân tộc Tà Ôi, ở làng văn hóa Quảng Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông là một trong những đảng viên gương mẫu trong mọi công việc, là một điển hình trong Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ông là Đào Thông (60 tuổi) ở thôn Sa Động, Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình). Bộ sưu tập những tư liệu, bài viết, hình ảnh về Bác Hồ của ông hiện có hơn 3.000 tư liệu. Bộ sưu tập về Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện có trên 1.000 ảnh và tư liệu. Ngoài ra, ông còn có gần 1.000 con tem sưu tầm từ những năm 1968 đủ các thể loại…
Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, lại nhớ Xuân Canh Ngọ 1930, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở trang sử mới chói lọi của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ là một nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ… mà còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người chỉ đạo đường lối chiến lược, sách lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước, lại vừa trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao, nhằm từng bước kiến tạo và mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường “thế và lực” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ngành ngoại giao nước ta lên một tầm cao mới.
Nông Thị Trưng là tên do “Chú Thu” (bí danh của Bác Hồ khi về nước hoạt động ở Cao Bằng) đặt năm 1941. Tên thật của Nông Thị Trưng là Nông Thị Bảy, dân tộc Tày, sinh năm 1920, quê xã Phú Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Căn nhà tình nghĩa cấp 4 nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở khóm 6, phường 9, thành phố Cà Mau của anh thương binh 3/4 Đỗ Lê Huy có rất nhiều hình ảnh, sách, báo nói về Bác Hồ kính yêu. Đó là tài sản vô giá được anh bỏ công sưu tập từ hơn 20 năm qua.